hoangphuong
New member
- Xu
- 110
TRÌNH BÀY HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN VIỆT MINH
1. Hoàn cảnh ra đời
Hội nghị lần thứ 8 của BCHTW Đảng (5/1941) quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh. Việc thành lập Mặt trận Việt Minh nhằm:
+ Để phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc ở Đông Dương, cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước ở Đông Dương. Ở Việt Nam, Mặt trận đó lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).
Mặt trận Việt Minh có nhiệm vụ động viên mạnh mẽ hơn nữa tinh thần của nhân dân ta trên trận tuyến đấu tranh vì độc lập tự do, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và chính sách triệt để phân hoá cô lập kẻ thù. Đồng thời có trách nhiệm giúp đỡ, đoàn kết với các dân tộc Miên, Lào.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 8 (5/1941) do Nguyễn ái Quốc triệu tập và chủ trì Mặt trận Việt Minh đã được thành lập (19/5/1941).
2. Hoạt động của Việt Minh
Ngày 25/10/1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn trước quốc dân đồng bào. Công bố chương trình cứu nước bao gồm các chính sách về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội nhằm thực hiện "Nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dân Việt Nam được sung sướng tự do". Sau khi đánh đuổi đế quốc Nhật - Pháp "sẽ lập nên một chính phủ cách mạng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, theo tinh thần dân chủ, lấy cờ đỏ giữa có ngôi sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ"
Xây dựng lực lượng cách mạng:
+ Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, ở khắp 9 châu của Cao Bằng đều có Hội cứu quốc, trong đó có 3 châu "hoàn toàn", tức là mọi người đều gia nhập Việt Minh, xã nào cũng có Uỷ ban Việt Minh. Rồi Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập. Năm 1943, uỷ ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng lập ra 19 ban xung phong "Nam tiến" để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi.
+ Công tác xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới vũ trang khởi nghĩa khi thời cơ tới được đặc biệt coi trọng.
Ngay từ cuối năm 1940, sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng một bộ phận lực lượng vũ trang chuyển sang xây dựng thành các đội du kích, hoạt động ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, sau thống nhất lại thành đội Cứu quốc quân. Để đối phó với sự vây quét của địch, Cứu quốc quân đã phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng (tưd 7 /1941 đến 2/1942), sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng và tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền, gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn.
Từ giữa năm 1943, trên thế giới bọn Phát xít bị đẩy lùi ở nhiều mặt trận. Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Thường vụ TW Đảng họp ở Võng La (Đông Anh - Hà Nội) tháng 2/1943 đã đề ra những biện pháp cụ thể nhằm phát triển Mặt trận Việt Minh và phong trào ở thành thị tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân khác như sinh viên, học sinh, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận cứu nước. Hội nghị nhận định: Cách mạng Việt Nam có thể tiến lên bằng những bước nhảy vọt. Toàn bộ công tác của Đảng phải nhằm vào chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang để khi thời cơ đến kịp thời lãnh đạo quần chúng nhân dân chiến đấu.
+ Năm 1943, Đảng đưa ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam, vận động thành lập hội văn hoá cứu quốc Việt Nam và Đảng dân chủ Việt Nam đứng trong Mặt trận Việt Minh. Công tác vận động binh sĩ Việt Nam trong quân đội Pháp cũng được tăng cường, nhiều anh em đã tham gia tổ chức Việt Minh. Nhiều người Việt Nam yêu nước sống lưu vong ở Trung Quốc cũng tham gia phong trào Việt Minh.
+ Ngày 7/5/1944 Tổng bộ Việt Minh chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa"
+ Tháng 8/1944, Đảng kêu gọi 'Sắm vũ khí đuổi thù chung", phong trào của các đội cứu quốc phát triển mạnh, đặc biệt là ở hai căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng, quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy.
+ Ngày 22/12/1944, thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy được thành lập trong một khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình - Cao Bằng. Vừa mới ra đời, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt (25/12) và Nà Ngần (26/12) thuộc tỉnh Cao Bằng.
+ Đồng thời ở Thái Nguyên đội Cứu quốc phát động chiến tranh du kích, hạ đồn chợ Chu tiến đánh Chiêm Hoá và tràn về các vùng Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Chính quềyn nhân dân được thành lập suốt một vùng rộng lớn, phía Nam xuống tận Thái Nguyên - Vĩnh Yên.
+ Đầu tháng 5/1945m hai đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân.
Tháng 6/1945, khu giải phóng Việt Bắc ra đời, 10 chính sách của Việt Minh bắt đầu được thi hành.
+ Đến cách mạng tháng Tám, Mặt tận Việt Minh đã phát triển rộng khắp và đóng vai trò vô cùng to lớn trong tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 16/8/1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập đại hội quốc dân họp ở Tân Trào, thán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, quyết định thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Minh, quyết định thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt nam, Việt Minh đã tích cực tham gia chỉ đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc cùng với Đảng ta.
+ Sau Cách mạng táng Tám thắng lợi. Việt Minh tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới, chuẩn bị cuộc kháng chiến. Ngày 3/3/1951, Mặt trận Việt Minh đã thống nhất với Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam thành Mặt trận Liên Việt để làm cho khối đoàn kết dân tộc càng thêm tăng cường.
(Sưu tầm)