Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Nhân vật Lịch sử Việt Nam
Triệu Thị Trinh nữ danh tướng kiệt xuất đánh đuổi quân Ngô
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 173522" data-attributes="member: 288054"><p style="text-align: center"><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px"><span style="color: #ff0000"><strong>HUYỀN THOẠI VỀ TUỔI TRẺ CỦA TRIỆU THỊ TRINH</strong></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px"></span></span></p><p><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px">Khác với Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh thuộc thế hệ những người đã có họ - họ Triệu. Triệu Thị Trinh (còn có những tên gọi khác như Triệu Trinh Nương, Nàng Trinh hoặc là Bà Triệu) sinh trưởng tại làng Cẩm Trướng, huyện Quân Yên (cũng tức là huyện Quan Yên), quận Cửu Chân. Vào thời nhà Nguyễn, làng Cẩm Trướng thuộc xã Cẩm Trướng (còn có tên khác là xã Cẩm Cầu) huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Ngày nay, làng này thuộc xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Theo truyền thuyết, Bà sinh ngày 2 tháng 10 năm 226. Quê hương của Bà Triệu cũng chính là quê hương của hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục , những người đã có công khai mạch đại khoa nho học cho Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói chung (Khương Công Phụ và Khương Công Phục đều đỗ Tiến sĩ dưới thời Đường Đức Tông (779-805). Hai anh em đã cùng nhau sang Trung Quốc, dốc chí học tập rồi thi đỗ Tiến sĩ. Đây là hai người Việt đỗ Tiến sĩ đầu tiên, đỗ ngay khi nền giáo dục và thi cử nho học ở nước ta chưa khai sinh). Bà Triệu mất năm 248, khi mới 22 tuổi. Triệu Thị Trinh là em gái của Huyện lệnh Triệu Quốc Đạt, vì cha mẹ chẳng may qua đời sớm nên Triệu Thị Trinh ở với anh trai. Trước khi dựng cờ khởi nghĩa. Bà Triệu có đến 3 sự nổi tiếng.</span></span></p><p><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px"></span></span></p><ul> <li data-xf-list-type="ul"><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px"><em>Một là, nổi tiếng xinh đẹp, một vẻ đẹp rất kiêu sa nhưng cũng rất thánh thiện. </em>Đương thời vì ai ai cũng đều thấy Triệu Trinh Nương quá xinh đẹp, bèn nói rằng: "Đẹp như thế thì có thể làm vợ các quan để trở thành bà này bà nọ, ấm thân một đời được chứ". Nhưng Triệu Trinh Nương chẳng những không thèm làm vợ các quan mà còn khảng khái để lại cho đời câu nói đầy khẩu khí anh hùng: "<em>Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá tràng kình ở ngoài biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cởi ách nô lệ cho nhân dân chứ quyết không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta</em>" (<em>Truyền thuyết về Bà Triệu ở vùng Thanh Hoá. Đại Nam nhất thống chí </em>(Thanh Hoá tỉnh - tập hạ) cũng chép tương tự). Tuy nhiên, trong thư tịch cổ của Trung Quốc (và một số thư tịch cổ của ta đã sao chép lại mà không cân nhắc) dung nhan Bà Triệu được mô tả có phần khác hơn. Điều này chúng tôi xin được bàn đến ở phần sau.</span></span></li> </ul> <ul> <li data-xf-list-type="ul"><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px"><em>Hai là, nổi tiếng can đảm và mưu trí hơn người. </em>Truyền thuyết dân gian kể rằng, vùng Cẩm Trướng hồi đó có con voi trắng một ngà và rất hung dữ, thỉnh thoảng lại về phá hoại mùa màng, ai ai cũng phải sợ. Để trừ mối hại cho dân, Bà Triệu đã rủ chúng bạn đi vây bắt con voi trắng một ngà ấy. Bà lùa voi xuống vùng đầm lầy rồi dũng cảm nhảy lên đầu voi, sau đó kiên nhẫn tìm cách khuất phục. Con voi trắng một ngà khét tiếng hung dữ rốt cuộc cũng đã phải ngoan ngoãn vâng theo lời Bà và về sau đã trở thành người bạn chiến đấu rất thân cận và trung thành của Bà. </span></span></li> <li data-xf-list-type="ul"><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px"><em>Ba là, nổi tiếng thẳng thắn và không bao giờ dung tha kẻ xấu</em>. Truyền thuyết dân gian về Bà Triệu ở vùng Thanh Hoá kể rằng, chị dâu của Bà Triệu (vợ Triệu Quốc Đạt) là một người phụ nữ rất lăng loàn (Cũng có truyền thuyết nói rằng, chính chị dâu của Bà Triệu là kẻ phản bội đầu tiên mật báo cho quân Ngô biết kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa của hai anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh. Triệu Quốc Đạt bị giết, nhưng Triệu Thị Trinh thì thoát được. Trước khi đến Phú Điền, Triệu Thị Trinh đã giết chết chị dâu để cảnh cáo tất cả những kẻ nào nuôi lòng phản trắc), bởi vậy, Bà Triệu mới tức giận, giết chết chị dâu rồi ra ở riêng tại rừng Bồ Điền, khu rừng này về sau đổi là rừng Phú Điền (nay thuộc làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá) (Bởi lẽ này nhiều người lầm tưởng đây là sinh quán của Bà Triệu. Đó là chưa nói rằng, ở huyện Ninh Hoá (cũng tức là Yên Hoá) nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình do cũng có đền thờ Bà Triệu nên thư tịch cổ cũng có lúc nhầm tưởng đây là quê hương của Bà Triệu). Đây cũng chính là nơi Bà Triệu đã tụ họp nghĩa quân và phát động cuộc chiến đấu một mất một còn với chính quyền đô hộ nhà Ngô.</span></span></li> </ul><p><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px">Khi Bà Triệu bước vào tuổi thanh xuân thì cuộc hỗn chiến Tam Quốc (Ngô, Thục và Ngụy) cũng đang hồi quyết liệt nhất. Để giữ vững tương quan về thế và lực với 2 nước còn lại, đặc biệt là để có thể tạo ra cơ may làm thay đổi cục diện theo hướng ngày càng có lợi cho mình, nhà Ngô đã tìm đủ mọi cách để vơ vét sức người và sức của trên mọi vùng đất mà chúng đang nắm quyền cai trị. Mâu thuẫn xã hội giữa một bên là toàn thể nhân dân Âu Lạc bị mất nước và bị thống trị tàn bạo với một bên là chính quyền đô hộ của nhà Ngô ngày càng trở nên gay gắt. Nhân lòng căm phẫn của nhân dân và cũng nhân cơ hội trung tâm của phong trào đấu tranh chống nhà Hán đang chuyển dịch dần ra Cửu Chân, từ đất quê hương của mình, Bà Triệu đã phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa rất lớn.</span></span></p><p><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px"></span></span></p><p><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px"></span></span></p><p><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px"></span></span></p><p><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px"><img src="https://vietnamdefence.com/Uploaded/QSVN/DNQSVN/PKVN/2010/ba_trieu.JPG" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /> </span></span></p><p><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px">Bà Triệu (Tranh dân gian) </span></span></p><p><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px"></span></span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 173522, member: 288054"] [CENTER][FONT=Times New Roman][SIZE=5][COLOR=#ff0000][B]HUYỀN THOẠI VỀ TUỔI TRẺ CỦA TRIỆU THỊ TRINH[/B][/COLOR][/SIZE][/FONT][/CENTER] [FONT=Times New Roman][SIZE=5] Khác với Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh thuộc thế hệ những người đã có họ - họ Triệu. Triệu Thị Trinh (còn có những tên gọi khác như Triệu Trinh Nương, Nàng Trinh hoặc là Bà Triệu) sinh trưởng tại làng Cẩm Trướng, huyện Quân Yên (cũng tức là huyện Quan Yên), quận Cửu Chân. Vào thời nhà Nguyễn, làng Cẩm Trướng thuộc xã Cẩm Trướng (còn có tên khác là xã Cẩm Cầu) huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Ngày nay, làng này thuộc xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Theo truyền thuyết, Bà sinh ngày 2 tháng 10 năm 226. Quê hương của Bà Triệu cũng chính là quê hương của hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục , những người đã có công khai mạch đại khoa nho học cho Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói chung (Khương Công Phụ và Khương Công Phục đều đỗ Tiến sĩ dưới thời Đường Đức Tông (779-805). Hai anh em đã cùng nhau sang Trung Quốc, dốc chí học tập rồi thi đỗ Tiến sĩ. Đây là hai người Việt đỗ Tiến sĩ đầu tiên, đỗ ngay khi nền giáo dục và thi cử nho học ở nước ta chưa khai sinh). Bà Triệu mất năm 248, khi mới 22 tuổi. Triệu Thị Trinh là em gái của Huyện lệnh Triệu Quốc Đạt, vì cha mẹ chẳng may qua đời sớm nên Triệu Thị Trinh ở với anh trai. Trước khi dựng cờ khởi nghĩa. Bà Triệu có đến 3 sự nổi tiếng. [/SIZE][/FONT] [LIST] [*][FONT=Times New Roman][SIZE=5][I]Một là, nổi tiếng xinh đẹp, một vẻ đẹp rất kiêu sa nhưng cũng rất thánh thiện. [/I]Đương thời vì ai ai cũng đều thấy Triệu Trinh Nương quá xinh đẹp, bèn nói rằng: "Đẹp như thế thì có thể làm vợ các quan để trở thành bà này bà nọ, ấm thân một đời được chứ". Nhưng Triệu Trinh Nương chẳng những không thèm làm vợ các quan mà còn khảng khái để lại cho đời câu nói đầy khẩu khí anh hùng: "[I]Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá tràng kình ở ngoài biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cởi ách nô lệ cho nhân dân chứ quyết không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta[/I]" ([I]Truyền thuyết về Bà Triệu ở vùng Thanh Hoá. Đại Nam nhất thống chí [/I](Thanh Hoá tỉnh - tập hạ) cũng chép tương tự). Tuy nhiên, trong thư tịch cổ của Trung Quốc (và một số thư tịch cổ của ta đã sao chép lại mà không cân nhắc) dung nhan Bà Triệu được mô tả có phần khác hơn. Điều này chúng tôi xin được bàn đến ở phần sau.[/SIZE][/FONT] [/LIST] [LIST] [*][FONT=Times New Roman][SIZE=5][I]Hai là, nổi tiếng can đảm và mưu trí hơn người. [/I]Truyền thuyết dân gian kể rằng, vùng Cẩm Trướng hồi đó có con voi trắng một ngà và rất hung dữ, thỉnh thoảng lại về phá hoại mùa màng, ai ai cũng phải sợ. Để trừ mối hại cho dân, Bà Triệu đã rủ chúng bạn đi vây bắt con voi trắng một ngà ấy. Bà lùa voi xuống vùng đầm lầy rồi dũng cảm nhảy lên đầu voi, sau đó kiên nhẫn tìm cách khuất phục. Con voi trắng một ngà khét tiếng hung dữ rốt cuộc cũng đã phải ngoan ngoãn vâng theo lời Bà và về sau đã trở thành người bạn chiến đấu rất thân cận và trung thành của Bà. [/SIZE][/FONT] [*][FONT=Times New Roman][SIZE=5][I]Ba là, nổi tiếng thẳng thắn và không bao giờ dung tha kẻ xấu[/I]. Truyền thuyết dân gian về Bà Triệu ở vùng Thanh Hoá kể rằng, chị dâu của Bà Triệu (vợ Triệu Quốc Đạt) là một người phụ nữ rất lăng loàn (Cũng có truyền thuyết nói rằng, chính chị dâu của Bà Triệu là kẻ phản bội đầu tiên mật báo cho quân Ngô biết kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa của hai anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh. Triệu Quốc Đạt bị giết, nhưng Triệu Thị Trinh thì thoát được. Trước khi đến Phú Điền, Triệu Thị Trinh đã giết chết chị dâu để cảnh cáo tất cả những kẻ nào nuôi lòng phản trắc), bởi vậy, Bà Triệu mới tức giận, giết chết chị dâu rồi ra ở riêng tại rừng Bồ Điền, khu rừng này về sau đổi là rừng Phú Điền (nay thuộc làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá) (Bởi lẽ này nhiều người lầm tưởng đây là sinh quán của Bà Triệu. Đó là chưa nói rằng, ở huyện Ninh Hoá (cũng tức là Yên Hoá) nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình do cũng có đền thờ Bà Triệu nên thư tịch cổ cũng có lúc nhầm tưởng đây là quê hương của Bà Triệu). Đây cũng chính là nơi Bà Triệu đã tụ họp nghĩa quân và phát động cuộc chiến đấu một mất một còn với chính quyền đô hộ nhà Ngô.[/SIZE][/FONT] [/LIST] [FONT=Times New Roman][SIZE=5]Khi Bà Triệu bước vào tuổi thanh xuân thì cuộc hỗn chiến Tam Quốc (Ngô, Thục và Ngụy) cũng đang hồi quyết liệt nhất. Để giữ vững tương quan về thế và lực với 2 nước còn lại, đặc biệt là để có thể tạo ra cơ may làm thay đổi cục diện theo hướng ngày càng có lợi cho mình, nhà Ngô đã tìm đủ mọi cách để vơ vét sức người và sức của trên mọi vùng đất mà chúng đang nắm quyền cai trị. Mâu thuẫn xã hội giữa một bên là toàn thể nhân dân Âu Lạc bị mất nước và bị thống trị tàn bạo với một bên là chính quyền đô hộ của nhà Ngô ngày càng trở nên gay gắt. Nhân lòng căm phẫn của nhân dân và cũng nhân cơ hội trung tâm của phong trào đấu tranh chống nhà Hán đang chuyển dịch dần ra Cửu Chân, từ đất quê hương của mình, Bà Triệu đã phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa rất lớn. [IMG]https://vietnamdefence.com/Uploaded/QSVN/DNQSVN/PKVN/2010/ba_trieu.JPG[/IMG] Bà Triệu (Tranh dân gian) [/SIZE][/FONT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Nhân vật Lịch sử Việt Nam
Triệu Thị Trinh nữ danh tướng kiệt xuất đánh đuổi quân Ngô
Top