hoangphuong
New member
- Xu
- 110
TRÌNH BÀY QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BA TỔ CHỨC CỘNG SẢN Ở VIỆT NAM TRONG NĂM 1929
1. Hoàn cảnh ra đời
Phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1924 - 1927 phát triển mạnh mẽ. Cách mạng Trung Quốc phát triển với trung tâm là Công xã Quảng Châu và Nghị quyết của Đại hội V Quốc tế Cộng sản đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng nước ta.
Từ khi được hướng dẫn của các tổ chức cách mạng (Thanh niên, Tân việt, Công hội v.v...), phong trào công nhân ngày càng phát triển đã tiến lên tự giác, ý thức giai cấp, tính tổ chức và đoàn kết của giai cấp công nhân ngày càng cao. Đến năm 1929, phong trào công nhân, phong trào nông dân và các tầng lớp khác cũng đã phát triển, kết hợp thành một làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ trong đó giai cấp công nhân đã trở thành lực lượng tiên phong. Từ ba đòi hỏi phải có một chính đảng vô sản lãnh đạo.
2. Sự xuất hiện của ba tổ chức Cộng sản
* Sự thành lập ĐDCSĐ
+ Cuối tháng 3/1929, với sự nhạy cảm về chính trị, một số hội viên tiên tiến của HVNTNCM ở Bắc Kỳ đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên có 7 đảng viên. Chi bộ đã mở rộng cuộc vận động để thành lập một Đảng Cộng sản nhằm thay thế cho HVMTNCM.
+ Từ 1 đến 9 /5/1929, Đại hội lần thứ nhất của HVNCMTN họp ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản để thay thế cho HVNCMTN, ý kiến đó không được đại hội chấp nhận nên đoàn bỏ đại hội về nước.
+ Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp tại nhà số 312 Khâm Thiên (Hà Nội) thành lập ĐDCSĐ, thông qua tuyên ngôn. Điều lệ, ra báo Búa liềm và cử ra BCHTW của Đảng. Sự thành lập ĐDCSĐ đã thúc đẩy trực tiếp cho sự ra đời nhanh chóng của ANCSLĐ trong những tháng tiếp theo.
* Sự thành lập ANCSĐ
Sau khi ĐDCSĐ ra đời, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ HVNCMTN và Kỳ Bộ ở Nam Kỳ đã quyết định ANCSĐ tháng 7/1929. Đảng có một chi bộ hoạt động ở Trung Quốc và một chi bộ hoạt động ở Nam Kỳ. Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng. ANCSĐ đã tích cực vận động để hợp nhất với ĐDCSĐ, liên lạc với Quốc tế Cộng sản. Đảng cũng thúc đẩy mạnh cuộc vận động phát triển Đảng.
* Sự thành lập ĐDCSLĐ
Tổ chức Tân Việt có nguồn gốc từ hội Phục Việt (1925), đổi thành Hưng Nam (Tháng 11/1925), đổi thành VNCMĐ (7/1926), VNCMĐCH (7/1927), TVCMĐ (14/7/1928). Nhiều Đảng viên tiên tiến của Tân Biệt chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cách mạng vô sản đã tích cực vận động lập các chi bộ cộng sản. Tháng 9/1929, những người cộng sản trong Tân Việt công bố trước toàn thể đảng viên cùng những người lao động biết ĐDCSLĐ đã chính thức thành lập. ĐDCSLĐ lấy chủ nghĩa cộng sản làm nền tảng, lấy công nông binh làm đối tượng vận động, đấu tranh cho Đông Dương độc lập, xoá bỏ nạn người bóc lột người, xây dựng chế độ công nông chuyên chính, tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
3. Ý nghĩa lịch sử
+ Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 là sản phẩm rất yếu của lịch sử, là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.Nó chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc.
+ Đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát đến tự giác. Chuẩn bị những điều kiện tiến tới thành lập một chính Đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam.
(Sưu tầm)