ThuyenNhanXaXu
New member
- Xu
- 0
Trình bày nhận thức mới về động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
Tiếp thu những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa V.I.Lênin về động lực của cách mạng trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội; khắc phục những thiếu sót làm triệt tiêu động lực cách mạng từ cuối năm 1970 đầu những năm 1980, trong thời kỳ đổi mới Đảng ta đã đào sâu thêm nhận thức, vận dụng phù hợp với nhận thức điều kiện mới của đất nước, đề xuất những quan điểm, tư tưởng hết sức quan trọng, khơi dậy mọi tiềm năng của con người, các lực lượng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trên tinh thần nhất quán, đấu tranh giai cấp vẫn là một động lực quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng ta xác định động lực của cách mạng trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội qua các đại hội:
- Đại hôi VIII xác định:
“Bằng các chính sách xã hội cụ thể đối với các giai cấp, tầng lớp các dân tộc trong nước, tạo ra những động lực mới thúc đẩy phong trào của nhân dân”.
Như vậy, những năm 1996-2000, động lực của cách mạng xác định là các chính sách xã hội nhằm phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
- Đại hôi IX bổ sung, làm rõ:
“Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và động lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”.
Động lực đó còn được làm rõ thêm: “Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn gương cao ngọn cờ đoàn kết toàn dân tộc. Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. CTQG, H .2001, tr.123).
Đến lúc này, đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo là một nhân tố nữa được bổ sung và chiếm vị trí hàng đầu trong động lực cách mạng.
- Đến đại hội X, Đảng ta tiếp tục bổ sung và làm sâu sắc thêm:
“Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với nông dân và trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược cư cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi bèn vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, H. 2006, tr.116).
Để tạo thêm động lực đó, Đảng ta đã đề ra bốn mục tiêu chủ trương lớn:
Một là, lấy mục tiêu gữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Hai là, xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp;
Ba là, tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc;
Bốn là, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vù sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội.
Như vậy, Đảng và nhân dân ta đã đạt đến một trình độ nhận thức mới về động lực cách mạng, vừa kiên định lập trường giai cấp, vừa kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của mọi giai cấp, tầng lớp trong nước, sức mạnh truyền thống và hiện tại, tất cả vì mục tiêu chung của đất nước, vì chủ nghĩa xã hội.