Triết học mác và tôn giáo ???

change-world

New member
Xu
0
Theo triết học mác- le6nin thì quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng đồng nghĩa với việc bãi bỏ hoàn toàn tôn giáo.

Vấn đề đặt ra ở đây là Triết học mác đã bác bỏ hoàn toàn tôn giáo. "tôn giáo là sự bất lực của con người, là thuốc phiện của nhân dân".Khi học đại học thì hầu hết mọi người đều học triết học mác vậy tại sao họ vẫn còn theo tôn giáo ???

vấn đề có lẽ là con người chưa có 1 cái gì khác đáng tin cậy để dựa dẫm ???? nên phải dựa dẩm vào tôn giáo, thần linh ?
 
Tôn giáo trong cái nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Theo triết học mác- le6nin thì quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng đồng nghĩa với việc bãi bỏ hoàn toàn tôn giáo.

Vấn đề đặt ra ở đây là Triết học mác đã bác bỏ hoàn toàn tôn giáo. "tôn giáo là sự bất lực của con người, là thuốc phiện của nhân dân".Khi học đại học thì hầu hết mọi người đều học triết học mác vậy tại sao họ vẫn còn theo tôn giáo ???

vấn đề có lẽ là con người chưa có 1 cái gì khác đáng tin cậy để dựa dẫm ???? nên phải dựa dẩm vào tôn giáo, thần linh ?

Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng đời sống văn hóa tinh thần hình thành trên cái nền tảng của quá trình sinh hoạt vật chất,lao động sản xuất của con người.Kinh tế nông nghiệp thì sẽ sinh ra những phong tục tập quán đặc trưng của nông nghiệp(như phong tục gói bánh trưng bánh giày),còn nền công nghiệp thì lại hình thành lên những thói quen,tư duy và tác phong công nghiệp tương ứng.
Tôn giáo hình thành là một quy luật khách quan,và nguồn gốc của nó bắt đầu từ đời sống hiện thực,từ những quá trình sinh hoạt vật chất của con người.Trong thần thoại,truyền thuyết ta vẫn thấy có các vị thần:thần sông,thần núi,thần biển,thần tình yêu,thần đất,thần sức mạnh,thần lửa,thần chết... rõ ràng từ những sự vật hiện tượng mà con người giao tiếp trong đời sống hiện thực đã được thần thánh hóa và trở thành giá trị lớn lao vĩ đại để con người phải tôn thờ ,phong tục thờ cúng danh nhân,anh hùng dân tộc hay tổ tiên,ông bà, cha mẹ của người Việt nam ta cũng nằm trong quy luật ấy.
Về nguồn gốc sâu xa thì tôn giáo hình thành từ quá trình nhận thức.Nhận thức được chia ra làm các giai đoạn:trực quan sinh động,tư duy trừu tượng,tình cảm niềm tin và sâu nhất là đi vào tâm thức của con người.
Trong quá trình lao động sản xuất,sinh hoạt giao tiếp với môi trường tự nhiên hay xã hội mà con người nhận biết được bản chất của sự vất hiện tượng,có ích lợi hay tác hại ra sao,người này tốt nhân từ còn kẻ kia thì tàn ác ,từ đó trong tình cảm của con người sẽ hình thành ra cảm xúc yêu mến hay ghét bỏ,kính trọng hay là căm thù sợ hãi.Càng vào tầng sâu của nhận thức thì sự vật sẽ càng có xu hướng được thổi phồng siêu việt và hình thành lên đời sống tâm linh với những thần thánh và ác quỷ.

Người ta thường nói hiện thực là cái hình thật,còn đời sống tinh thần thì như cái bóng in trên vách không thể tách rời,chúng luôn đi với nhau.Nhưng cái hình thì luôn bé hơn còn cái bóng in trên vách thì lại rất to vì thế cần phải có sự tỉnh táo để mà phân biệt được chúng.Tôn giáo sẽ mang tính chất thuốc phiện khi con người có sự tha hóa không còn làm chủ được tôn giáo và trở thành nô lệ cho đời sống tinh thần của chính mình, họ sẽ có sự đảo ngược về nhận thức ,chỉ vào cái bóng to đùng rồi bảo nó là hình thật.
Trong công cuộc xây dựng đất nước Đảng ta chưa bao giờ gây khó khăn cho hoạt động tín ngưỡng của nhân dân,chỉ những người lợi dụng tín ngưỡng ,phát triển tôn giáo nô dịch để mê hoặc quần chúng mới bị nghiêm trị.
 
Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng đời sống văn hóa tinh thần hình thành trên cái nền tảng của quá trình sinh hoạt vật chất,lao động sản xuất của con người.Kinh tế nông nghiệp thì sẽ sinh ra những phong tục tập quán đặc trưng của nông nghiệp(như phong tục gói bánh trưng bánh giày),còn nền công nghiệp thì lại hình thành lên những thói quen,tư duy và tác phong công nghiệp tương ứng.
Tôn giáo hình thành là một quy luật khách quan,và nguồn gốc của nó bắt đầu từ đời sống hiện thực,từ những quá trình sinh hoạt vật chất của con người.Trong thần thoại,truyền thuyết ta vẫn thấy có các vị thần:thần sông,thần núi,thần biển,thần tình yêu,thần đất,thần sức mạnh,thần lửa,thần chết... rõ ràng từ những sự vật hiện tượng mà con người giao tiếp trong đời sống hiện thực đã được thần thánh hóa và trở thành giá trị lớn lao vĩ đại để con người phải tôn thờ ,phong tục thờ cúng danh nhân,anh hùng dân tộc hay tổ tiên,ông bà, cha mẹ của người Việt nam ta cũng nằm trong quy luật ấy.
Về nguồn gốc sâu xa thì tôn giáo hình thành từ quá trình nhận thức.Nhận thức được chia ra làm các giai đoạn:trực quan sinh động,tư duy trừu tượng,tình cảm niềm tin và sâu nhất là đi vào tâm thức của con người.
Trong quá trình lao động sản xuất,sinh hoạt giao tiếp với môi trường tự nhiên hay xã hội mà con người nhận biết được bản chất của sự vất hiện tượng,có ích lợi hay tác hại ra sao,người này tốt nhân từ còn kẻ kia thì tàn ác ,từ đó trong tình cảm của con người sẽ hình thành ra cảm xúc yêu mến hay ghét bỏ,kính trọng hay là căm thù sợ hãi.Càng vào tầng sâu của nhận thức thì sự vật sẽ càng có xu hướng được thổi phồng siêu việt và hình thành lên đời sống tâm linh với những thần thánh và ác quỷ.

Người ta thường nói hiện thực là cái hình thật,còn đời sống tinh thần thì như cái bóng in trên vách không thể tách rời,chúng luôn đi với nhau.Nhưng cái hình thì luôn bé hơn còn cái bóng in trên vách thì lại rất to vì thế cần phải có sự tỉnh táo để mà phân biệt được chúng.Tôn giáo sẽ mang tính chất thuốc phiện khi con người có sự tha hóa không còn làm chủ được tôn giáo và trở thành nô lệ cho đời sống tinh thần của chính mình, họ sẽ có sự đảo ngược về nhận thức ,chỉ vào cái bóng to đùng rồi bảo nó là hình thật.
Trong công cuộc xây dựng đất nước Đảng ta chưa bao giờ gây khó khăn cho hoạt động tín ngưỡng của nhân dân,chỉ những người lợi dụng tín ngưỡng ,phát triển tôn giáo nô dịch để mê hoặc quần chúng mới bị nghiêm trị.


mình biết là nhà nước không gây khó khăn cho tôn giáo. Nhưng vẫn hạn chế ở tôn giáo 1 số mặt ví dụ : đưa vào chương trình dạy học môn triết học mác lê nin nhằm phản bác tôn giáo, hay người theo tôn giáo thì không được làm cán bộ nhà nước,....

vậy hiện nay nhà nước có cần phải xóa bỏ hoàn toàn tôn giáo không ? trong khi tôn giáo luôn muốn hòa hợp và tồn tại song song với khoa học.

nhưng theo mình thì chỉ nên giữ lại những cái tốt từ tôn giáo còn lại thì nên bãi bỏ hẵn và thay thế bằng 1 cái khác khoa học hơn, tiến bộ hơn đồng thời giúp cho con người mạnh mẽ hơn khi phải đối mặt với các vấn đề.

mình cho rằng : " tôn giáo làm con người trở nên yếu đuối và bất lực trước những yếu tố bên ngoài "

" rõ ràng khi thiên thạch sắp rơi vào trái đất thì chúng ta không thể ngồi đó mà cầu chúa được. chỉ có ánh sáng của khoa học mới cứu sống cả nhân loại "

đồng ý rằng cuộc chiến bãi bỏ hoàn toàn tôn giáo là 1 cuộc chiến lâu dài, cần phải có nhiều thời gian này. nhưng ngay tại thời điểm này ít nhất cũng phải ngăn chặn đc sự phát triển của nó.
 
Tôn giáo được nhìn như một sự "tha hóa" bản chất con người vào thần thánh,niềm tin.Trong một giai đoạn phát triển nào đó thì sự tha hóa này là cần thiết.Nếu như con người thực sự yếu đuối thì tôn giáo là cái để họ còn có lí do tồn tại,nếu ta xóa bỏ thế giới ảo ảnh tôn giáo lúc này thì đồng nghĩa với việc xóa bỏ luôn họ.Trước một hiện thực quá tàn nhẫn,phũ phàng mà khả năng thực lực con người lại bị hạn chế không thể cải tạo hoàn cảnh được thì người ta cần tới niềm tin về một thế giới thật tốt đẹp trong ảo ảnh.Lúc này cái bóng với cái hình thật bị đổi chỗ.Niềm tin làm cho người ta sẵn sàng tử vì Đạo,sẵn sàng hi sinh cho niềm tin đó.
Có lần mình đấu võ giao hữu với một người có thể hình nhỏ bé,thể chất không phải là khỏe.Vậy mà với môn võ bí truyền rất lạ,anh ta như người bị lên đồng,hóa thân vào một trạng thái ảo giác.Mình tung đòn liên tiếp song anh ta không hề cảm thấy đau đớn gì,khả năng chịu đòn đến kì lạ,anh ta yếu về thể chất nhưng lại có tinh thần của một chiến binh dũng mãnh.Không biết mấy người bị gọi là đồng bóng trong trạng thái nhập đồng họ cũng có khả năng chịu đau là nhờ đảo ngược được thực tại và ảo giác không ? Phải phá vỡ trạng thái lên đồng đó làm mất niềm tin,đẩy người ta trở về thực tại mới có thể hóa giải được.
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn phải hóa thân vào những luật lệ phép tắc,cao hơn là đạo đức,lí tưởng,phải cần một tấm gương để soi vào mà điều chinh mình cho tốt hơn giống như người diễn viên phải có sự hóa thân vào nhân vật mới có thể diễn xuất hay được,và thậm chí sẽ có độc giả cũng bị tha hóa nghĩ nhân vật thành người diễn.Muốn vậy thì lại phải có niềm tin thật lớn mạnh thì mới giữ vững được ,bởi người ta không tin thì người ta sẽ tìm cách phủ định.Khi con người bắt đầu nhìn vào sự thật thì nghĩa là họ sẽ sắp phủ định cái gì đó,vì sự thật luôn biến đổi còn khi người ta vẫn còn niềm tin vẫn muốn khẳng định thì không cần thiết phải đi mục sở thị mắt thấy tai nghe.
Niềm tin chỉ thực sự có ý nghĩa khi muốn duy trì một hiện thực nào đó,còn khi cần phủ định để cải tạo sang một hiện thực mới thì niềm tin sẽ phải bị phủ định thay đổi theo.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top