• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Triết học quân sự

Nhất Chi Mai

New member
Xu
0
Giúp mọi người hiểu thêm về Triết học quân sự , hay còn gọi là Binh pháp , Mai tự viết bài này theo cách thật đơn giản và dễ hiểu , có gì ko đúng giúp bổ sung thêm nhé :)

1.Triết học quân sự là gì ?

a. Định nghĩa Triết học quân sự :
Triết học là môn khoa học chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu.

Vậy triết học quân sự là khoa học nghiên cứu về chiến tranh , nhằm tìm ra các quy luật giữa các lực lượng đối kháng nhau .

b. Giải thích :
Bất cứ nơi đâu tồn tại sự đối kháng giữa ít nhất hai lực lượng đối đầu nhau , khi mà một bên tìm cách để chiến thắng phía còn lại , tức là họ đang tìm đến một chiến lược , mưu kế , hay gọi chung là Binh Pháp .

2. Binh pháp và những điều liên quan .
a. Binh pháp và Chính trị :
Binh pháp gắn liền mật thiết với Chiến tranh , còn chiến tranh là một hình thái biểu hiện của chính trị , nhằm giúp các lực lượng đối kháng đạt được mục đích của mình khi không thể theo cách ngoại giao , kinh tế và nhiều cách khác .

b. Binh pháp và Kinh tế :
Có câu : Thương trường như chiến trường , trong kinh doanh , người tài giỏi luôn giữ cho mình những chiến lược hiệu quả , những mưu kế cạnh tranh sáng suốt . Thị trường kinh tế đã , đang và sẽ là một chiến trường rộng lớn mà con người phải luôn chiến đấu .

c. Binh Pháp và Tình yêu :
Tình trường cũng giống như chiến trường , chẳng phải trái tim sắt đá của mỹ nhân chính là một trường thành mà ta cần chiếm lấy sao ? Nếu lại có thêm một hay nhiều tình địch thì chẳng phải có thêm đối thủ sao ?

d. Binh pháp và Đời sống :
Triết học , đặc biệt là triết học trung hoa , chú trọng nghiên cứu rất sâu rộng về cách đối nhân xử thế , cách sống ở đời . Nó dạy cho chúng ta sống sao cho hòa đồng với vạn vật xung quanh , bảo toàn được bản thân và đạt được những mục tiêu của mình . Tuy nhiên , cuộc sống không thiếu những kẻ tiểu nhân luôn tìm cách ám hại ta , hoặc đôi khi ta phải đối đầu với kẻ khác trong quá trình đi đến mục tiêu của mình .
Vậy đời sống chẳng qua cũng là một chiến trường lớn , mà ở đó kẻ khôn thắng kẻ dại , kẻ mạnh thắng kẻ yếu , và chỉ có ai sở hữu những chiến lược khôn ngoan , những mưu kế trác tuyệt mới có thể tồn tại được .
Thiên nhiên luôn loại trừ những kẻ yếu đuối , ưu ái cho những kẻ mạnh mẽ và biết cách tồn tại .

Hết phần 1 .
 
Phần 2 : Quá trình để trở thành một chiến lược gia theo suy nghĩ của bản thân tôi .

Ngày xưa , khi công nghệ còn chưa phát triển đến như thời điểm hiện nay . Khi mà con người còn dùng đao kiếm mà chiến đấu với nhau . Thì một nhà chiến lược phải thông thạo rất nhiều thứ .

Trên phải thông thiên văn , biết tinh tượng , đoán được thời tiết , hướng gió .
Dưới phải tường địa lý , am hiểu địa hình , trận mạc , sông núi , rừng cây .
Giữa phải thông binh pháp , rành thế trận , phải lắm mưu nhiều kế .
Thiên thì phải hiểu mệnh trời , nắm bắt được thời cơ .
Địa thì phải biết lợi hại , tiến thoái , bày trận kỳ môn ...
Nhân thì trên phải hiểu tính vua , giữa phải biết địch ta , dưới thì phải điều khiển được binh lính .

Vì vậy từ nghìn xưa có câu " Nghìn quân dễ kiếm , một tướng khó tìm " là vậy .

Một vị tướng ngày xưa theo Mai thì có năm chỉ số sau :
Lead : Chỉ số lãnh đạo , tức phải biết điều khiển được binh lính , rành binh pháp , nắm rõ địa hình , biết nhiều trận địa kỳ môn . Người làm càng giỏi việc này tức có thể thưởng cho câu "Dụng binh như thần"
War: Chỉ số sức mạnh , tức phải mạnh khỏe hơn người , xông vào trận địa lấy đầu giặc dễ như thò tay vào túi lấy đồ . Trăm người không địch lại .
Intelligent : Chỉ số thông minh , tức phải lắm mưu nhiều kế , miệng lưỡi sắc bén , thấu hiểu nhân tình , nắm được thiên cơ .
Polictic : Chỉ số chính trị , tức phải hiểu rõ cách điều hành nhà nước , tổ chức được dân chúng , cai quản được nhân dân .
Charm : Chỉ số thu hút , tức có sức hút nhân tâm , lôi kéo được mọi người theo mình .

Vậy , các chỉ số này khác nhau và ảnh hưởng với nhau ra sao ?

Ta lấy một nhân vật ra ví dụ là Nhạc Phi thời Nam Tống
Secret-Yue-Fei.jpg

Info : https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhạc_Phi

Nhạc Phi mệnh danh Thường thắng tướng quân , đánh đâu thắng đó , thông hiểu trận mạc , đánh 126 trận chưa thua lần nào . Nhưng tại sao lại có kết cục đáng thương như vậy ?
Mặc dù có thể nói chỉ số Lead và War của ông cao , thêm việc chiếm được nhân tâm bởi tấm lòng trung trinh ái quốc , chỉ số Charm của ông cũng cao . Ông ra trận đánh giặc có thể nói là thiên hạ vô địch . Nhưng cái ông kém là chỉ số Intelligent và Polictic .

Nhạc Phi quá cương trực , chính nghĩa , trong khi việc sử dụng mưu kế trong triều , dùng miệng lưỡi thì ông thua xa Tần Cối . Kẻ ở trong triều đình dùng mưu kế để hại ông . Thêm việc ông chỉ ở ngoài trận mạc , không thấu hiểu những thủ đoạn chính trị trong triều đình , nước xa không cứu được lửa gần , vì vậy ông bị gian thần dùng mưu hãm hại , đành phải kết thúc cuộc đời trong tay bọn gian ác . Thật tiếc thay.

Ví dụ thứ hai Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ
Secret-Xiang-Ji.jpg

Info : https://vi.wikipedia.org/wiki/Hạng_Vũ

Tây sở Bá Vương Hạng Vũ , sức mạnh nâng đỉnh không ai bì , tinh thông binh pháp , đánh trận tiêu diệt biết bao nhiêu vạn quân Tần . Đốt Tần cung , xưng Bá Vương , khó ai sánh kịp . Tuy nhiên , chính vì cậy mình đánh trận giỏi , luôn xem thường các tùy tướng , không biết tận dụng nhân tài , cuối cùng phải vong thân ở Ô Giang . Vì thế theo mình nhận định như sau :
Lead : cao
War : rất cao
Int , Pol , Charm : thấp
Thể hiện Hạng Vũ đánh trận giỏi , sức mạnh phi thường , nhưng sự thông minh , mánh khóe và thủ đoạn chính trị không giỏi .

Ví dụ thứ 3 : Hán Cao Tổ Lưu Bang
Secret-Liu-Bang.jpg

Info : https://vi.wikipedia.org/wiki/Hán_Cao_Tổ

Trái ngược với Hạng Vũ , Lưu Bang không tài giỏi gì , không biết cầm quân đánh trận , không có sức mạnh phi thường , không có mưu kế tuyệt hảo , nhưng ông lại rất giỏi ở một điểm . Sức thu hút và điều khiển nhân tài rất cao - Tức chỉ số Charm .
Lưu Bang nói về nguyên nhân chiến thắng trước Hạng Vũ:
"Phàm việc tính toán trong màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm thì ta không bằng Tử Phòng ; trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ đứt thì ta không bằng Tiêu Hà; Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hàn Tín. Ba người này đều là những kẻ hào kiệt, ta biết dùng họ cho nên lấy được thiên hạ. Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên mới bị ta bắt."
Nhận định :
Lead , War , Pol , Int trung bình
Charm : rất cao

Chính Lưu Bang cũng biết bản thân mình kém ở Lead , Int , Pol , War , nhưng sự kiệt xuất của ông là biết sử dụng những nhân tài cực giỏi trong lĩnh vực riêng của họ . Như Trương Lương thì có trí thông minh siêu việt ( INT ) , Hàn Tín tinh thông binh pháp , còn giỏi hơn cả Hạng Vũ ( LEAD ) , Tiêu Hà giỏi pháp chính ( POL ) võ tướng thì có Bành Việt , Phàn Khoái , Hạ Hầu Anh ... ( WAR) . Đủ thấy sự dùng người quan trọng đến mức nào .

Ví dụ 4 : Khổng Minh Gia Cát Lượng
607-Zhuge-Liang_A.jpg

Info : https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_Cát_Lượng

Một người tinh thông binh pháp , thấu hiểu trận địa , giỏi bày mưu tính kế , giỏi nội trị , ngoại giao . Giúp Lưu Bị gầy dựng nước Thục , chiếm lấy một phần ba thiên hạ , uy danh lẫy lừng , tiếng thơm nghìn đời

Nhận định : Lead : cao War : thấp Int: rất cao Pol : cao Charm : khá

Vậy , Triết học quân sự không chỉ bao gồm binh pháp , mà theo bản thân tôi còn có cả mưu lược , kế sách . Người tận dụng chúng trong càng nhiều lĩnh vực thì càng thành công .
Tuy nhiên , sự đối kháng phổ biến vẫn là giữa con người với con người . Ngày nay chiến tranh không còn như xưa , việc áp dụng binh pháp vào chiến tranh thực sự đã lỗi thời và không có đất dụng võ . Nhưng việc áp dụng nó vào sự tranh chấp giữa con người với con người , thì luôn luôn hữu dụng . Bởi vì một khi con người còn tồn tại , thì họ còn đấu tranh với nhau . Vì vậy , đừng nghĩ Binh pháp chỉ giới hạn trong phạm vi chiến tranh , mà hãy suy nó ra tất cả các lĩnh vực đời sống khác .

Hết phần 2
 
Hoan hô Nhất Chi Mai, bạn đã làm một việc khá hay là bàn (và sẽ dụng nữa chăng?) về binh pháp theo kiến thức của bạn. Trong lúc chờ phần tiếp theo, tiểu sinh xin lạm bàn đôi điều nhé:
- Tui mới chỉ nghe nói khoa học quân sự, chứ chưa nghe nói triết học quân sự, bởi theo hamchoi hiểu, triết học là khoa học nghiên cứu các qui luật của thế giới, vì thế nó có trong các khoa học khác, như cái chung trong cái riêng vậy. Nếu theo lí luận của NCM, ta cũng có thể nói triết học văn học, triết học tâm lí học, triết học Đông phương học....hay sao?
- Theo tui, về từ nguyên, nói nôm na thì binh là chiến, tranh đoạt (tức là có đối kháng); còn pháp là cách thức thực hiện. Tức binh pháp là cách thức để giành thắng lợi trong một cuộc tranh đoạt. Chính vì vậy mà người ta có thể vận dụng binh pháp (binh pháp Tôn Tử chẳng hạn) vào các lĩnh vự khác nhau trong đời sống: kinh tế, chính trị, tình yêu..... Chứ chỉ dùng binh pháp để đánh nhau kiểu ngày xưa thì chắc tui đã chai mông trên yên ngựa rồi. :D
- Phần 2 NCM trình bày về tiêu chuẩn một chiến lược gia tốt là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, am hiểu cả thiên địa nhân. Hic, tớ nghĩ, một điều rất quan trọng là anh ta phải hiểu cực kỹ về chiến trường anh ta tham gia, và đương nhiên, cần nắm rõ cả về ta và địch.
- Cảm nhận của tui khi đọc topic là NCM hơi sách vở một tí. Sẽ cụ thể và hiệu quả hơn khi NCM đưa ra con đường, cách thức mỗi người phát huy khả năng để học và vận dụng binh pháp. Vì ai cũng muốn, nhưng mấy ai theo được Tôn Tử, dù chỉ là một đôi kế?
Cố lên nhé. Tui đang chờ để đọc tiếp đây :)
 
Theo BC hiểu thì NCM đang vận dụng những lý thuyết của Triết học áp dụng vào nghệ thuật chiến tranh. Nếu theo cách nhìn này thì một chiến lược gia trong chiến tranh cần nắm vững các phạm trù triết học, các quy luận khách quan...BC chưa thấy NCM xoáy vào cái này trong các phẩm chất của một chiến lược gia ở phần 2. Hy vọng phần 3 sẽ thấy....^^
 
Phần 3 : Quá trình để trở thành một chiến lược gia theo suy nghĩ của bản thân tôi - 2

A. Những sai lầm của đa số mọi người về binh pháp - chiến lược :

1. Binh pháp chỉ dùng trong chiến tranh : Sai
Như đã nói , binh pháp - chiến lược sử dụng trong rất nhiều mặt của cuộc sống , như ở trên đã đề cập .

2. Biết là dùng trong nhiều lĩnh vực , nhưng bình thường đâu có dùng nhiều , chỉ khi nào đấu đá nhau thôi : Sai
Bất cứ khi nào chúng ta hành động một cách có tổ chức , chiến lược hơn , thông minh hơn , tức là ta đã sử dụng mưu kế - chiến lược - binh pháp rồi . Chỉ có điều là chúng ta không nhận ra rằng chúng ta đã đang và sẽ sử dụng chúng mà thôi . Có thể nói Binh pháp - chiến lược giống như không khí , chúng ta không nhận ra chúng ta đang sử dụng nó cho đến khi nào chúng ta gặp nguy hiểm vì nó mà thôi .

3. Mưu kế chỉ do những kẻ gian xảo sử dụng , quân tử đại trượng phu không dùng : Sai
Có câu "tiểu lượng phi quân tử , vô độc bất trượng phu" , người quân tử mưu kế có khi lại càng cao thâm hơn kẻ tiểu nhân , như ngày xưa Tôn Tẫn đấu Bàng Quyên . Một bên là chính nhân quân tử , nhưng vì tin bạn nên bị bạn hãm hại , chặt chân , phải giả điên , ăn phân để sống sót . Về sau Tôn Tẫn ngồi sau màn trướng mà quyết định nơi chết của Bàng Quyên , mưu lược thần sầu .

4. Người thông minh , giỏi bày mưu tính kế thì nên sử dụng thường xuyên : Sai
Mưu kế nếu dùng để mưu lợi cho đại cục , ích cho nhiều người thì nên dùng . Dùng để trừ gian diệt ác thì nên dùng . Dùng để cứu kẻ khác khỏi cơn nguy khốn thì nên dùng . Ngoài ra mưu cầu lợi ích cho bản thân một cách bất chính , dùng mưu hãm hại trung lương thì sẽ gây quả báo , tổn thọ , không thấy ở đời mình thì ắt con cháu sẽ lãnh . Tin hay không tùy các bạn thui .

Vậy tác dụng của mưu kế - chiến lược là gì ?


Editing...
 
Mình có chiến lược như thế này.
Trong phong thủy phía sau là núi,trước mặt là nước là địa thế rất đẹp.Lãnh thổ Việt nam có hai bên là biển và dãy núi chạy dọc theo chiều dài đất nước vậy thì cứ quay mặt ra biển dựa lưng vào núi.
Đằng sau nước ta là hai người anh em Lào và Campuchia, phải luôn thắt chặt mối quan hệ keo sơn như thế cũng đỡ lo ngại,trước mặt mới là nơi bị nhiều kẻ dòm ngó.
Kinh tế khi được đầu tư phát triển thì quốc phòng an ninh cũng sẽ phải phát triển theo cho cân xứng.Nếu muốn vươn ra biển thì cũng phải tăng cường lực lượng hải quân với lực lượng cảnh sát biển để bài binh bố trận cho thích hợp.
Địa lí kinh tế thì đã có trong trường phổ thông rồi nhưng địa lí chính trị và quân sự chưa được nhiều người biết lắm.

Các bạn thử chấm điểm cho Nôbita xem có tố chất để thành nhà cầm quân không !
 
Ngày nay chiến tranh không còn như xưa , việc áp dụng binh pháp vào chiến tranh thực sự đã lỗi thời và không có đất dụng võ.cái này tôi phản đối cho dù ở thời đại nào đi chăng nữa thì việc dùng binh vẫn không thoát khỏi:thiên thời-địa lợi-nhân hòa .việc áp dụng binh pháp vào chiến tranh không bao giờ là lỗi thời cả
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top