Triết học Tân Marxist?

  • Thread starter Thread starter leukeu
  • Ngày gửi Ngày gửi

leukeu

New member
Xu
0
Tôi biết trong diễn đàn này những người hiểu về Marx cũng rất nhiều, nên tôi xin tham khảo vài dòng vì cái nhìn khác một tý.
Có một số việc khiến cho con người chúng ta cần phải suy nghĩ. Như sự không khớp nhau giữa thực tế và lý thuyết mà mình được hấp thụ trước đó.
Nếu ai đã từng được sinh ra và lớn lên trong xã hội Việt Nam XHCN thì thấy rất rõ điều này:

LÝ THUẾT(K.Marx):

1. Pháp luật là biểu hiện của một xã hội bất công, cần loại bỏ những nhà nước pháp luật.
2. Lịch sử đấu tranh của loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp. Lực lượng tư bản là giai cấp cai trị vậy cần loại bỏ lực lượng này.
3. Nhà tư bản đã cướp đoạt thặng dư của người công nhân.

THỰC TẾ(VIỆT NAM):

1. Vẫn phải dùng pháp luật, nhưng là pháp luật mang tính chất bảo vệ nhà nước nhiều hơn(Bằng chứng: người ta bỏ tù nhà báo nhanh hơn bỏ tù quan chức).
2. Không thể loại bỏ lực lượng tư bản(Bằng chứng: Việt nam đã có ngày doanh nhân).
3. Cho phép nhà tư bản tự do chiếm hữu thặng dư lao động.

HẬU QUẢ(Cũng VIỆT NAM):

1. Người Việt nam nói chung rất coi thường pháp luật(Bằng chứng: trẻ thì nói xấu, khích bác, đặt điều, đánh nhau quay clip, tung lên mạng để sỷ nhục nhau ngay trong học đường. Người lớn thấy phải không bênh trái không nói. Nhìn đểu là có thể vác giao chém nhau rồi..).
2. Vẫn cho hoạt động tư bản nhưng vẫn chửi họ trong lý luận nên khó lòng mà huy động trách nhiệm của họ đối với cộng đồng(Bằng chứng: có quá nhiều người Việt thích thể hiện là mình giầu qua siêu xe, du thuyền..)

Đã nghịch lý chưa?
Nhưng Marx vẫn đúng ở khâu thặng dư lao động!
Vậy có ai nghĩ ra cái gì chưa?
Nghĩ ra rồi thì nói đi..
 
Cả ba câu hỏi Marx đã trả lời không thành công chứ sao! Xã hội mà không có pháp luật thì chỉ có nước toi. Trong một gia đình nhiều khi còn đánh nhau mẻ trán nữa là xã hội.
Có thể hiểu mà:
Marx đã tìm ra thặng dư lao động, nhưng ông cũng đã không nắm hết được vai trò của chủ tư bản. Marx đã nhầm lẫn giữa Nhà tư bản và nhóm người cai trị xã hội. Từ mô hình kinh tế ở nước ta mà suy ra thôi. Những nhà quản trị xã hội đâu phải là nhà tư bản, nhưng vẫn phải cần đến những nhà tư bản để vận hành nền kinh tế.
 
Loài người luôn tìm kiếm một chế độ hay hơn chế độ đang có. Chế độ tư bản đã đem lại sự thịnh vượng giàu có cho các nước áp dụng nó, nhưng nó cũng có những khiếm khuyết. Các nhà triết học như C.Mac muốn xây dựng một chế độ tốt hơn, mà ông gọi là chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chế độ xã hội CN khi triển khai vào thực tế gặp một số vấn đề mà người ta phải sửa đổi. Thực tế thì người ta đã chắt lọc những cái hay của TBCN để "vá lối" cho những lỗ hổng của XHCN. Điều này cũng không có gì là lạ trong khi người ta chưa tìm được "bản vá lỗi" hay hơn.

Có một điều mình không tìm thấy trong lý luận của C.Mác đó là ông không giải thích hay tiên đoán về đỉnh cao của chế độ tư bản sẽ như thế nào. Thực tế cho thấy hiện nay chế độ tư bản không box lột giá trị thặng dư như xưa nữa. Việc Bill Gates và các nhà tài phiệt khác thành lập các quỹ nhân đạo, quỹ xã hội với nhiều tỉ đô la đã cho thấy một bức tranh khác với những gì người ta nghĩ về chế độ TBCN.

Nhưng mình tin rằng trong tương lai, loài người sẽ tìm ra một chế độ nào đó hay hơn tất cả các chế độ mà loài người đã trải qua.
 
Loài người luôn tìm kiếm một chế độ hay hơn chế độ đang có. Chế độ tư bản đã đem lại sự thịnh vượng giàu có cho các nước áp dụng nó, nhưng nó cũng có những khiếm khuyết. Các nhà triết học như C.Mac muốn xây dựng một chế độ tốt hơn, mà ông gọi là chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chế độ xã hội CN khi triển khai vào thực tế gặp một số vấn đề mà người ta phải sửa đổi. Thực tế thì người ta đã chắt lọc những cái hay của TBCN để "vá lối" cho những lỗ hổng của XHCN. Điều này cũng không có gì là lạ trong khi người ta chưa tìm được "bản vá lỗi" hay hơn.

Có một điều mình không tìm thấy trong lý luận của C.Mác đó là ông không giải thích hay tiên đoán về đỉnh cao của chế độ tư bản sẽ như thế nào. Thực tế cho thấy hiện nay chế độ tư bản không box lột giá trị thặng dư như xưa nữa. Việc Bill Gates và các nhà tài phiệt khác thành lập các quỹ nhân đạo, quỹ xã hội với nhiều tỉ đô la đã cho thấy một bức tranh khác với những gì người ta nghĩ về chế độ TBCN.

Nhưng mình tin rằng trong tương lai, loài người sẽ tìm ra một chế độ nào đó hay hơn tất cả các chế độ mà loài người đã trải qua.

XHCN chỉ là sự tưởng tượng của con người.
Thực tế đã chứng minh, không có nền kinh tế nào vận hành bằng cách chiếm hữn thặng dư lao động lại là có thể loại bỏ được lực lượng những nhà tư bản.

Hay nói cách khác không có việc chiếm hữu thặng dư lao động thì không có kinh tế phát triển. Và không có nhà tư bản thì không sẩy ra việc chiếm hữu thặng dư.

Quan sát kỹ ta sẽ thấy chính lực lượng nhà tư bản là một thành phần của lực lượng sản xuất, làm sao loại bỏ được nhà tư bản khi họ chính là một thành phần của LLXS?

Hay nói cách khác nếu CNXH hoặc CNCS muốn có thì con người trong cái xã hội đó phải sử dụng một chất liệu khác để làm giầu cho xã hội, việc chiếm hữu thặng dư lao động là cách vận hành của xã hội TBCN rồi và không thay đổ được. Chỉ là từ thấp đến cao mà thôi.
 
Trước hết xin cảm ơn các bạn đã rất thẳng thắn nói lên suy nghĩ của mình.Từ khi tham gia diễn đàn thì tôi thấy đây chính là đề tài mà người tham gia đã rất dân chủ bày tỏ quan điểm.

Thực tế chúng ta vẫn còn chưa tích lũy đủ về lượng để mà có sự chuyển biến về chất vì thế chúng ta vẫn còn đang phải xây dựng ,vẫn phải cần tới phương thức sản xuất TBCN chứ chưa phải đã là xã hội XHCN,lí luận vẫn còn đang đi trước thực tế.
Luật pháp khi còn có nhà nước thì nó vẫn còn nhiều cái bị chi phối bởi ý chí riêng của số ít những người cầm quyền nó vừa bảo vệ cho lợi ích riêng của giai cấp thống trị cũng vừa bảo vệ lợi ích chung cho cả xã hội như phòng chống tội phạm,tệ nạn ...khi lợi ích riêng đi ngược lại lợi ích chung thì sẽ mâu thuẫn...Khi luật pháp là ý chí chung của toàn xã hội thì nhà nước sẽ là nhà nước chung của toàn dân,như thế thì coi như cũng chẳng còn nhà nước nữa vì đã không còn sự phân hóa giữa công dân và nhà nước.Tất cả là công dân và tất cả cũng là người nhà nước.

Nhà tư bản họ cũng tham gia sản xuất vì họ là người quản lí điều hành,lao động trí óc.Nhưng cái khác của giám đốc tư nhân với giám đốc chế độ công hữu là giám đốc tư nhân là người làm chủ sở hữu toàn bộ tài sản của doanh nghiệp còn giám đốc chế độ công hữu chỉ là người điều hành thuần túy,làm công ăn lương như mọi người khác.

Tuy phân hóa giàu nghèo vẫn còn nhưng người nghèo thời sau vẫn có đời sống cao hơn nhiều so với các thời kì trước đó bởi tổng sản phẩm của xã hội luôn gia tăng,giàu có lên nhưng chỉ có phân phối là chưa công bằng.Phân hóa chênh lệch giau nghèo quá mức sẽ dẫn tới mất cân bằng,mất ổn định khủng hoảng và người ta sẽ phải viện trợ,lập quỹ từ thiện,nhân đạo ủng hộ nơi nghèo đói để lập lại sự cân đối.Bạn cứ tưởng tượng khi bạn bán hàng mà người ta nghèo quá không mua nổi thì chính bạn cũng sẽ nguy thế nên phải giúp đỡ họ thôi.

Bóc lột giá trị thặng dư vẫn tồn tại nên vẫn có sự chênh lệch về đời sống. Công nhân tuy được cải thiện về đời sống và nhà tư bản cũng giàu hơn nhiều so với trước đó nhưng chưa phải là đã dứt điểm mâu thuẫn.

Trong một giai đoạn nhất định vẫn phải cần nhà tư bản để họ giúp đỡ phát triển lực lượng sản xuất.Nếu như sau này tài nguyên tự nhiên cạn kiệt,sức lao động và tri thức khoa học dần thành tư liệu sản xuất chủ đạo là tài nguyên vô tận thì người lao động coi như được làm chủ tư liệu sản xuất của mình,tri thức không thể có sự tư hữu vì khi càng chia sẻ nó càng tăng lên thì lúc đó chế độ tư bản sẽ thật sự lung lay.

Tuy rằng một số luận điểm của Marx cần phải làm sáng tỏ hơn nữa nhưng tư tưởng của ông về xã hội mới thay thế xã hội tư bản vẫn còn sức sống bởi nhiều vấn đề cơ bản ông đề cập vẫn còn mang tính thời sự.

Nếu ai tìm hiểu định luật "bảo toàn khối lượng" sẽ thấy cơ chế thị trường và bóc lột giá trị thặng dư là nghịch lí.Vật chất chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác,còn khối lượng không tăng lên hay giảm đi mà được bảo toàn.Theo định luật này thì người ta bỏ sức ra làm thế nào thì hưởng thụ thế đó,đầu tư bao nhiêu thì thu về tương ứng không có sự thua thiệt,người được - người mất,kẻ giàu -người nghèo...Nhưng cơ chế thị trường người ta buôn bán phải có khoản dôi ra để làm lãi,gửi tiền vào ngân hàng phải có sinh lời.

Việc của cải gia tăng chỉ có thể thực hiện được nhờ lao động sản xuất.Còn buôn bán,đầu tư chứng khoán,tài chính,ngân hàng chỉ là mối quan hệ xã hội,là tầng trên của ngôi nhà.Không phải cứ lắm tiền là xã hội giàu có,cái cuối cùng vẫn là sản xuất ra hàng hóa cụ thể.Việc quá lạm dụng mặt xã hội của sản xuất để làm giàu sẽ đè sập quá trình sản xuất.

Nhà tư bản trong sản xuất họ là người lao động trí óc.Như thế công sức họ bỏ ra thì sẽ nhận lại phần hưởng thụ tương ứng,không thể có gì dôi ra để tích lũy trừ khi họ nhịn ăn nhịn tiêu để làm giàu.Nhưng làm nhiều vất vả mà lại hưởng thụ ít thì sẽ khủng hoảng bởi không đảm bảo để tái sản xuất.Vì thế khả nhịn ăn nhịn tiêu để giàu có là không thể.Vậy họ chỉ làm giàu từ việc bóc lột công nhân,nhờ thực hiện trao đổi không ngang giá.Việc này sẽ làm phân hóa giàu nghèo,công nhân có nguy cơ không đảm bảo tái sản xuất,không đảm bảo cuộc sống cho bản thân và con cái.

Nhà đầu tư phải có lợi nhuận,ngân hàng cũng phải có lợi nhuận,thương nghiệp cũng có lợi nhuận,chủ doanh nghiệp cũng có lợi nhuận chỉ có công nhân là không có.Việc này sẽ dẫn tới khủng hoảng.Sau mỗi lần khủng hoảng người ta sẽ lại điều tiết viện trợ để tạm thời xoa dịu mâu thuẫn song lại chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng mới theo chu kì.

Cạnh tranh sẽ dẫn tới thôn tính nhau tích tụ lại thành tập đoàn khổng lồ thống nhất đảm nhiệm mọi khâu của sản xuất,như thế sẽ càng thủ tiêu lợi nhuận vì khi tự cung tự cấp rồi thì chẳng ai lại đi tự bóc lột chính mình.

Thông tin và tri thức khoa học sẽ là tư liệu sản xuất đặc thù cho chế độ công hữu.Tài nguyên khai thác nhiều có nguy cơ cạn kiệt vì thế phải sáng tạo ra tài nguyên mới ,phải tiết kiệm nhưng để làm được phải khai thác sức lao động,khai thác trí tuệ.Vậy thì khi đó người lao động cũng chính là người làm chủ sở hữu tư liệu sản xuất của mình,họ đại diện cho phương thức sản xuất mới .
Loài người vốn bắt đầu từ nền kinh tế không kợi nhuận,trao đổi ngang giá sau đó phủ định để đi tới kinh tế thị trường và sẽ lại tự phủ định để quay về như cũ trên cơ sở cao hơn .Đó là chân lí,là quy luật tạo hóa.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo tôi thì chủ nghĩa Mac-Lenin vẫn còn phải bổ sung hoàn thiện để phát triển nhiều vấn đề nữa như:thế giới quan và nhân sinh quan ,phép biện chứng,tôn giáo,quy luật tiến hóa,...bởi chính các ông cũng dạy rằng học thuyết của các ông chưa phải đã là xong xuôi hẳn,không phải là kinh thánh vẫn cần thế hệ sau này phát triển cho hợp với thời cuộc.
"Bình cũ rượu mới" vẫn sẽ hơn "bình mới rượu cũ",nghĩa là thà cứ để hình thức như cũ mà nội dung được phát triển vẫn còn hơn là hình thức thì mới song nội dung lại vẫn lỗi thời.
Mời tất cả các thành viên ai có sáng kiến gì thì cứ đóng góp!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top