• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Trình bày đặc điểm đặc trưng của tình cảm. Nêu vai trò của tình cảm

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Trình bày đặc điểm đặc trưng của tình cảm.nêu vai trò của tình cảm
BÀI LÀM:

A. MỞ ĐẦU

Tình cảm là cái gì đó thiêng liêng, cao quý và rất khó định hình. Nó rất khó hình thành, ổn định, bền vững, khó bị phá bỏ. Tình cảm chi phối xúc cảm về cường độ, tốc độ và nội dung đồng thời nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhận thức sâu sắc. Vì vậy, để hiểu hơn về tình cảm. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn qua phần: Đặc điểm đặc trưng và vai trò của tình cảm.

B. NỘI DUNG

I.KHÁI NIỆM

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có lien quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
Hay nói cách khác : tình cảm Là những rung cảm, những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực.
F.Ăngghen đã viết: “Những tác động của thế giới khách quan lên con người và được phản ánh vào đó dưới dạng những tình cảm, ý nghĩa, động cơ và biểu hiện ý chí”

II. ĐẶC ĐIỂM, ĐẶC TRƯNG CỦA TÌNH CẢM

1 Tính nhận thức

Tình cảm được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của con người trong quá trình nhận thức đối tượng. Hay nói cách khác, yếu tố nhận thức, rung động và phản ứng cảm xúc là ba yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Trong đó, nhận thức được xem là “cái lý” của tình cảm, nó làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định.
Được biểu hiện ở chỗ những nguyên gây nên tình cảm thường được chủ thể nhận thức rõ ràng. Yếu tố nhận thức, cững giống như sự rung động, sự phản ứng xúc cảm là yếu tố tất yếu để nảy sinh tình cảm.


  • Ví dụ: khi tôi bắt gặp một người ăn xin tới xin tiền thì tôi sẽ cho người đó trong mức có thể của mình, nhưng nếu người đó còn đủ sức lao động thì tôi sẽ cân nhắc lại.
Trong cuộc sống, ta cần nhận thức rõ điều mà mình nên làm, mình cho là đúng cũng như trường hợp trên, mình là sinh viên mà đi cho người còn đủ sức lao động tiền thì thật vô nghĩa, càng làm cho họ lười biếng hơn.
→ Ta cần nhận thức rõ điều mà mình nên làm, mình cho là đúng, cần làm và làm chủ tình cảm của bản thân mình.

2 Tính xã hội

Tình cảm hình thành trong môi trường xã hội, thực hiện chức năng xã hội, tình cảm mang tính xã hội, chứ không phải là phản ứng sinh lí đơn thuần
Vì tính xã hội hình thành trong môi trường xã hội nên gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội là những môi trường chính thức tác động trực tiếp tới tình cảm của mỗi người. Chính những môi trường này hình thành nên tình cảm mang tính xã hội. Bên cạnh đó, môi trường sống, hoàn cảnh kinh tế...cũng là tác động hình thành tình cảm.


  • Ví dụ: hai đứa bé sống và chơi thân từ nhỏ, nhưng khi bước vào tuổi trưởng thành hoàn cảnh gia đình mỗi khác, tinh cảm mà nó nhận được cũng khác. Một người nhận được sự quan tâm của gia đình, bạn bè, mọi người mặc dù họ nghèo thì tình cảm của nó cũng rất cởi mở, hòa đồng, và luôn luôn muốn trở thành có ích. Ngược lại, người kia có gia đình khá giả nhưng lại không nhận được sự quan tâm của mọi người nên nó muốn khẳng định mình vì vậy sa vào các tệ nạn xã hội.
→ Qua ví dụ trên cho thấy sự ảnh hưởng của xã hội đến tư tưởng và tình cảm của con người Vì tính xã hội hình thành trong môi trường xã hội nên gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội là những môi trường chính thức tác động trực tiếp tới tình cảm của mỗi người. Chính những môi trường này hình thành nên tình cảm mang tính xã hội. Bên cạnh đó, môi trường sống, hoàn cảnh kinh tế...cũng là tác động hình thành tình cảm.

3 Tính khái quát

Tình cảm có được là do tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những cảm xúc đồng loại.
Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định.
Tổng hợp hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích, thành một chỉnh thể.
Động hình hóa (định hình động lực) là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã được hình thành từ trước


  • Ví dụ: Tổng hợp hóa là tổng hợp những chuỗi sự việc lại với nhau, 1 chuổi phản xạ tronng tình cảm cha-con thì nó có tính khái quát .Lúc mới sinh ra người con chưa có tình cảm với người cha ,do có sự chăm sóc của người cha khi nó khóc,lúc đau ốm ... Sau một thời gian chăm sóc người con cảm nhận được những tình cảm của người cha .Và mỗi khi nó bị ốm hay khóc ....thì nó luôn nhớ tới cha và tình cảm của người con ngày càng sâu sắc hơn .
Tình cảm mỗi người bộc lộ khác nhau nhưng dù gì đi chăng nữa mọi người đều có những cung bậc tình cảm, rung động giống nhau trong cùng một vấn đề. Có cách nhìn nhận gần như giống nhau và được nâng lên thành tâm lý chung. Chẳng hạn, tâm lý của tất cả thí sinh thi xong chờ kết quả, rất hồi hộp, lo sợ và cả hi vọng.

4 Tính ổn định

Tình cảm là thuộc tính tâm lý, là những kết cấu tâm ổn định, tiềm tàng của nhân cách, khó hình thành và khó mất đi.
Nếu xúc cảm là thái độ nhất thời, có tính tình huống,thì tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân. Chính vì vậy mà tình cảm là một thuộc tính tâm lí, một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người.
Trong bản thân chúng ta, không một ai giông ai, mọi người có cách nhìn nhận khác nhau tùy thuộc vào sự ổn định tâm lý của mỗi người.


  • Ví dụ: Tình bạn giữa 2 người mới quen sau một thời gian họ chơi với nhau cùng chia niềm vui ,nổi buồn, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn... thông cảm cho nhau.Thì dù có xa nhau nhưng 2 người bạn đó vẩn luôn nhớ về nhau,luôn tìm cách liên lạc với nhau,tình cảm đó khó mất đi và rất bền vững, nó dựa trên tiềm tàng của nhân cách.
→ Cũng như người mắc bệnh trầm cảm thì rất khó làm thay đổi họ. Vì vậy, tâm lý mỗi người thường rất ổn định, nó thể hiện nhân cách và tâm hồn của người đó, và kể cả cách sống của họ

5 Tính chân thực

Tình cảm được biểu ở chỗ phán ánh chân thực, chính xác nội tâm thực sự của con người, cho dù người ấy cố tình che dấu bằng những “ động tác giả” bên ngoài.


  • Ví dụ: Mình là sinh viên, đi học có điểm thi thấp và bị thi lại trong khi bạn bè mình điểm rất cao thì dù trước mặt bạn có thể cười ngượng nhưng vẫn không thể che dấu nỗi buồn trong hành động, trong lời nói của mình. Hay, khi mình nhận được tin mình đã rớt đại học.Vẫn biết đó là sự thật nhưng rất khó để chấp nhận cho dù phải cố cười trước mặt mọi người.
→Tình cảm phản ánh chính xác nội tâm của con người. Như vậy, con người dù có cố che dấu đến đâu thì cũng không bao giờ che đậy được tình cảm thật sự của mình.

6 Tính đối cực (hay còn gọi là tính hai mặt)

Dù ở mức độ nào tình cảm cũng mang tính hai mặt: nghĩa là tính chất đối lập nhau: vui-buồn, yêu-ghét, dương tính hay âm tính… Thiếu những rung động tương phản thì nó sẽ dẫn đến sự bão hòa và buồn tẻ.
Tất cả mọi thứ, mọi điều đều có tính hai mặt của nó. Nếu như mình mất đi cái này thì chắc chắn mình sẽ nhận được cái kia, cũng giống như mình cho đi một thứ gì đó thì chắc chắn sẽ nhận được lai nhiều điều từ người khác.


  • Ví dụ: Khi trong gia đình có người con gái đi lấy chồng thì trong tình cảm của người làm cha làm mẹ chứa tính đối cực với nhau: vui vì con đã có nơi có chốn ,tìm được hạnh phúc riêng_Buồn vì phải xa con ,không được chăm sóc con ,không được thấy con thường xuyên nữa.
  • Hay:trong tình yêu, tính 2 mặt lại thể hiện rất rõ.Khi 2 người yêu nhau một thời gian khá dài,đột nhiên người con trai đề nghị chia tay thi trong người con gái sẻ chứa tình cảm vừa yêu vừa ghét(thù hận).Yêu vì tình cảm đã ổn định trong cô bấy lâu nay,ghét(thù hận)vì người mình yêu lại rời bỏ mình.
→Tất cả mọi thứ, mọi điều đều có tính hai mặt của nó. Nếu như mình mất đi cái này thì chắc chắn mình sẽ nhận được cái kia, cũng giống như mình cho đi một thứ gì đó thì chắc chắn sẽ nhận được lai nhiều điều từ người khác.

IV VAI TRÒ CỦA TÌNH CẢM

Tình cảm có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống và hoạt động của con người. Tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua những khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Sự thành công của mọi việc phụ thuộc không nhỏ vào thái độ của con người đối với công việc đó.

1 Đối với hoạt động nhận thức

Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lí. Ngược lại, nhận thức là cơ sở, là cái lí của tình cảm, cái lí chỉ đạo tình, lí và tình là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người.


  • Ví dụ: Người ta nói: “Cái khó ló cái khôn” trong cái khó khăn của cuộc sống, con người ý thức được khó khăn của mình, nhận thức đúng đắn để cố vươn lên trong cuộc sống, vượt lên chính mình.
Con người muốn vượt lên số phận thì phải biết nhận thức, có nhận thức rõ ràng để phân biệt cái gì đúng và cái gì sai, cái gì nên làm và cái gì nên tránh.

2 Đối với sinh lí
.

Tình cảm đảm bảo sự tồn tại bình thường

3 Đối với hoạt động.

Xúc cảm, tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hoạt động, đồng thời nó là một trong những động lực thúc đẩy con người hoạt động.


  • Ví dụ:Hồ Chí Minh tầng nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền”
Tùy thuộc vào tâm trạng mỗi người mà có thể hoàn thành công việc như thế nào. Nếu có chí thì làm việc gi cũng xong và ngược lại.
→Vì vậy khi làm việc gì chúng ta phải điều chỉnh tình cảm, kiên nhẫn, vững vàng, không cho mọi việc cũng như tình cảm chi phối hành động của ta.
→ con người với trái tim lạnh giá không thể tạo nên những tác phẩm văn học được

4 Đối với đời sống

Xúc cảm, tình cảm có vai trò to lớn đối với đời sống của con người (kể cả mặt sinh lí lẫn tinh thần) con người không có cảm xúc thì không thể tồn tại được. Khi con người “đói tình cảm” thì toàn bộ hoạt động sống không thể phát triển bình thường.


  • Ví dụ: Nếu con người mắc bệnh trầm cảm thì tinh thần họ luôn bị bất ổn, không muốn giao tiếp với người khác và luôn không vui vẻ.
→ có khả năng đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo

5 Đối với công tác giáo dục con người.

Xúc cảm và tình cảm giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng: vừa là điều kiện, vừa phương tiện giáo dục, đồng thời cùng là nội dung và mục đích giáo dục
Đó chính là mối quan hệ hai chiều giữa người giảng dạy với học trò, công việc trồng người hàng ngàn thế kỉ.
Đó là sự quan tâm, sẻ chia về tất cả mọi điều như kiến thức, tình cảm, quan tâm tới đời sống tinh thần và vật chất của nhau.
Để thực hiện tốt chức năng giáo dục,Bô giáo dục và đào tạo cần nắm bắt được tâm lí của các bậc phụ huynh và kể cả học sinh. Cần có những chính sách ưu tiên, khuyến khích ngươi học, có những trợ cấp xã hội cần thiết.
→ tình cảm vừa là điều kiện vừa là phương tiện, nội dung là mục đích giáo dục

C. KẾT LUẬN

- Tình cảm là một thuộc tính tâm lí, một đặc trưng quan trọng nhất của nhân cách con người.
- Tình cảm đã làm cho những biểu hiện cảm xúc của con người khác xa với cảm xúc ở con vật.
- Tình cảm hình thành do tổng hợp từ những cảm xúc đồng loại.một phần nhờ vào môi trường sống,hoàn cảnh kinh tế…
- Tình cảm phụ thuộc vào sự ổn định tâm lý mọi người và phản ánh nội tâm thực sự của con người.
- Tình cảm có mối quan hệ tác động qua lại trong nhận thức và luôn có hai mặt.
- Tình cảm là động lực thúc đẩy con người làm việc.
- Sống có tinh cảm giúp chúng ta hòa nhập với cuộc sống tốt hơn.
- Vì vậy chúng ta phải luôn rèn luyện bản thân để hoàn thiện hơn để hòa nhập với mọi thứ trong cuộc sống này.
Tình cảm có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành nhân cách , tình cảm có vai trò to lớn quyết định đến tương lai của mỗi người.vì thế mỗi người phải có nhận thức đúng về tình cảm,không nên đứng trên lập trường của tình cảm yếu mềm mà quyết định mọi việc,đồng thời phải biết kết hợp hài hòa giữa tình cảm và ý chí để giải quyết vấn đề.
• Tình cảm cũng ảnh hưởng đến tư duy và sự phát triển con người, nên trong tất cả các ngành,ngành giáo dục là một ngành cần có sự quan tâm với tình cảm và phải biết phân tích tình cảm của học sinh để biết tâm lí của người học và có phương pháp dạy có hiệu quả nhất.
→ Giáo dục tình cảm là một công việc khó khăn, phức tạp và lâu dài, cần tiến hành thường xuyên liên tục và lâu dài.

Sưu tầm*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top