Hệ thống tim và mạch máu đảm nhiệm chức năng tưới máu cho tế bào và mô, tham gia giữ ổn định cho môi trường nội môi, trong trường hợp bỏng hay mất máu...hệ thống này có các cơ chế bù trừ bảo đảm hoạt động cho não và tim. Khi có những rối loạn về chức năng của hệ thống tuần hoàn, người bệnh có những triệu chứng như sau:
1.Triệu chứng cơ năng
1.1. Khó thở:
Là dấu hiệu thường gặp, bao giờ cũng có và có sớm trong suy tim. Có 3 loại khó thở:
1.1.1. Khó thở khi gắng sức:
Bình thường người bệnh không cảm thấy khó thở, chỉ khi gắng sức mới khó thở: như khi mang xách nặng, chạy vội, lên thang gác.khó thở càng rõ khi gắng sức càng nhiều.
1.1.2. Khó thở thường xuyên:
Luôn cảm thấy khó thở, khi nằm càng khó thở, phải ngồi dậy để dễ thở hơn. Nghỉ ngơi cũng khó thở, khi vận động khó thở càng tăng hơn.
1.1.3. Khó thở xuất hiện từng cơn:
Khi suy tim cấp đưa đến những cơn khó thở đột ngột như: cơn hen tim, phù phổi cấp.
1.2.Đánh trống ngực
Cảm giác tim đập mạnh, dồn dập. Gặp trong các bệnh cơ tim, van tim, tăng huyết áp, cường tuyến giáp.
1.3.Đau vùng trước tim
Có khi đau âm ỉ, có khi đau nhói ở vùng mũi tim, đau ở ngực trái, lan lên vai rồi xuống cánh tay, cẳng tay, ngón tay. Gặp trong các bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
1.4.Ho và ho ra máu
Ho và ho ra máu là do tình trạng ứ máu ở mao mạch phổi. Ho ra máu thường gặp trong bệnh hẹp van 2 lá làm ứ máu ở phổi, khi bệnh nhân gắng sức, phổi xung huyết đưa đến ho ra máu, thường ho ra từng ít một khi nghỉ ngơi thì bớt đi.
1.5.Phù
Phù do tim là do ứ máu ở ngoại biên. Phù thường ở vùng thấp trước và về chiều như ở mắt cá chân, mu bàn chân, nghỉ ngơi thì giảm hay hết phù nhưng về sau khi suy tim càng nặng thì phù nhiều hơn, phù toàn thân, phù cả ngày lẫn đêm có thể có nước màng bụng, màng phổi
1.6. Xanh tím
Do thiếu O2, tăng CO2 trong máu, xanh tím xuất hiện ở môi, đầu ngón tay, chân, nặng hơn tím toàn thân
1.7. Ngất
Là tình trạng mất tri giác trong thời gian ngắn do giảm tuần hoàn và hô hấp trong thời gian đó.
2.Khám thực thể
2.1. Khám toàn thân
2.1.1.Thể trạng:
- Thể trạng: gầy, béo, cân nặng.
- Màu sắc da, niêm mạc: tím tái, xanh xao, và ng...
- Phù: mức độ vị trí phù, hoặc không phù.
- Tuyến giáp: tuyến giáp to, có rung miu, có tiếng thổi, gặp trong bệnh Basedow.
2.1.2.Mạch máu:
- Tĩnh mạch cổ: là biểu hiện ra ngoại biên của áp lực trong các buồng tim phải. Trong suy tim tĩnh mạch cổ nổi rõ.
- Nghiệm pháp phản hồi gan - tĩnh mạch cổ: Để bệnh nhân nằm quay mặt sang trái, thở đều, thầy thuốc đặt bàn tay ấn lên vùng hạ sườn phải. Bình thường tĩnh mạch cổ chỉ nổi lên chút ít rồi trở lại như cũ, khi có suy tim phải thì tĩnh mạch cổ nổi lên to lên trong suốt thời gian làm nghiệm pháp.
- Động mạch cảnh: đập mạnh và chìm sâu trong hở van động mạch chủ (mạch corrigan).
- Đo huyết áp động mạch và huyết áp tĩnh mạch.
2.1.3.Đầu chi và móng:
Phát hiện ngón chân, ngón tay dùi trống trong suy tim, trong một số bệnh tim bẩm sinh. Thay đổi hình dạng móng tay khum vồng lên như mặt kính đồng hồ trong một số bệnh tim mạch. Có thể gặp chín mé trong viêm tắc động mạch đầu ngón tay, trong viêm màng trong tim nhiễm khuẩn.
2.2.Khám tim
Tư thế người bệnh và thầy thuốc: Người bệnh nằm ngửa, bộc lộ vùng ngực. Thầy thuốc ngồi phía dưới, bên trái hay bên phải người bệnh. Khám theo trình tự nhìn, sờ, gõ, nghe
2.2.1. Nhìn:
- Lồng ngực: lồng ngực biến dạng gồ ra trước trong bệnh tim từ bé; trong bệnh tâm phế mạn có thể có lồng ngực lệch, vẹo.
- Mõm tim: bình thường mõm tim đập gian sườn 4 trên đường trung đòn trái. Khi tim to mõm tim đập ra ngoài đường trung đòn, hay xuống dưới gian sườn 5, 6, trường hợp dày dính màng tim và màng phổi, mõm tim bị kéo về phía dày dính...
2.2.2. Sờ:
Thầy thuốc áp tay lên thành ngực bệnh nhân vùng trước tim.
-Sờ có thể xác định được vị trí mõm tim, cường độ, nhịp điệu, tần số tim.
-Sờ được rung miêu trong trường hợp tiếng thổi hay tiếng rung quá lớn
2.2.3. Gõ:
Để xác định vị trí và kích thước của tim trên lồng ngực. Gõ từ trên xuống dưới (từ khoảng gian sườn 2 xuống), từ ngoài vào trong (từ đường nách trước vào phía xương ức). Bình thường diện đục của tim bên phải không vượt quá bờ phải xương ức, diện đục bên trái không quá đường trung đòn trái. Trong suy tim, hay tràn dịch màng tim, diện đục tim to ra
3. Phương pháp cận lâm sàng
3.1.Chụp XQ
XQ tim phổi thẳng: nhận định được bóng tim, tim to toàn bộ hay to một phần như thất trái to, nhĩ trái to,.
Hình ảnh X. quang tim mạch bình thường tư thế thẳng:
Bên tim phải có 2 cung:
Cung trên: tĩmh mạch chủ trên Cung dưới: nhĩ phải
Bên trái tim có 3 cung:
Cung trên: quai động mạch chủ Cung giữa: thân động mạch phổi Cung dưới: thất trái
3.2. Điện tâm đồ
Là một thăm dò cận lâm sàng cơ bản về tim mạch. Điện tâm đồ giúp chẩn đoán, theo dõi các bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim.
3.3. Siêu âm tim
Là phương pháp thăm dò cho thấy được hình thái và hoạt động của tim, van tim, các mạch máu lớn.
3.4. Thông tim
Phát hiện được các lỗ thông tại tim
Đo được áp lực trong các buồng tim, thành phần khí trong các buồng tim.
Tài liệu tham khảo thêm: Bệnh mạch vành
1.Triệu chứng cơ năng
1.1. Khó thở:
Là dấu hiệu thường gặp, bao giờ cũng có và có sớm trong suy tim. Có 3 loại khó thở:
1.1.1. Khó thở khi gắng sức:
Bình thường người bệnh không cảm thấy khó thở, chỉ khi gắng sức mới khó thở: như khi mang xách nặng, chạy vội, lên thang gác.khó thở càng rõ khi gắng sức càng nhiều.
1.1.2. Khó thở thường xuyên:
Luôn cảm thấy khó thở, khi nằm càng khó thở, phải ngồi dậy để dễ thở hơn. Nghỉ ngơi cũng khó thở, khi vận động khó thở càng tăng hơn.
1.1.3. Khó thở xuất hiện từng cơn:
Khi suy tim cấp đưa đến những cơn khó thở đột ngột như: cơn hen tim, phù phổi cấp.
1.2.Đánh trống ngực
Cảm giác tim đập mạnh, dồn dập. Gặp trong các bệnh cơ tim, van tim, tăng huyết áp, cường tuyến giáp.
1.3.Đau vùng trước tim
Có khi đau âm ỉ, có khi đau nhói ở vùng mũi tim, đau ở ngực trái, lan lên vai rồi xuống cánh tay, cẳng tay, ngón tay. Gặp trong các bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
1.4.Ho và ho ra máu
Ho và ho ra máu là do tình trạng ứ máu ở mao mạch phổi. Ho ra máu thường gặp trong bệnh hẹp van 2 lá làm ứ máu ở phổi, khi bệnh nhân gắng sức, phổi xung huyết đưa đến ho ra máu, thường ho ra từng ít một khi nghỉ ngơi thì bớt đi.
1.5.Phù
Phù do tim là do ứ máu ở ngoại biên. Phù thường ở vùng thấp trước và về chiều như ở mắt cá chân, mu bàn chân, nghỉ ngơi thì giảm hay hết phù nhưng về sau khi suy tim càng nặng thì phù nhiều hơn, phù toàn thân, phù cả ngày lẫn đêm có thể có nước màng bụng, màng phổi
1.6. Xanh tím
Do thiếu O2, tăng CO2 trong máu, xanh tím xuất hiện ở môi, đầu ngón tay, chân, nặng hơn tím toàn thân
1.7. Ngất
Là tình trạng mất tri giác trong thời gian ngắn do giảm tuần hoàn và hô hấp trong thời gian đó.
2.Khám thực thể
2.1. Khám toàn thân
2.1.1.Thể trạng:
- Thể trạng: gầy, béo, cân nặng.
- Màu sắc da, niêm mạc: tím tái, xanh xao, và ng...
- Phù: mức độ vị trí phù, hoặc không phù.
- Tuyến giáp: tuyến giáp to, có rung miu, có tiếng thổi, gặp trong bệnh Basedow.
2.1.2.Mạch máu:
- Tĩnh mạch cổ: là biểu hiện ra ngoại biên của áp lực trong các buồng tim phải. Trong suy tim tĩnh mạch cổ nổi rõ.
- Nghiệm pháp phản hồi gan - tĩnh mạch cổ: Để bệnh nhân nằm quay mặt sang trái, thở đều, thầy thuốc đặt bàn tay ấn lên vùng hạ sườn phải. Bình thường tĩnh mạch cổ chỉ nổi lên chút ít rồi trở lại như cũ, khi có suy tim phải thì tĩnh mạch cổ nổi lên to lên trong suốt thời gian làm nghiệm pháp.
- Động mạch cảnh: đập mạnh và chìm sâu trong hở van động mạch chủ (mạch corrigan).
- Đo huyết áp động mạch và huyết áp tĩnh mạch.
2.1.3.Đầu chi và móng:
Phát hiện ngón chân, ngón tay dùi trống trong suy tim, trong một số bệnh tim bẩm sinh. Thay đổi hình dạng móng tay khum vồng lên như mặt kính đồng hồ trong một số bệnh tim mạch. Có thể gặp chín mé trong viêm tắc động mạch đầu ngón tay, trong viêm màng trong tim nhiễm khuẩn.
2.2.Khám tim
Tư thế người bệnh và thầy thuốc: Người bệnh nằm ngửa, bộc lộ vùng ngực. Thầy thuốc ngồi phía dưới, bên trái hay bên phải người bệnh. Khám theo trình tự nhìn, sờ, gõ, nghe
2.2.1. Nhìn:
- Lồng ngực: lồng ngực biến dạng gồ ra trước trong bệnh tim từ bé; trong bệnh tâm phế mạn có thể có lồng ngực lệch, vẹo.
- Mõm tim: bình thường mõm tim đập gian sườn 4 trên đường trung đòn trái. Khi tim to mõm tim đập ra ngoài đường trung đòn, hay xuống dưới gian sườn 5, 6, trường hợp dày dính màng tim và màng phổi, mõm tim bị kéo về phía dày dính...
2.2.2. Sờ:
Thầy thuốc áp tay lên thành ngực bệnh nhân vùng trước tim.
-Sờ có thể xác định được vị trí mõm tim, cường độ, nhịp điệu, tần số tim.
-Sờ được rung miêu trong trường hợp tiếng thổi hay tiếng rung quá lớn
2.2.3. Gõ:
Để xác định vị trí và kích thước của tim trên lồng ngực. Gõ từ trên xuống dưới (từ khoảng gian sườn 2 xuống), từ ngoài vào trong (từ đường nách trước vào phía xương ức). Bình thường diện đục của tim bên phải không vượt quá bờ phải xương ức, diện đục bên trái không quá đường trung đòn trái. Trong suy tim, hay tràn dịch màng tim, diện đục tim to ra
3. Phương pháp cận lâm sàng
3.1.Chụp XQ
XQ tim phổi thẳng: nhận định được bóng tim, tim to toàn bộ hay to một phần như thất trái to, nhĩ trái to,.
Hình ảnh X. quang tim mạch bình thường tư thế thẳng:
Bên tim phải có 2 cung:
Cung trên: tĩmh mạch chủ trên Cung dưới: nhĩ phải
Bên trái tim có 3 cung:
Cung trên: quai động mạch chủ Cung giữa: thân động mạch phổi Cung dưới: thất trái
3.2. Điện tâm đồ
Là một thăm dò cận lâm sàng cơ bản về tim mạch. Điện tâm đồ giúp chẩn đoán, theo dõi các bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim.
3.3. Siêu âm tim
Là phương pháp thăm dò cho thấy được hình thái và hoạt động của tim, van tim, các mạch máu lớn.
3.4. Thông tim
Phát hiện được các lỗ thông tại tim
Đo được áp lực trong các buồng tim, thành phần khí trong các buồng tim.
Tài liệu tham khảo thêm: Bệnh mạch vành