Mục tiêu chung của các phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1926) do giai cấp tư sản và tiểu tư sản phát động. Phân tích mặt tích cực và hạn chế của các phong trào này.?
1, Mục tiêu
Để chống lại sự chèn ép, kìm hãm của Pháp, vươn lên giành lấy vị trí khá hơn về kinh tế - chính trị trong xã hội, giai cấp tư sản dân tộc đã phát động nhiều hoạt động đấu tranh sôi nổi:
a. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc
+ Trong quá trình hình thành và phát triển, tư sản dân tộc Việt Nam luôn bị tư sản nước ngoài cạnh tranh, chèn ép. Vì vậy họ đã tham gia các phong trào dân tộc dân chủ sau chiến tranh. Giai cấp tư sản dân tộc muốn nhân đà làm ăn thuận lợi vươn lên giành lấy vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam.
+ Đấu tranh kinh tế:
- Để chống lại sự cạnh tranh của tư sản Hoa Kiều, họ đã phát động những phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919). Họ nêu ra khẩu hiệu: "Người An Nam không gánh vàng đi đổ sông Ngô", "Người An Nam mua bán với người An Nam".
- Đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kỳ của tư sản Pháp (1923).....
+ Đấu tranh chính trị:
- Cùng với những hoạt động kinh tế, giai cấp tư sản cũng đã dùng báo chí để bênh vực quyền lợi của mình.
- Một số nhà tư sản và địa chủ lớn trong Nam (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long....) tổ chức Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, rồi đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực đối với Pháp. Nhưng khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho ít quyền lợi (như được tham gia Hội đồng quản hạt Nam kỳ, hoặc Viện dân biểu Bắc Kỳ) thì họ lại sẵn sàng thoả hiệp, vì vậy đã bị phong trào quần chúng vượt qua.
b. Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản:
+ Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức (gồm sinh viên trường Cao đẳng Hà Nội, học sinh, giáo viên, nhà văn, nhà báo...), bị đế quốc phong kiến khinh rẻ, bạc đãi, họ căm thù đế quốc phong kiến nên đã tham gia các phong trào đấu tranh đòi những quyền tự do dân chủ hăng hái chống lại cường quyền áp bức.
Đấu tranh trên lĩnh vực chính trị
Họ được tập hợp trong những tổ chức chính trị, như Việt Nam nghĩa đoàn, hội Phục Việt, hội Hưng Nam, đảng Thanh Niên...(đại biểu là Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh....)
Họ có nhiều hoạt động phong phú và sôi nổi (mít tinh, biểu tình, bãi khoá...) nhằm đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ.
Đấu tranh báo chí:
Họ đã ra những tờ báo tiến bộ "Chuông rè", "An Nam trẻ", "Người nhà quê".... lập ra các nhà xuất bản tiến bộ: "Nam Đồng thư xã" (Hà Nội), "Cường học thư xã" (Sài Gòn)... để phản ánh các nguyện vọng về tự do dân chủ của quần chúng, tuyên truyền tư tưởng văn hoá tiến bộ.
Ở trong nước, những tri thức Việt Nam yêu nước đã tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ, thành lập nên nhiều tổ chức chính trị như: Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên, ra một số tờ báo như Chuông Rè, An Nam, Người nhà quê...để đấu tranh đòi tự do dân chủ.
- Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và đám tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
2. Tích cực
Thể hiện tinh thần yêu nước của giai cấp tư sản và tiểu tư sản trí thức Việt Nam, Nó góp phần cổ vũ tinh thần cách mạng, thể hiện ý chỉ quyết tâm chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam
3. Hạn chế
=> Tất cả họat động đấu tranh do tầng lớp tiểu tư sản tổ chức đều thất bại vì tổ chức không chặt chẽ, thiếu một đường lối chính trị rõ ràng.
- Sự thất bại của phong trào dân chủ công khai trong giai đọan 1919 – 1925 do giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo đã cho thấy sự bế tắc về lực lượng lãnh đạo và con đường giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam.