ThuyenNhanXaXu
New member
- Xu
- 0
Trình bày sự phát triển của đại điền trang Latifundia và sự hình thành chế độ lệ nông ở Lamã. Tại sao nói người lệ nông là tiền thân của nông nô trung đại ở Tây Âu
a. Sự hình thành và phát triển của Latifundia
Sau những chiến thắng quân sự, lãnh thổ của Rôma không ngừng mở rộng cũng là lúc giới quý tộc, thương nhân bỏ tiền ra để mua về những vùng đất mênh mông và biến thành tài sản riêng của mình. Ngoài ra, bọn quý tộc còn dựa vào uy thế của mình để lấn chiếm ruộng đất công, đất tư hữu của dân nghèo, dân lưu tán, binh sĩ tử trận… Cuối cùng, họ có trong tay những vùng đất mênh mông. Trên cơ sở đó, các điền trang lớn hay đại trại – Latiphunđia xuất hiện.
Latiphunđia là sở hữu đất trồng của chủ nô, sức dụng sức lao động tập thể của nô lệ với phương thức sản xuất độc canh. Do vậy, muốn thiết lập Latiphunđia phải có 2 yếu tố: chế độ sở hữu ruộng đất lớn của tư nhân và có đầy đủ nô lệ thực thụ. Trong Latiphunđia thường trồng các loại cây như nho, oliu và có luôn xưởng chế biến dầu oliu, ép và làm rượu nho. Các Latiphunđia ở Nam Italia – nơi có những đồng cỏ trù phú lại chủ yều kinh doanh nghề chăn nuôi.
Nền kinh tế của Latiphunđia mang tính chất hai mặt khá rõ rệt (vừa khép vừa mở):
+ Đó là nền kinh tế nông nghiệp trong khuôn khổ của nền kinh tế tự nhiên, cung cấp đầy đủ nhu cầu của điền trang (mang tính khép kín)
+ Sản phẩm của nó lại gắn bó chặt chẽ với hoạt động thủ công nghiệp, thương mại trong khuôn khổ của nền kinh tế hàng hóa (mang tính mở rộng).
Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự hưng thịnh của các Latifundia
b. Sự ra đời và phát triển của chế độ lệ nông
các Latiphunđia chuyển sang trồng cây lương thực. Chủ nô không sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ mà giao trực tiếp cho nô lệ những mảnh ruộng nhỏ cùng với công cụ sản xuất để nô lệ tự tiến hành nền tiểu sản xuất của họ rồi nộp sản phẩm cho chủ nô. Lối bóc lột mới này vừa có lợi cho chủ, vừa có lợi cho người sản xuất, vừa kích thích hứng thú và khả năng lao động của họ để tạo ra năng suất lao động cao. Như vậy, đã xuất hiện một chế độ mới – chế độ lệ nông.
Xã hội xuất hiện tầng lớp mới – lệ nông. Thời kì đầu, lệ nông là những người tự do (có thể là nông dân có ruộng hoặc nô lệ được giải phóng), có quyền công dân, có thể đảm nhận những chức vụ tôn giáo hoặc là thành viên của các hội đồng địa phương. Mối quan hệ chủ nô – lệ nông chỉ là quan hệ về kinh tế. Canh tác ruộng của chủ nô, lệ nông thường phải nộp từ 1/3 đến ½ sản phẩm thu hoạch cho chủ nô và hàng năm thực hiện không công trên đất của chủ từ 6 đến 12 ngày công. Do đó, thân phận của lệ nông cũng được nâng cao hơn.
Tuy nhiên, từ thế kỉ III, thân phận của lệ nông bắt đầu thay đổi và ngày càng thấp kém hơn. Lệ nông là những người trực tiếp sản xuất và bị trói buộc vào ruộng đất của chủ, lệ thuộc chủ về thân phận. Thân phận lệ nông có tính chất thế tập, cha truyền con nối và hoàn toàn bị trói buộc vào ruộng đất. Họ không có quyền tự do tư hữu, không có quyền công dân. Không được quyền kết hôn với người tự do và hôn nhân giữa họ với nhau cũng không được luật pháp thừa nhận. Như vậy, thân phận của lệ nông của chẳng khá hơn nô lệ là bao. Tuy nhiên, họ lại được tự do tương đối trong sản xuất và được hưởng một phần thu hoạch. Vì thế, họ không còn là nô lệ nhưng cũng không là dân tự do, họ là tiền thân của “nông nô thời trung đại”