Trình bày các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân?

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Trình bày các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân?


Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.

1. Yếu tố di truyền bẩm sinh.


  • Di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định, giống với cha mẹ, thông qua hệ thống gen.
Vd: Cha mẹ tóc màu đen, mắt nâu thì con cái họ tóc cũng màu đen, mắt nâu.


  • Những yếu tố được di truyền bao gồm: Cấu trúc giải phẫu cơ thể, màu da, màu tóc, vóc dáng, thể trạng, các tư chất của hệ thần kinh…
Vai trò:


  • Di truyền, bẩm sinh là tiền đề vật chất (mầm mống) của sự phát triển tâm lý, nhân cách.
  • Di truyền có vai trò quan trọng trong chọn giống, trong y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại.

Ví dụ: Cừu Đôli bản nhân giống đầu tiên. Ví dụ: Thanh long ruột đỏ.

  • Yếu tố di truyền bẩm sinh không quyết định nhân cách nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho quá trình hình thành nhân cách. Nên cần chú ý đúng mức vai trò của di truyền, không nên coi nhẹ hoặc đánh giá quá cao vai trò của nhân tố này.

Ví dụ:

Tại sao trong một số gia đình liên tục xuất hiện nhiều người tài trong nhiều thế hệ nối tiếp nhau? Đó cũng là quá trình hình thành nhân cách theo bẩm sinh di truyền. Nếu như trong gia đình, cha và mẹ đều là người tài giỏi thì đó là yếu tố giúp con mình noi theo.

Một em học sinh được kế thừa yếu tố di truyền của mẹ là đàn giỏi thì đó chỉ là tiền đề cơ sở, nếu không tạo điều kiện cho em học đàn để phát huy năng khiếu, và bản thân em đó cũng không tích cực học tập thì cũng sẽ không trở thành một người đàn giỏi được...

* Một số quan điểm sai khi nhìn nhận về vai trò của di truyền với sự phát triển nhân cách.

- Nhân cách là một tiến trình có tính chất tiền định

VD: cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
- Các quan điểm cực đoan phiến diện tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố di truyền.
VD: con nhà nông không giống lông cũng giống cánh.
- Quan điểm phân biệt chủng tộc.
VD: con vua thì lại làm vua.
- Quan điểm xem nhẹ, hạ thấp vai trò của yếu tố di truyền.
VD: quan điểm “trẻ em như một tờ giấy trắng, nhà giáo dục có thể vẽ bất kỳ cái gì cũng được”.


  1. Yếu tố môi trường.

Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sự sinh hoạt và phát triển của con người.

  • Môi trường tự nhiên: gồm khí hậu, đất, nước, sinh thái phục vụ cho học tập, lao động, rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí...
  • Môi trường xã hội: gồm các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa…
    Hoàn cảnh là môi trường nhỏ có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự hình thành phát triển nhân cách cá nhân.Trong đó môi trường xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành phát triển nhân cách.
Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của môi trường đối với nhân cách: một môi trường xã hội lành mạnh, như nền dân chủ, các quan hệ xã hội, điều kiện văn hoá - tinh thần của xã hội có sự phát triển hài hoà… thì sẽ tạo điều kiện cho tính tích cực của nhân cách phát huy. Ngược lại, tính tích cực xã hội của nhân cách sẽ bị thui chột đi, nếu môi trường xã hội không tạo điều kiện cho nó bộc lộ. Trong một chừng mực nào đó, điều này không những làm cho nhân cách bị nghèo nàn, mà còn có thể dẫn tới sự phá vỡ nhân cách.

Ví dụ: Chẳng hạn, bác sỹ Sing, người Ấn Độ, có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng hai chân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng bốn chi khá nhanh. Người ta dạy nói cho Kamala trong bốn năm, nhưng cô chỉ nói được hai từ. Cô không thể thành người và chết ở tuổi 18. Người ta đã được biết trên 30 trường hợp như vậy.


  1. Yếu tố giáo dục và nhân cách.
“…Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên ”

Khái niệm: Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý ý thức nhân cách.

Vai trò:


  • Vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
  • Thông qua giáo dục thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau tiếp thu nền văn minh văn hóa xã hội.
  • Phát huy tối đa các mặt mạnh, các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách.
  • Có thể uốn nắn sai lệch.
Ví dụ: Những học sinh có tư chất tốt, sống trong môi trường tốt nhưng không được giáo dục thì không thể phát triển thành năng lực, tài năng.
Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. Chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản: Một em bé sinh ra không bị khuyết tật gì, cùng với sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể thì một vài năm sau, chắc chắn em bé sẽ biết nói. Nhưng nếu không được học tập thì em sẽ không thể đọc sách, viết thư và càng không thể có những kỹ xảo nghề nghiệp.
Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký,…

4. Hoạt động và nhân cách.

Hoạt động là những phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Đó là hoạt động có mục đích, mang tính chất xã hội, cộng đồng, được thể hiện bằng những thao tác và công cụ nhất định.

Vai trò: là yếu tố quan trọng bậc nhất và mang tính chất quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý tới hoạt đồng chủ đạo

Phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và hiệu quả đối với việc hình thành và phát triển nhân cách.

Việc đánh giá hoạt động là rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Việc đánh giá sẽ chuyển dần thành tự đánh giá, giúp con người thấm nhuần những chuẩn mực, những biểu giá trị xã hội, trở thành lương tâm của con người.

Vd:

Cách dễ nhất để kết hợp cả việc học và chơi với nhau là nên thông qua những hoạt động hàng ngày của trẻ em.

Trẻ có thể học được rất nhiều bài học thông qua việc phân loại quần áo. Hãy để trẻ giúp mẹ phân loại những bộ quần áo lớn nhỏ, màu sắc quần áo cũng như kiểu quần áo để mẹ đem đi giặt. Nếu trên một cái áo có in hình một chữa cái nào đó, hãy chỉ cho bé biết đó là chữ gì. Và lần sau khi bé mặc chiếc áo đó bé sẽ nhận ra ngay đó là chữ cái gì.

Tuy nhiên nếu trẻ không tham gia vui chơi với bạn bè, không bắt chước những hành vi, cách xử sự của người lớn, không học tập thì trẻ sẽ không thể phát triển đầy đủ những phẩm chất và năng lực của nhân cách. Vì vậy, người lớn cần phải hướng dẫn, tổ chức và lôi kéo trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động để giúp hình thành và phát triển nhân cách trẻ.

5. Giao tiếp và nhân cách

Khái niệm: Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người, là nhu cầu cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người.
Vai trò:


  • Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực. Đóng góp tài lực vào kho tàng nhân loại.
  • Qua giao tiếp con người nhân thức bản thân mình.
  • Là điều kiện cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân cách.
Con người sẽ không thể tồn tại, phát triển được nếu không có sự giao tiếp với thế giới xung quanh, với cộng đồng người. Hệ thống các quan hệ xã hội không phải là cái gì trừu tượng, xa lạ, mà do chính con người tạo ra.

Ví dụ: Khi giao tiếp thì ta sẽ biết được cách thức giao tiếp của người đó. Từ đó hình thành khả năng giao tiếp riêng cho bản thân mình. Khi mình giao tiếp với nhiều đối tượng, với nhiều người thì ta sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho việc giao tiếp của mình.

6. Tập thể và nhân cách.


  • Nhân cách được hình thành trong môi trường xã hội cụ thể: gia đình, làng xóm, quê hương, khu phố… mà nó là thành viên.
  • Gia đình là cơ sở, là cái nôi đầu tiên mà nhân cách con người được hình thành từ thời thơ ấu.
  • Tập thể là một nhóm người, một bộ phận xã hội được thống nhất lại theo những mục đích chung, phục tùng các mục đích của xã hội.
  • Tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
  • Tập thể diễn ra các hình thức hoạt động đa dạng (vui chơi, học tập, lao động, xã hội).
  • Ngược lại, mỗi cá nhân tác động tới cộng đồng, tới xã hội, tới cá nhân khác cũng thông qua các tổ chức nhóm và tập thể mà nó là thành viên.
  • Giáo dục thường vận dụng nguyên tắc giáo dục bằng tập thể và trong tập thể.

  1. Tập thể đòi hỏi mỗi cá nhân những hành vi nhất định: Chẳng hạn, nội quy của lớp đề ra cho mỗi sinh viên trong lớp phải thực hiện như đi học đúng giờ, trật tự trong lớp, chuẩn bị bài vở khi đến lớp…
  2. Dư luận tập thể lành mạnh có tác dụng giáo dục đến mỗi cá nhân. Vì

  • Dư luận tập thể góp phần điều chỉnh việc tổ chức lao động và cách xử sự của con người trong xã hội.
  • Dư luận tập thể chỉ cho người ta biết cần phải đánh giá biến cố như thế nào và cần phải hành động theo hướng nào để tạo ra sự phát triển của tập thể.
  • Dư luận tập thể đè nặng lên con người và có sức tác động vô cùng mạnh mẽ tới mỗi người

Ví dụ: Khi một bạn sinh viên sống trong kí túc xá, đó là một môi trường tập thể. Ban đầu thì bạn đó chưa thích nghi với môi trường kí túc xá, nhưng sau này sống lâu và dần dần hình thành thói quen sống theo tập thể.

III. Kết luận.


  1. Trong cuộc sống tiếp tục biến đổi và hoàn thiện dần nhân cách cá nhân thông qua việc cá nhân tự ý thức, tự rèn luyện, tự giáo dục….nhân cách của mình ở trình độ phát triển cao hơn.
  2. Trong giáo dục cần phải giáo dục học sinh có bản lĩnh vững vàng đối với các tác động của hoàn cảnh, giúp trẻ chiếm lĩnh những ảnh hưởng tích cực của môi trường, tích cực tham gia vào việc cải tạo và xây dựng môi trường lành mạnh.
  3. Các cá nhân tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội khác nhau.
  4. Cần rèn luyện khả năng giao tiếp cho bản thân để gia nhập vào các quan hệ xã hội, chuẩn mực. Đóng góp tài lực vào kho tàng nhân loại.

  5. Cần tham gia vào các hoạt động tập thể như: vui chơi, học tập, lao động, xã hội..
  6. Cần phải giao tiếp với mọi người xung quanh, với cộng đồng để tiếp thu kinh nghiệm cho bản thân để dần hoàn thiện nhân cách cá nhân.
  7. Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách, nên trong công tác giáo dục cũng như trong các hoạt động khác cần chú ý thay đổi làm phong phú nội dung, hình thức, cách tổ chức hoạt động, sao cho lôi cuốn thực sự cá nhân tham gia hoạt động tích cực, tự giác vào các hoạt động đó.

  8. Trong giao tiếp con người còn nhận thức chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh với người khác, với chuẩn mực của xã hội. Hình thành năng lực tự đối chiếu.

Sưu tầm*

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top