Trình bày những nét chính về nhà thơ Nông Quốc Chấn và sự nghiệp văn thơ của ông
BÀI LÀM
Nhà thơ Nông Quốc Chấn tên thật là Nông Văn Quỳnh, sinh ngày 18 tháng 11 năm 1923, quê gốc ở xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn. Dân tộc Tày. Hội viên Bước Hội Nhà văn Việt Nam (1958).
Sớm giác ngộ cách mạng, ông hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám vẫn tiếp tục hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, tham gia công tác ở Tỉnh ủy tỉnh Bắc Cạn, phục vụ chiến dịch và bắt đầu hoạt động văn hóa văn nghệ. Sau 1945, nhà thơ Nông Quốc Chấn tham gia khu ủy Việt Bắc, là đại biểu Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật khu Việt Bắc, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn, ủy viên rồi Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc. Từ năm 1964 đến nay, nhà thơ Nông Quốc Chấn tiếp tục đảm nhận những trọng trách của Đảng và Nhà nước: Đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiêm Hiệu trưởng Đại học Văn hóa, Hiệu trưởng trường Viết văn Nguyễn Du, Chủ tịch Hội Văn hóa văn nghệ các dân tộc, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận.
Tác phẩm đã xuất bản:
Tập thơ: Tiếng ca người Việt Bắc – 1959; Người núi Hoa – 1961; Đèo gió – 1968; Bước chân Pắc Pó – 1971; Suối và biển – 1984.
Tiểu luận: Đường ta đi – 1970; Một vườn hoa nhiều hương sắc – 1977.
Giải thưởng Văn học: Bài thơ Dọn về làng – Giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, , sinh viên thế giới họp ở Béc-lin – 1951; Một số vài thơ cách mạng và kháng chiến được Hội Văn nghệ Việt Nam trao giải thưởng 1954, Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 1958. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Và đặc biệt là bài Nhớ, đã được phổ nhạc và được công chúng yêu thích.
Cái tiếng trầm trồ của người Tày trong bài thơ viết năm 1948 của Nông Quốc Chấn sao mà mộc mạc, thân thương đến như thế. Rồi nữa, bài Dọn về làng được giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, sinh viên thế giới Béc-lin – 1951 cũng với tâm cảm như thế:
Hôm nay Cao – Bắc – Lạng cười vang
Dọn lán, rời rừng, người xuống làng
Người nói cỏ lay trong rừng rậm
Cuốc đất dọn cỏ mẹ khuyên con.
Thơ Nông Quốc Chấn thời kỳ Việt Bắc, tính từ bài Bộ đội Ông Cụ (1948) là thứ thơ mạnh về tự sự, chất trữ tình nằm ngay trong các chi tiết của câu chuyện thơ. Đó là cái nhìn ngạc nhiên trước những sự việc đã quen mắt. Chính cái nhìn ấy đã phát hiện những yếu tố mới lạ ẩn giấu trong những sự việc ngỡ như quen rồi, biết rồi, đương nhiên rồi.Cái nhìn lạ hóa mang đầy vẻ hồn nhiên là chất trữ tình độc đáo của các nhà thơ dân tộc:
Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến, súng đầy như củi
Song song với việc phát huy bản sắc dân tộc, Nông Quốc Chấn học tập, càng ngày càng thông thạo, cách diễn đạt, rồi cả cách lập ý của thơ vùng xuôi. Về hướng tìm tòi này cũng có ý kiến lo âu sợ thơ ông bị “Kinh hóa”. Nhiều bài thơ sau này, từ những năm 60 trở đi, bút pháp ông quả có nhiều nét lẫn vào thơ vùng xuôi… Là nhà thơ, đồng thời, trong nhiều năm, là Thứ trưởng, sống ở thủ đô, chỉ đạo văn hóa khắp nước, cũng khó mà giữ mãi được cách nghĩ, cách nói mang biểu trưng dân tộc, Nông Quốc Chấn khắc phục bằng những chuyến đị về nguồn, bằng đề tài, và một phần bằng ngôn ngữ, cách nói:
Tiếng động ầm ầm rung gốc cây
Trâu đực húc nhau? Hay hổ đẻ?
Vào xem mới biết máy đang cày.
Thưở mới viết, ông làm thơ bằng tiếng Tày rồi dịch ra tiếng Kinh. Bây giờ, có khi làm ngược lại lại thuận với ông hơn. Điều đó, nếu có thực, cũng bình thường. Điều quan trọng là thơ Nông Quốc Chấn ngày càng mở rộng đề tài, chủ đề, thủ pháp diễn đạt… Điều quan trọng nữa là từ người viết phong slư (thơ tình) phục vụ bà con trong bản, Nông Quốc Chấn đã thành nhà thơ có độc giả trong cả nước và được dịch ra nhiều ngôn ngữ bạn bè.
BÀI LÀM
Nhà thơ Nông Quốc Chấn tên thật là Nông Văn Quỳnh, sinh ngày 18 tháng 11 năm 1923, quê gốc ở xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn. Dân tộc Tày. Hội viên Bước Hội Nhà văn Việt Nam (1958).
Sớm giác ngộ cách mạng, ông hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám vẫn tiếp tục hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, tham gia công tác ở Tỉnh ủy tỉnh Bắc Cạn, phục vụ chiến dịch và bắt đầu hoạt động văn hóa văn nghệ. Sau 1945, nhà thơ Nông Quốc Chấn tham gia khu ủy Việt Bắc, là đại biểu Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật khu Việt Bắc, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn, ủy viên rồi Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc. Từ năm 1964 đến nay, nhà thơ Nông Quốc Chấn tiếp tục đảm nhận những trọng trách của Đảng và Nhà nước: Đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiêm Hiệu trưởng Đại học Văn hóa, Hiệu trưởng trường Viết văn Nguyễn Du, Chủ tịch Hội Văn hóa văn nghệ các dân tộc, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận.
Tác phẩm đã xuất bản:
Tập thơ: Tiếng ca người Việt Bắc – 1959; Người núi Hoa – 1961; Đèo gió – 1968; Bước chân Pắc Pó – 1971; Suối và biển – 1984.
Tiểu luận: Đường ta đi – 1970; Một vườn hoa nhiều hương sắc – 1977.
Giải thưởng Văn học: Bài thơ Dọn về làng – Giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, , sinh viên thế giới họp ở Béc-lin – 1951; Một số vài thơ cách mạng và kháng chiến được Hội Văn nghệ Việt Nam trao giải thưởng 1954, Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 1958. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Và đặc biệt là bài Nhớ, đã được phổ nhạc và được công chúng yêu thích.
Cái tiếng trầm trồ của người Tày trong bài thơ viết năm 1948 của Nông Quốc Chấn sao mà mộc mạc, thân thương đến như thế. Rồi nữa, bài Dọn về làng được giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, sinh viên thế giới Béc-lin – 1951 cũng với tâm cảm như thế:
Hôm nay Cao – Bắc – Lạng cười vang
Dọn lán, rời rừng, người xuống làng
Người nói cỏ lay trong rừng rậm
Cuốc đất dọn cỏ mẹ khuyên con.
Thơ Nông Quốc Chấn thời kỳ Việt Bắc, tính từ bài Bộ đội Ông Cụ (1948) là thứ thơ mạnh về tự sự, chất trữ tình nằm ngay trong các chi tiết của câu chuyện thơ. Đó là cái nhìn ngạc nhiên trước những sự việc đã quen mắt. Chính cái nhìn ấy đã phát hiện những yếu tố mới lạ ẩn giấu trong những sự việc ngỡ như quen rồi, biết rồi, đương nhiên rồi.Cái nhìn lạ hóa mang đầy vẻ hồn nhiên là chất trữ tình độc đáo của các nhà thơ dân tộc:
Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến, súng đầy như củi
Song song với việc phát huy bản sắc dân tộc, Nông Quốc Chấn học tập, càng ngày càng thông thạo, cách diễn đạt, rồi cả cách lập ý của thơ vùng xuôi. Về hướng tìm tòi này cũng có ý kiến lo âu sợ thơ ông bị “Kinh hóa”. Nhiều bài thơ sau này, từ những năm 60 trở đi, bút pháp ông quả có nhiều nét lẫn vào thơ vùng xuôi… Là nhà thơ, đồng thời, trong nhiều năm, là Thứ trưởng, sống ở thủ đô, chỉ đạo văn hóa khắp nước, cũng khó mà giữ mãi được cách nghĩ, cách nói mang biểu trưng dân tộc, Nông Quốc Chấn khắc phục bằng những chuyến đị về nguồn, bằng đề tài, và một phần bằng ngôn ngữ, cách nói:
Tiếng động ầm ầm rung gốc cây
Trâu đực húc nhau? Hay hổ đẻ?
Vào xem mới biết máy đang cày.
Thưở mới viết, ông làm thơ bằng tiếng Tày rồi dịch ra tiếng Kinh. Bây giờ, có khi làm ngược lại lại thuận với ông hơn. Điều đó, nếu có thực, cũng bình thường. Điều quan trọng là thơ Nông Quốc Chấn ngày càng mở rộng đề tài, chủ đề, thủ pháp diễn đạt… Điều quan trọng nữa là từ người viết phong slư (thơ tình) phục vụ bà con trong bản, Nông Quốc Chấn đã thành nhà thơ có độc giả trong cả nước và được dịch ra nhiều ngôn ngữ bạn bè.