H
HuyNam
Guest
Trình bày các hình thức phân loại doanh nghiệp và ý nghĩa của việc thực hiện phân loại doanh nghiệp.
a. Các hình thức phân loại doanh nghiệp:
1. Phân loại DN theo ngành nghề sản xuất kinh doanh:
- Công nghiệp
- Nông nghiệp
- Dịch vụ
2. Phân loại DN theo tính chất sở hữu:
- Kinh tế nhà nước
- Kinh tế hợp tác
- KT tư nhân
- Liên doanh
3. Phân loại doanh nghiệp theo quy mô kinh doanh
- Vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, dưới 300 người -> vừa và nhỏ
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, trên 300 người -> Lớn
4. Phân loại DN theo trách nhiệm pháp lý về nghĩa vụ tài sản của DN
- DN có chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn
- DN có chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm hữu hạn
5. Phân loại theo mức độ đầu tư vốn của một DN vào DN khác
- > 50% Công ty mẹ, công ty con
- < 50% Công ty liên kết
6. Phân loại theo địa lý pháp lý
7. Theo tính chất hoạt động và nhiệp vụ chính của DN
- DN hoạt động công ích
- DN Hoạt động kinh doanh
8. Phân loại theo tính chất hạch toán kinh doanh
- Hạch toán độc lập
- Hạch toán phụ thuộc
9. Phân loại theo quy trình sản xuất các sản phẩm hàng hóa
- Khai thác
- Chế biến
10. Phân loại theo khung quản trị DN
- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Ban giám đốc
- Giám đốc điều hành
b. Ý nghĩa của việc phân loại doanh nghiệp
1.Phân loại doanh nghiệp để phân công quản lý doanh nghiệp
Mục tiêu: đảm bảo cho hoạt động QLNN đối với DN mang tính khoa học, chuẩn xác mà không ảnh hưởng đến hiệu quả sxkd của DN
yêu cầu:các DN trong nền kinh tế quốc dân cần được phân thành từng nhóm có đặc điểm tương đồng
Kết quả quản lý: quản lý một cách hiệu quả tránh được sự trùng lặp, chồng chéo,bỏ sót quản lý
2. Phân loại doanh nghiệp để Nhà nước xây dựng các cơ chế quản lý riêng biệt
Mục đích: đạt được mục tiêu đặt ra trong quản lý
Yêu cầu: Nhà nước thiết lập phạm vi, nội dung, phương thức, biện pháp quản lý cụ thể đối với từng nhóm DN
Kết quả: Hạn chế các tác hại, các mặt trái của một số loại hình nào đó, ngoài các ưu điểm mà chúng đã phát huy
3.Phân loại doanh nghiệp để các nhà đầu tư lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp
Mục đích: định hướng cho sự ra đời của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Yêu cầu: các nhà đầu tư hệ thống hoá được các loại hình doanh nghiệp, nắm bắt, nghiên cứu đặc điểm của từng loại hình
Kết quả: nhà đầu tư lựa chọn cho mình một loại hình doanh nghiệp phù hợp với những điều kiện hiện có để đăng ký kinh doanh trước pháp luật và hoạt động trên thị trường để đem lại hiệu quả tối ưu.