TRÌNH BÀY MỘT SỐ SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG THỜI KỲ 1936 - 1939
Chủ trương của đảng đáp ứng nguyện vọng bức thiết của quần chúng, làm dấy lên phong trào đấu tranh sôi nổi mạnh mẽ, trong đó có các cuộc đấu tranh tiêu biểu như: Phong trào Đông Dương đại hội, cuộc "đón rước" GôĐa và toàn quyền Đông Dương Bơriviê, cuộc mít tinh ngày 1-5-1938 ở Hà Nội.
* Phong trào Đông Dương Đại hội (8-1936).
Giữa năm 1936, được tin Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp của một phái đoàn sang điều tra tình hình ở đông Dương, Đảng phát động phong trào đấu tranh công khai vận động thành lập "Uỷ ban trù bị đông Dương đại hội" nhằm thu thập nguyện vọng của nhân dân tiến tới Đông Dương Đại hội (Đại hội của nhân dân Đông Dương). Hưởng ứng chủ trương trên, các "Uỷ ban hành động" nối tiếp nhau ra đời ở nhiều địa phương trong cả nước. Quần chúng sôi nổi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập "dân nguyện" đòi Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thả tù chính trị, thi hành Luật Lao động, cải tiến đời sống nhân dân.
* Phong trào "đón rước" Gô Đa và toàn quyền đông Dương Bơrivie
Đầu năm 1937, nhân dịp đón phái viên của Chính phủ Pháp - Gô Đa và toàn vẹn mới xứ đông Dương Bơrivie, quần chúng có dịp biểu dương lực lượng mạnh mẽ qua các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa "dân nguyện", trong đó công nhân và nông dân là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất.
* Cuộc mít tinh ngày 1-5-1938:
Ngày Quốc tế lao động 1-5-1938 tại quảng trường Nhà Đấu xảo Hà Nội đã diễn ra một cuộc mít tinh khổng lồ với hai vạn rưỡi người tham gia, hô vang các khẩu hiệu đòi tự do độc lập Hội ái hữu, nghiệp đoàn, thi hành Luật Lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hoà bình...
Từ cuối năm 1938, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp càng thiên về hữu, bọn phản động Pháp ở Đông Dương ngóc đầu dậy phản công lại Mặt trận dân chủ Đông Dương. Phong trào đấu tranh công khai thu hẹp dần đến khi chiến tranh bùng nổ thì chấm dứt.
* Ý nghĩa và tác dụng:
- Cao trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945.
- Cao trào dân chủ 1936-1939 đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của bọn Tơ rốt kít và bè lũ phản động khác.
- Qua cao trào, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng; Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng của Đảng được phổ biến rộng rãi; xây dựng được đội quân chính trị quần chúng đông đảo.
Sưu tầm