Đề bài : Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của A. Lin- Côn : “Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử”
(Theo Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).
(Câu II- 3đ- Đề Tuyển sinh Đại học 2009, Khối C).
Thang đáp án:
1. Giải thích ý kiến (0.5đ):
- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin- côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.
- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.
2. Bàn luận về trung thực trong thi cử và trong cuộc sống (2.0đ):
- Trong khi thi (1.0đ):
+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất (0.5đ).
+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù thi rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả. (0.5đ).
- Trong cuộc sống (1.0đ):
+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý. (0.5đ).
+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội. (0.5đ).
3. Bài học nhận thức và hành động (0.5đ):
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực mà hành động cụ thể lúc này là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến tron xã hội.
------------------------------------
• GỢI Ý LÀM BÀI:
Trong thư gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A.Lin- côn viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi”. Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin- côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người. Đó là đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.
Xét ở khía cạnh thứ nhất của câu nói, trung thực trong khi thi tức là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Điều này trái với gian lận trong thi cử tức là làm mọi cách để thi đỗ bằng được mà không cần thực chất.
Người trung thực phải biết rõ: Trung thực trong khi thi, dù bị rớt, vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực vẫn là quan trọng hơn cả. Tại sao vậy?
Thi cử là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá đúng, đánh giá chính xác kiến thức cũng như năng lực của một học sinh, tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội hiện nay: ngồi nhầm lớp, học giả- bằng thật,… Trung thực trong học tập và thi cử sẽ giúp phản ánh đúng kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận đúng năng lực của mình. Từ đó, học sinh sẽ có hướng phấn đấu tích cực để khắc phục tình trạng của mình.
Đối với xã hội, thiếu trung thực trong học tập và thi cử là một việc làm khó có thể chấp nhận được. Vấn đề sẽ như thế nào nếu tất cả học sinh đều thiếu trung thực trong học tập và thi cử? Ra trường, đi làm, những học sinh đó sẽ ôm theo những tấm bằng đỏ chói, cao quý nhưng thực chất kiến thức lại vô cùng hạn hẹp, đầu óc lại rỗng tuyếch…. Vậy, vấn đề “Vinh dự” trong câu nói của A. Lin- côn là gì trong khi nhiều thí sinh đã rất vênh vang nhờ gian lận trong thi cử mà được bằng nọ, cấp kia, còn nhiều “cô chiêu, cậu tú” lại rất buồn bã, thậm chí đánh mất niềm tin ở cả chính mình khi không đỗ đạt chỉ vì quá trung thực trong khi thi. Theo A. Lin- côn, “vinh dự” ở đây chính là sự chiến thắng bản thân mình. Ở đâu đó, người ta nói: Chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất. Một học viên lái xe sẽ gây tai nạn nếu học hành chểnh mảng và thiếu trung thực trong cuộc thi lấy bằng lái. Một sinh viên ý khoa sẽ cho bệnh nhân uống nhầm thuốc nếu cũng học hành chểnh mảng mà vẫn ra trường với bằng bác sĩ loại ưu. Một sĩ quan quân đội sẽ “ăn đạn” nếu không trung thực rèn luyện nghiêm túc trong trường quân sự…Cái “vinh dự” theo A. Lin- côn nói còn là “nhân cách” của một con người. Con người ấy, thí sinh ấy có thể thi rớt vì trung thực nhưng còn giữ lại được nhân cách, giữ lại được niềm tin ở cuộc đời. Trái lại, con người ấy, thí sinh ấy sẽ bị bôi mờ về nhân cách. Nhục nhã biết bao khi nhân cách bị bôi mờ! Một người khác vu oan cho ta, đổ tội cho ta, bôi nhọ ta, ta đã không chịu nổi, huống hồ tự ta lại bôi nhọ mình, sỉ nhục mình chỉ vì thiếu trung thực trong thi cử.
Nhưng ý nghĩa câu nói của A. Lin- côn chưa dừng lại ở đó. Lời ấy còn nhắc chúng ta phải trung thực trong cuộc sống. Tức là, trong cuộc sống, ta phải coi trong thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kỳ mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý.
Ngược lại, thiếu trung thực trong cuộc sống là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng không trung thực sẽ mất nhân cách (như đã nói ở trên) và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội. Một sự thiếu trung thực trong việc xử lý nước thải của Công ty Bột ngọt VEDAN đã gây thiệt hại biết bao nhiêu cho đời sống, kinh tế, sức khỏe, môi trường,… của người dân hai bên bờ sông Thị Vải (Đồng Nai). Một sự thiếu trung thực trong sản xuất sữa bột ở Trung Quốc đã khiến cho biết bao trẻ em vô tội mang bệnh suốt đời, thậm chí là tử vong. Một sự thiếu trung thực nhỏ trong xây dựng cũng có thể gây ra gẫy sập cả một công trình kiến trúc lớn. Một sự thiếu trung thực trong thông tin tình báo có thể là mầm mống của một cuộc chiến tranh lớn khiến “thây chất thành núi, máu chảy thành sông”…Hậu quả của việc thiếu trung thực gây ra trong cuộc sống thật không thể lường hết được!
Tuy nhiên, trong cuộc sống này, cái gì cũng có tính tương đối của nó. Không phải lúc nào ta cũng trung thực một cách cứng nhắc. Bởi vì, có những lúc, sự trung thực của ta có thể gây ra bất lợi cho người khác, cho số đông, cho tập thể. Một người mẹ dối con về bệnh tật nguy kịch của mình để con có tâm lý tốt bước vào kỳ thi là điều có lợi hay có hại? Một bác sĩ giấu bệnh nhân tình trạng “gần đất xa trời” để anh ta sống nốt quãng đời ngắn ngủi còn lại trong vui vẻ là có lợi hay có hại? Một Hạ Thiên (trong phim “Nghĩa nặng tình thâm”) giấu Thượng Mẫn (người yêu) tình trạng sắp chết của mình đễ Mẫn rời xa anh, đi tìm một tình yêu mới là có lợi hay có hại? Ta thử nghĩ xem, vì sao Pu- skin lại viết: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” (Tôi yêu em)? Hóa ra, trong cuộc sống này, đôi khi, thiếu trung thực cũng là một vẻ đẹp, một tấm lòng cao thượng.
Nhưng nói gì thì nói, trung thực vẫn là một đức tính quan trọng mà mỗi người cần có và phải có. Trung thực làm nên nhân cách. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt, ta vẫn cần phải sống cho trung thực. Có như thế, ta mới có thể ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy thanh thản ở cõi lòng. Làm người, ta cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực. Làm người đi học, ta cần trung đặc biệt trong thi cử để đánh giá được đúng năng lực của ta. Suy cho cùng, câu nói của A. Lin- côn là một bài học làm lòng quý giá cho mỗi chúng ta.
(Theo Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).
(Câu II- 3đ- Đề Tuyển sinh Đại học 2009, Khối C).
Thang đáp án:
1. Giải thích ý kiến (0.5đ):
- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin- côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.
- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.
2. Bàn luận về trung thực trong thi cử và trong cuộc sống (2.0đ):
- Trong khi thi (1.0đ):
+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất (0.5đ).
+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù thi rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả. (0.5đ).
- Trong cuộc sống (1.0đ):
+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý. (0.5đ).
+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội. (0.5đ).
3. Bài học nhận thức và hành động (0.5đ):
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực mà hành động cụ thể lúc này là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến tron xã hội.
------------------------------------
• GỢI Ý LÀM BÀI:
Trong thư gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A.Lin- côn viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi”. Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin- côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người. Đó là đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.
Xét ở khía cạnh thứ nhất của câu nói, trung thực trong khi thi tức là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Điều này trái với gian lận trong thi cử tức là làm mọi cách để thi đỗ bằng được mà không cần thực chất.
Người trung thực phải biết rõ: Trung thực trong khi thi, dù bị rớt, vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực vẫn là quan trọng hơn cả. Tại sao vậy?
Thi cử là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá đúng, đánh giá chính xác kiến thức cũng như năng lực của một học sinh, tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội hiện nay: ngồi nhầm lớp, học giả- bằng thật,… Trung thực trong học tập và thi cử sẽ giúp phản ánh đúng kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận đúng năng lực của mình. Từ đó, học sinh sẽ có hướng phấn đấu tích cực để khắc phục tình trạng của mình.
Đối với xã hội, thiếu trung thực trong học tập và thi cử là một việc làm khó có thể chấp nhận được. Vấn đề sẽ như thế nào nếu tất cả học sinh đều thiếu trung thực trong học tập và thi cử? Ra trường, đi làm, những học sinh đó sẽ ôm theo những tấm bằng đỏ chói, cao quý nhưng thực chất kiến thức lại vô cùng hạn hẹp, đầu óc lại rỗng tuyếch…. Vậy, vấn đề “Vinh dự” trong câu nói của A. Lin- côn là gì trong khi nhiều thí sinh đã rất vênh vang nhờ gian lận trong thi cử mà được bằng nọ, cấp kia, còn nhiều “cô chiêu, cậu tú” lại rất buồn bã, thậm chí đánh mất niềm tin ở cả chính mình khi không đỗ đạt chỉ vì quá trung thực trong khi thi. Theo A. Lin- côn, “vinh dự” ở đây chính là sự chiến thắng bản thân mình. Ở đâu đó, người ta nói: Chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất. Một học viên lái xe sẽ gây tai nạn nếu học hành chểnh mảng và thiếu trung thực trong cuộc thi lấy bằng lái. Một sinh viên ý khoa sẽ cho bệnh nhân uống nhầm thuốc nếu cũng học hành chểnh mảng mà vẫn ra trường với bằng bác sĩ loại ưu. Một sĩ quan quân đội sẽ “ăn đạn” nếu không trung thực rèn luyện nghiêm túc trong trường quân sự…Cái “vinh dự” theo A. Lin- côn nói còn là “nhân cách” của một con người. Con người ấy, thí sinh ấy có thể thi rớt vì trung thực nhưng còn giữ lại được nhân cách, giữ lại được niềm tin ở cuộc đời. Trái lại, con người ấy, thí sinh ấy sẽ bị bôi mờ về nhân cách. Nhục nhã biết bao khi nhân cách bị bôi mờ! Một người khác vu oan cho ta, đổ tội cho ta, bôi nhọ ta, ta đã không chịu nổi, huống hồ tự ta lại bôi nhọ mình, sỉ nhục mình chỉ vì thiếu trung thực trong thi cử.
Nhưng ý nghĩa câu nói của A. Lin- côn chưa dừng lại ở đó. Lời ấy còn nhắc chúng ta phải trung thực trong cuộc sống. Tức là, trong cuộc sống, ta phải coi trong thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kỳ mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý.
Ngược lại, thiếu trung thực trong cuộc sống là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng không trung thực sẽ mất nhân cách (như đã nói ở trên) và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội. Một sự thiếu trung thực trong việc xử lý nước thải của Công ty Bột ngọt VEDAN đã gây thiệt hại biết bao nhiêu cho đời sống, kinh tế, sức khỏe, môi trường,… của người dân hai bên bờ sông Thị Vải (Đồng Nai). Một sự thiếu trung thực trong sản xuất sữa bột ở Trung Quốc đã khiến cho biết bao trẻ em vô tội mang bệnh suốt đời, thậm chí là tử vong. Một sự thiếu trung thực nhỏ trong xây dựng cũng có thể gây ra gẫy sập cả một công trình kiến trúc lớn. Một sự thiếu trung thực trong thông tin tình báo có thể là mầm mống của một cuộc chiến tranh lớn khiến “thây chất thành núi, máu chảy thành sông”…Hậu quả của việc thiếu trung thực gây ra trong cuộc sống thật không thể lường hết được!
Tuy nhiên, trong cuộc sống này, cái gì cũng có tính tương đối của nó. Không phải lúc nào ta cũng trung thực một cách cứng nhắc. Bởi vì, có những lúc, sự trung thực của ta có thể gây ra bất lợi cho người khác, cho số đông, cho tập thể. Một người mẹ dối con về bệnh tật nguy kịch của mình để con có tâm lý tốt bước vào kỳ thi là điều có lợi hay có hại? Một bác sĩ giấu bệnh nhân tình trạng “gần đất xa trời” để anh ta sống nốt quãng đời ngắn ngủi còn lại trong vui vẻ là có lợi hay có hại? Một Hạ Thiên (trong phim “Nghĩa nặng tình thâm”) giấu Thượng Mẫn (người yêu) tình trạng sắp chết của mình đễ Mẫn rời xa anh, đi tìm một tình yêu mới là có lợi hay có hại? Ta thử nghĩ xem, vì sao Pu- skin lại viết: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” (Tôi yêu em)? Hóa ra, trong cuộc sống này, đôi khi, thiếu trung thực cũng là một vẻ đẹp, một tấm lòng cao thượng.
Nhưng nói gì thì nói, trung thực vẫn là một đức tính quan trọng mà mỗi người cần có và phải có. Trung thực làm nên nhân cách. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt, ta vẫn cần phải sống cho trung thực. Có như thế, ta mới có thể ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy thanh thản ở cõi lòng. Làm người, ta cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực. Làm người đi học, ta cần trung đặc biệt trong thi cử để đánh giá được đúng năng lực của ta. Suy cho cùng, câu nói của A. Lin- côn là một bài học làm lòng quý giá cho mỗi chúng ta.
Sơn Long, ngày 16/07/2009
Nguyễn Thanh Tùng.
nghiluanxahoi.blogpost.com
Nguyễn Thanh Tùng.
nghiluanxahoi.blogpost.com