• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Trình bầy những đặc điểm phát triển và phân bố dân cư và nguồn lao động xã hội của việt nam. Những đ

Trình bầy những đặc điểm phát triển và phân bố dân cư và nguồn lao động xã hội của việt nam. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) đến sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta như thế nào? Trong những năm trước mắt,
 
Trình bầy những đặc điểm phát triển và phân bố dân cư và nguồn lao động xã hội của việt nam. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) đến sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta như
thế nào? Trong những năm trước mắt,

Đặc điểm dân số

a) Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc

Biểu hiện :

- Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu. Năm 2005 là 83,2 triệu, xếp thứ ba ở Đông Nam Á và thứ 13 thế giới.

- Nước ta có 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chỉ chiếm 13,8%.
Ý nghĩa :

- Dân số đông nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Đây là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc có nét độc đáo về văn hoá, có truyền thống riêng trong LĐSX sẽ có sức hấp dẫn đối với du lịch, tạo nên một dân cư năng động.

- Trong điều kiện nước ta hiện nay (kinh tế chậm phát triển, năng suất lao động thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn…) thì dân số quá đông là trở lực cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân.

- Nhiều thành phần dân tộc, trong điều kiện phát triển không đều ẩn chứa nhiều nguy cơ bất ổn xã hội, phải có chính sách dân tộc hợp lí.

b) Dân số tăng nhanh

Biểu hiện :

- Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX.

- Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1931 - 1960 (1,85%), 1965 - 1975 (3,0%), 1979 -1989 (2,13%), 1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2003 (1,35%).

- Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao hơn mức bình quân của thế giới và số lượng gia tăng còn lớn (trên 1 triệu người/năm).

Ý nghĩa :

Dân số tăng nhanh đã gây sức ép rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội làm cho kinh tế chậm phát triển, tài nguyên môi trường bị suy giảm, ô nhiễm, chất lượng cuộc sống của người dân khó được nâng cao.

c) Dân số trẻ

Biểu hiện : Cơ cấu dân số theo độ tuổi năm 1999 của nước ta : Từ 0 tuổi - 14 tuổi (33,1%), từ 15 - 59 tuổi (59,3%), từ 60 tuổi trở lên (7,6%).

Ý nghĩa :

- Lực lượng lao động dồi dào chiếm hơn 50% dân số. Mỗi năm tăng thêm 1,15 triệu. Lao động cần cù sáng tạo, nếu biết sử dụng hợp lí sẽ có ý nghĩa lớn.

- Nguồn dự trữ lao động lớn.

- Gây sức ép lên việc giải quyết việc làm.

- Gánh nặng phụ thuộc lớn.

2. Phân bố dân cư

a) Đặc điểm về phân bố dân cư

- Mật độ trung bình 252 người/km2 ( 2005) thuộc loại hàng đầu thế giới.

- Phân bố không đều cả trên phạm vi rộng lẫn phạm vi hẹp :

+ Đồng bằng đất hẹp người đông, mật độ cao (Đồng bằng sông Hồng 1218 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 435 người/ km2).

+ Miền núi đất rộng người thưa, mật độ thấp (Tây Nguyên 87 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2).

+ Nông thôn chiếm 73% dân số, thành thị chỉ chiếm 27%.

+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Ý nghĩa

- Phân bố dân cư không đều, không hợp lí gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động.
- Việc phân bố lại dân cư là nhiệm vụ cấp bách.

Đặc điểm của nguồn lao động

a) Về quy mô

Do dân số đông, dân số trẻ nên nước ta có nguồn LĐ dồi dào (năm 2005, cả nước có 42,71 triệu lao động, mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu, quy mô lao động ngày càng lớn).

b) Về chất lượng

- Lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của mỗi dân tộc được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

- Nhờ những thành tựu trong giáo dục và y tế nên chất lượng lao động ngày càng nâng cao (trình độ văn hoá, chuyên môn. Có 21% được đào tạo nghề, trong đó 4,4% có trình độ cao đẳng, đại học…).

- Tác phong lao động công nghiệp chưa cao, kĩ luật lao động thấp, lực lượng lao động có trình độ còn mỏng.
- Nhìn chung thể lực chưa cao, thiếu tính chuyên nghiệp.

c) Về phân bố

- Lao động phân bố không đều. Tập trung quá đông ở đồng bằng và các đô thị làm cho miền núi thiếu lao động đặc biệt là lao động có tay nghề.

- Phân bố không đều gây trở ngại cho sử dụng lao động, vì vậy phải phân bố lại lực lượng lao động.

2. Tình hình sử dụng lao động

a) Theo ngành kinh tế

- Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế năm 2005 :

+ Nông, lâm, ngư nghiệp : 56,8% .

+ Công nghiệp - xây dựng : 17,9%.

+ Dịch vụ : 25,3%.

- Đang có xu hướng chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm, ngư nghiệp sang các khu vực còn lại dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm.

b) Theo thành phần kinh tế

- Kinh tế nước ta là kinh tế nhiều thành phần với 3 khu vực chính :

+ Khu vực nhà nước : 9,7%.

+ Khu vực ngoài nhà nước : 88,8%.

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài : 1,6%.

- Khu vực ngoài quốc doanh thu hút đa số lao động không những trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp mà cả trong khu vực công nghiệp và dịch vụ.

- Đang có xu hướng chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn ĐTNN phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị trường.

c) Năng suất lao động

- Nhìn chung năng suất lao động chưa cao.

- Thu nhập của người lao động thấp.

- Chưa sử dụng hết quỹ thời gian lao động.

- Thất nghiệp và thiếu việc làm còn lớn.

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

a) Việc làm đang là vấn đề xã hội lớn

- Mỗi năm nền kinh tế có thể tạo ra 1 triệu việc làm mới, nhưng do sự gia tăng lao động hằng năm lớn nên không giải quyết hết được việc làm cho số lao động tăng thêm.

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn rất gay gắt.

- Tỉ lệ thất nghiệp cả nước là 2,25% trong đó khu vực thành thị là 5,31%. Tỉ lệ thiếu việc làm cả nước là 6,69%, tỉ lệ thời gian làm việc ở nông thôn chỉ đạt 80,65%.

b) Biện pháp giải quyết

- Phân bố lại dân cư và LĐ giữa các vùng để khai thác tài nguyên và tạo việc làm.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản ở các vùng.

- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế, các loại hình sản xuất.

- Tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, mở rộng và đa dạng các loại hình đào tạo.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.



 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top