Như chúng ta biết, Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó có đổi mới tư duy lý luận, đề ra nhiệm vụ khắc phục sự chậm trễ của khoa học xã hội trong đó có triết học. Qua hơn 5 năm thực hiện đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, trong đó có đổi mới tư duy lý luận. Tuy nhiên chiều sâu và tầm cỡ của công cuộc đổi mới cũng như tính khó khăn, phức tạp của những vấn đề do thực tiễn thế giới và trong nước đặt ra đòi hỏi chúng ta phải có sự nỗ lực vượt bậc trong đổi mới tư duy lý luận, nhất là đổi mới việc nghiên cứu và giảng dạy triết học mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
1. Từ Đại hội VI đến nay, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định trong đổi mới tư duy lý luận. Cụ thể là:
Trong nhận thức về CNXH có nhiều điểm sáng tỏ hơn, thấy được nhiều cái sai trong nhận thức cũ về CNXH.
Bước đầu hình thành các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
Tư duy kinh tế có sự đổi mới quan trọng.
Triết học đã đóng góp nhất định vào kết quả chung trên đây của đổi mới tư duy lý luận. Có thể nói, triết học đã tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho quá trình đổi mới tư duy lý luận, tư duy triết học, là hạt nhân lý luận cho sự hình thành tư duy mới về CNXH, nhất là tư duy kinh tế và tư duy chính trị.
Trong thời gian qua, các nhà triết học đã đi sâu phân tích bản chất và nguyên nhân của bệnh chủ quan duy ý chí ở nước ta và ở nhiều nước XHCN trước đây, làm sáng tỏ cơ sở triết học của bài học mà Đại hội VI đã rút ra là "Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan". Vấn đề biện chứng của thời kỳ quá độ cũng đã được quan tâm nghiên cứu, nhất là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu của xã hội ta, qua đó góp phần làm sáng tỏ lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH của nước ta, đóng góp vào xây dựng cương lĩnh mới của Đảng.
Trước sự phát triển mới của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới và những thay đổi hiện nay của thời đại, giới triết học đã chú ý nghiên cứu bản chất và hiệu quả xã hội có tính toàn cầu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, biện chứng của thời đại, từ đó rút ra những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cho quá trình đổi mới xã hội ta. Đồng thời khi phê phán những sai lầm của bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm trong cán bộ ta thì những nguyên tắc phương pháp luận của tư duy mới - tư duy biện chứng duy vật, vai trò của lý luận nhất là lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và đổi mới công tác lý luận cũng được chú ý trong nghiên cứu và giảng dạy triết học. Để phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp đổi mới xã hội ta như giải quyết vấn đề sở hữu, quan hệ giữa các thành phần kinh tế, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị… giới triết học vừa qua cũng đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề như phép biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, vấn đề dân chủ hóa. Vấn đề con người cũng đã thu hút sự nghiên cứu của các nhà triết học và gắn liền với nó là những động lực hoạt động của con người như nhu cầu, lợi ích… Những nghiên cứu trên đây góp phần vào đổi mới tư duy lý luận về CNXH, hình thành mô hình CNXH của nước ta.
Để thực hiện những nghiên cứu trên đây, việc nghiên cứu và giảng dạy triết học từ Đại hội VI đến nay đã có những đổi mới nhất định. Hoạt động nghiên cứu ít khuôn sáo hơn, cởi mở hơn, mạnh dạn hơn, tính chất minh họa, xuôi chiều tô hồng đã giảm bớt, có thay đổi đáng kể trong việc đánh giá các trào lưu triết học ngoài mácxít, đã chú ý hơn đến quan điểm cá nhân và gắn hơn với thực tiễn của CNXH trong nghiên cứu. Những thay đổi trên đây đã được phản ánh trên các Tạp chí, sách báo. Giữa các cơ quan nghiên cứu triết học có sự phối hợp tốt hơn. Số cán bộ triết học có học hàm, học vị đã tăng lên nhiều.
Công tác giảng dạy triết học có chuyển biến theo hướng đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học, khắc phục một bước – sự lạc hậu trên lĩnh vực này. Trước hết, đã đổi mới bước đầu chương trình và sách giáo khoa triết học theo hướng tăng thêm nhiều kiến thức lịch sử triết học, thống nhất CNDV biện chứng và CNDV lịch sử, giảm bớt việc trích kinh điển, trích nghị quyết giảm bớt việc minh họa các quan điểm chính trị của Đảng chú ý gắn chặt hơn với thực tiễn của CNXH, với thời đại, chú ý khai thác nhiều hơn ý nghĩa phương pháp luận của các quy luật, phạm trù của triết học Mác-Lênin… Đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn về chương trình triết học mới cho giảng viên triết học trong hệ thống các trường đại học và các trường Đảng. Về phương pháp giảng dạy, đã giảm bớt tính chất áp đặt, một chiều trong trình bày, tăng thêm tính gợi mở, khả năng suy nghĩ độc lập sáng tạo cho người học. Có thể nói rằng trong hơn 5 năm đổi mới, triết học đã phát huy vai trò của nó bằng hàng chục năm trước đây.
2. Như vậy là thực tiễn đổi mới ở nước ta những năm qua đã khẳng định vai trò của triết học Mác-Lênin, khẳng định ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của nó. Chủ nghĩa Mác-Lênin trong đó có triết học của nó cho đến nay vẫn là học thuyết tiến bộ nhất, chưa một học thuyết nào có thể thay thế được, vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho nhận thức và hành động cách mạng của chúng ta, vẫn là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản như Mác đã nói cách đây trên 150 năm
Sự nghiệp đổi mới với tính chất mới mẻ, khó khăn và phức tạp của nó đòi hỏi phải có lý luận khoa học soi sáng. Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và điều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thực tiễn. Phải khắc phục tình trạng trước đây thường vắng bóng lý luận khi thông qua những quyết định quan trọng và do vậy buộc phải ra quyết định trên cơ sở thuần túy kinh nghiệm. Phải tạo cơ sở thế giới quan khoa học, tạo niềm tin cho cán bộ, Đảng viên trong quá trình đổi mới theo định hướng XHCN trước những biến động sâu sắc, đầy kịch tính của thời đại. Muốn vậy cần phải có triết học khoa học. Không thể đổi mới thành công nếu thiếu mặt tư duy triết học sâu sắc. Triết học Mác–Lênin chính là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho công cuộc đổi mới của chúng ta.
Nếu như chủ nghĩa Mác-Lênin về cơ bản là một khoa học về giải phóng và phát triển con người và loài người thì biết học Mác-Lênin là triết lý của sự giải phóng đó. Triết học là sự phản tư của thời đại, là sự nắm bắt thời cuộc bằng chiều sâu tư tưởng. Vì vậy Engen khẳng định rằng một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao lý luận thì phải có triết học. Bởi vì triết học là cơ sở của mọi loại tư duy (tư duy kinh tế, tư duy chính trị, tư duy văn hóa, tư duy pháp luật...). Triết học theo một nghĩa nào đó, là khoa học về tư duy, là tư duy về tư duy. Tư duy triết học là chiết xuất, là tinh túy của tư duy lý luận. Vì vậy triết học phải tự đổi mới mình và làm công cụ để đổi mới tư duy nói chung. Với ý nghĩa đó thì trước hết phải đổi mới tư duy triết học chứ không phải là tư duy kinh tế. Nhờ có tư duy triết học mácxit mới hiểu và phân tích được phép biện chứng của những bước ngoặt, mới nắm bắt và xử lý đúng đắn những mối quan hệ biện chứng vốn có trong cuộc sống như quan hệ giữa kinh tế và chính trị, kinh tế và xã hội, kinh tế và tư tưởng, tập trung dân chủ, đổi mới và kế thừa, trung thành và sáng tạo… Và có như vậy mới khắc phục được bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh cực đoan phiến diện và chủ nghĩa chiết trung.
Thông qua triết học mà tư duy con người được rèn luyện và nâng cao. Theo Engen, năng lực tư duy lý luận chỉ là bẩm sinh dưới dạng khả năng, muốn phát triển tư duy lý luận phải có điều kiện và sự rèn luyện. Một trong những cách tốt nhất để rèn luyện năng lực tư duy lý luận, đó chính là nghiên cứu triết học và lịch sử triết học. Hiện nay với sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên xô và Đông Âu, chủ nghĩa Mác-Lênin đang đứng trước sự thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Không những kế thừa của chủ nghĩa Mác mà có nhiều người mới ngày hôm qua đây còn được coi là người mácxít cũng ra sức xuyên tạc, công kích, bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin không những lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, về kinh tế chính trị, mà cả về triết học, nhất là quan điểm duy vật lịch sử cũng trở thành đối tượng phê phán, phủ nhận. Trong tình hình đó việc nắm vững phép biện chứng mácxít lại càng quan trọng vì nó là vũ khí để đấu tranh tư tưởng, đồng thời là công cụ để triết học tự bảo vệ mình và phát triển mình lên một giai đoạn mới trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI.
3. Trong những năm qua, như trên đã nói, triết học đã cổ sự đổi mới nhất định và đã đóng góp vào quá trình đổi mới đất nước. Tuy nhiên điều đó mới là bước đầu và còn rất hạn chế, cái đã có và cái cần phải có còn khoảng cách khá xa. Lý luận triết học vẫn còn xa rời với cuộc sống, chưa nhạy cảm trước những biến đổi trong nước và trên thế giới. Nhiều vấn đề triết học do cuộc sống đặt ra chưa có sự giải đáp thỏa đáng, vẫn còn có những biểu hiện giáo điều và bảo thủ trong lý luận, hiểu biết vê lịch sử triết học và triết học ngoài mácxít hiện đại còn ít ỏi, ít có những chuyên gia giỏi những người uyên bác trong lĩnh vực triết học... Nguyên nhân tình trạng trên có nhiều. Có phần do điều kiện lịch sử khách quan, có phần do lãnh đạo, có phần do bàn thân các nhà triết học. Sắp tới để phát huy mạnh mẽ và có hiệu qủa vai trò của triết học vào sự nghiệp đổi mới, cần phải giải quyết các vấn đề sau đây:
Triết học và thực tiễn: Phải tạo ra một bước ngoặt triết học hướng về thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn và muốn vậy, phải tạo cơ chế liên hệ giữa các nhà triết học với thực tiễn và phải có chế độ, chính sách, kinh phí thỏa đáng để đi thực tế. Người làm triết học cần được thông tin tình hình trong nước và thế giới kịp thời, không vì khó khăn về tài chính mà cắt bỏ sách báo nước ngoài. Phải xóa bỏ tình trạng giới triết học nước ta bị tách biệt với thế giới bằng cách tạo điều kiện nghiên cứu các tài liệu triết học ở các nước tư bản và cho đi sang các nước đó để tìm hiểu tình hình đất nước họ và trao đổi, tiếp xúc với giới triết học (cả mácxít và ngoài mácxít) ở đó.
Triết học và chính trị: Chúng ta đã thấy tác hại của việc đồng nhất triết học với chính trị, song đây là một mối quan hệ rất phức tạp và tế nhị đòi hỏi phải xử lý đúng đắn để đảm bảo phát huy tính sáng tạo của người làm triết học theo định hướng chính trị đúng đắn. Phải có cơ chế dân chủ trong nghiên cứu để cho nhà lý luận dám nói thật ý nghĩ của mình mà không sợ bị "mất an toàn". Phải thật sự tự do tư tưởng trong nghiên cứu vì không có tự do tư tưởng thì không có sáng tạo khoa học. Tất nhiên điều đó cũng đòi hỏi người làm triết học phải có đầy đủ ý thức trách nhiệm công dân, ý thức trách nhiệm của nhà khoa học chân chính, hơn nữa lại là trách nhiệm của nhà triết học mácxít.
Xây dựng đội ngũ: Đội ngũ những người làm triết học nước ta vừa bị phân tán, xé lẻ, vừa bị đóng cửa với thế giới bên ngoài, ít có đầu đàn và chuyên gia, cơ cấu mất cân đối không đồng bộ, số người có học hàm và học vị còn ít (bình quân ở các trường Đại học và Cao đẳng, chỉ có 0,45 phó Tiến sĩ khoa học Mác-Lênin cho một trường). Cần nhanh chóng khắc phục tình trạng trên đây, nếu không sẽ rơi vào nguy cơ lý luận càng lạc hậu hơn chứ không phải khắc phục được sự lạc hậu. Phải đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ triết học về nhiều phương diện khác nhau. Cần sớm khắc phục hậu quả của quá trình tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ triết học trước đây, không nên để kéo dài tình trạng "quá độ” như hiện nay. Phải đi vào chính quy, đi vào bằng cấp mặc dù không nên cường điệu bằng cấp. Phải mạnh dạn tuyển chọn những người trẻ tuổi nhưng có khả năng tư duy lý luận để đào tạo lâu dài và tạo thành nòng cốt cho đội ngũ triết học trong tương lai.
Nguồn: Tạp chí Triết học tháng 6/199
1. Từ Đại hội VI đến nay, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định trong đổi mới tư duy lý luận. Cụ thể là:
Trong nhận thức về CNXH có nhiều điểm sáng tỏ hơn, thấy được nhiều cái sai trong nhận thức cũ về CNXH.
Bước đầu hình thành các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
Tư duy kinh tế có sự đổi mới quan trọng.
Triết học đã đóng góp nhất định vào kết quả chung trên đây của đổi mới tư duy lý luận. Có thể nói, triết học đã tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho quá trình đổi mới tư duy lý luận, tư duy triết học, là hạt nhân lý luận cho sự hình thành tư duy mới về CNXH, nhất là tư duy kinh tế và tư duy chính trị.
Trong thời gian qua, các nhà triết học đã đi sâu phân tích bản chất và nguyên nhân của bệnh chủ quan duy ý chí ở nước ta và ở nhiều nước XHCN trước đây, làm sáng tỏ cơ sở triết học của bài học mà Đại hội VI đã rút ra là "Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan". Vấn đề biện chứng của thời kỳ quá độ cũng đã được quan tâm nghiên cứu, nhất là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu của xã hội ta, qua đó góp phần làm sáng tỏ lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH của nước ta, đóng góp vào xây dựng cương lĩnh mới của Đảng.
Trước sự phát triển mới của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới và những thay đổi hiện nay của thời đại, giới triết học đã chú ý nghiên cứu bản chất và hiệu quả xã hội có tính toàn cầu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, biện chứng của thời đại, từ đó rút ra những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cho quá trình đổi mới xã hội ta. Đồng thời khi phê phán những sai lầm của bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm trong cán bộ ta thì những nguyên tắc phương pháp luận của tư duy mới - tư duy biện chứng duy vật, vai trò của lý luận nhất là lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và đổi mới công tác lý luận cũng được chú ý trong nghiên cứu và giảng dạy triết học. Để phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp đổi mới xã hội ta như giải quyết vấn đề sở hữu, quan hệ giữa các thành phần kinh tế, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị… giới triết học vừa qua cũng đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề như phép biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, vấn đề dân chủ hóa. Vấn đề con người cũng đã thu hút sự nghiên cứu của các nhà triết học và gắn liền với nó là những động lực hoạt động của con người như nhu cầu, lợi ích… Những nghiên cứu trên đây góp phần vào đổi mới tư duy lý luận về CNXH, hình thành mô hình CNXH của nước ta.
Để thực hiện những nghiên cứu trên đây, việc nghiên cứu và giảng dạy triết học từ Đại hội VI đến nay đã có những đổi mới nhất định. Hoạt động nghiên cứu ít khuôn sáo hơn, cởi mở hơn, mạnh dạn hơn, tính chất minh họa, xuôi chiều tô hồng đã giảm bớt, có thay đổi đáng kể trong việc đánh giá các trào lưu triết học ngoài mácxít, đã chú ý hơn đến quan điểm cá nhân và gắn hơn với thực tiễn của CNXH trong nghiên cứu. Những thay đổi trên đây đã được phản ánh trên các Tạp chí, sách báo. Giữa các cơ quan nghiên cứu triết học có sự phối hợp tốt hơn. Số cán bộ triết học có học hàm, học vị đã tăng lên nhiều.
Công tác giảng dạy triết học có chuyển biến theo hướng đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học, khắc phục một bước – sự lạc hậu trên lĩnh vực này. Trước hết, đã đổi mới bước đầu chương trình và sách giáo khoa triết học theo hướng tăng thêm nhiều kiến thức lịch sử triết học, thống nhất CNDV biện chứng và CNDV lịch sử, giảm bớt việc trích kinh điển, trích nghị quyết giảm bớt việc minh họa các quan điểm chính trị của Đảng chú ý gắn chặt hơn với thực tiễn của CNXH, với thời đại, chú ý khai thác nhiều hơn ý nghĩa phương pháp luận của các quy luật, phạm trù của triết học Mác-Lênin… Đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn về chương trình triết học mới cho giảng viên triết học trong hệ thống các trường đại học và các trường Đảng. Về phương pháp giảng dạy, đã giảm bớt tính chất áp đặt, một chiều trong trình bày, tăng thêm tính gợi mở, khả năng suy nghĩ độc lập sáng tạo cho người học. Có thể nói rằng trong hơn 5 năm đổi mới, triết học đã phát huy vai trò của nó bằng hàng chục năm trước đây.
2. Như vậy là thực tiễn đổi mới ở nước ta những năm qua đã khẳng định vai trò của triết học Mác-Lênin, khẳng định ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của nó. Chủ nghĩa Mác-Lênin trong đó có triết học của nó cho đến nay vẫn là học thuyết tiến bộ nhất, chưa một học thuyết nào có thể thay thế được, vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho nhận thức và hành động cách mạng của chúng ta, vẫn là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản như Mác đã nói cách đây trên 150 năm
Sự nghiệp đổi mới với tính chất mới mẻ, khó khăn và phức tạp của nó đòi hỏi phải có lý luận khoa học soi sáng. Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và điều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thực tiễn. Phải khắc phục tình trạng trước đây thường vắng bóng lý luận khi thông qua những quyết định quan trọng và do vậy buộc phải ra quyết định trên cơ sở thuần túy kinh nghiệm. Phải tạo cơ sở thế giới quan khoa học, tạo niềm tin cho cán bộ, Đảng viên trong quá trình đổi mới theo định hướng XHCN trước những biến động sâu sắc, đầy kịch tính của thời đại. Muốn vậy cần phải có triết học khoa học. Không thể đổi mới thành công nếu thiếu mặt tư duy triết học sâu sắc. Triết học Mác–Lênin chính là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho công cuộc đổi mới của chúng ta.
Nếu như chủ nghĩa Mác-Lênin về cơ bản là một khoa học về giải phóng và phát triển con người và loài người thì biết học Mác-Lênin là triết lý của sự giải phóng đó. Triết học là sự phản tư của thời đại, là sự nắm bắt thời cuộc bằng chiều sâu tư tưởng. Vì vậy Engen khẳng định rằng một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao lý luận thì phải có triết học. Bởi vì triết học là cơ sở của mọi loại tư duy (tư duy kinh tế, tư duy chính trị, tư duy văn hóa, tư duy pháp luật...). Triết học theo một nghĩa nào đó, là khoa học về tư duy, là tư duy về tư duy. Tư duy triết học là chiết xuất, là tinh túy của tư duy lý luận. Vì vậy triết học phải tự đổi mới mình và làm công cụ để đổi mới tư duy nói chung. Với ý nghĩa đó thì trước hết phải đổi mới tư duy triết học chứ không phải là tư duy kinh tế. Nhờ có tư duy triết học mácxit mới hiểu và phân tích được phép biện chứng của những bước ngoặt, mới nắm bắt và xử lý đúng đắn những mối quan hệ biện chứng vốn có trong cuộc sống như quan hệ giữa kinh tế và chính trị, kinh tế và xã hội, kinh tế và tư tưởng, tập trung dân chủ, đổi mới và kế thừa, trung thành và sáng tạo… Và có như vậy mới khắc phục được bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh cực đoan phiến diện và chủ nghĩa chiết trung.
Thông qua triết học mà tư duy con người được rèn luyện và nâng cao. Theo Engen, năng lực tư duy lý luận chỉ là bẩm sinh dưới dạng khả năng, muốn phát triển tư duy lý luận phải có điều kiện và sự rèn luyện. Một trong những cách tốt nhất để rèn luyện năng lực tư duy lý luận, đó chính là nghiên cứu triết học và lịch sử triết học. Hiện nay với sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên xô và Đông Âu, chủ nghĩa Mác-Lênin đang đứng trước sự thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Không những kế thừa của chủ nghĩa Mác mà có nhiều người mới ngày hôm qua đây còn được coi là người mácxít cũng ra sức xuyên tạc, công kích, bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin không những lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, về kinh tế chính trị, mà cả về triết học, nhất là quan điểm duy vật lịch sử cũng trở thành đối tượng phê phán, phủ nhận. Trong tình hình đó việc nắm vững phép biện chứng mácxít lại càng quan trọng vì nó là vũ khí để đấu tranh tư tưởng, đồng thời là công cụ để triết học tự bảo vệ mình và phát triển mình lên một giai đoạn mới trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI.
3. Trong những năm qua, như trên đã nói, triết học đã cổ sự đổi mới nhất định và đã đóng góp vào quá trình đổi mới đất nước. Tuy nhiên điều đó mới là bước đầu và còn rất hạn chế, cái đã có và cái cần phải có còn khoảng cách khá xa. Lý luận triết học vẫn còn xa rời với cuộc sống, chưa nhạy cảm trước những biến đổi trong nước và trên thế giới. Nhiều vấn đề triết học do cuộc sống đặt ra chưa có sự giải đáp thỏa đáng, vẫn còn có những biểu hiện giáo điều và bảo thủ trong lý luận, hiểu biết vê lịch sử triết học và triết học ngoài mácxít hiện đại còn ít ỏi, ít có những chuyên gia giỏi những người uyên bác trong lĩnh vực triết học... Nguyên nhân tình trạng trên có nhiều. Có phần do điều kiện lịch sử khách quan, có phần do lãnh đạo, có phần do bàn thân các nhà triết học. Sắp tới để phát huy mạnh mẽ và có hiệu qủa vai trò của triết học vào sự nghiệp đổi mới, cần phải giải quyết các vấn đề sau đây:
Triết học và thực tiễn: Phải tạo ra một bước ngoặt triết học hướng về thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn và muốn vậy, phải tạo cơ chế liên hệ giữa các nhà triết học với thực tiễn và phải có chế độ, chính sách, kinh phí thỏa đáng để đi thực tế. Người làm triết học cần được thông tin tình hình trong nước và thế giới kịp thời, không vì khó khăn về tài chính mà cắt bỏ sách báo nước ngoài. Phải xóa bỏ tình trạng giới triết học nước ta bị tách biệt với thế giới bằng cách tạo điều kiện nghiên cứu các tài liệu triết học ở các nước tư bản và cho đi sang các nước đó để tìm hiểu tình hình đất nước họ và trao đổi, tiếp xúc với giới triết học (cả mácxít và ngoài mácxít) ở đó.
Triết học và chính trị: Chúng ta đã thấy tác hại của việc đồng nhất triết học với chính trị, song đây là một mối quan hệ rất phức tạp và tế nhị đòi hỏi phải xử lý đúng đắn để đảm bảo phát huy tính sáng tạo của người làm triết học theo định hướng chính trị đúng đắn. Phải có cơ chế dân chủ trong nghiên cứu để cho nhà lý luận dám nói thật ý nghĩ của mình mà không sợ bị "mất an toàn". Phải thật sự tự do tư tưởng trong nghiên cứu vì không có tự do tư tưởng thì không có sáng tạo khoa học. Tất nhiên điều đó cũng đòi hỏi người làm triết học phải có đầy đủ ý thức trách nhiệm công dân, ý thức trách nhiệm của nhà khoa học chân chính, hơn nữa lại là trách nhiệm của nhà triết học mácxít.
Xây dựng đội ngũ: Đội ngũ những người làm triết học nước ta vừa bị phân tán, xé lẻ, vừa bị đóng cửa với thế giới bên ngoài, ít có đầu đàn và chuyên gia, cơ cấu mất cân đối không đồng bộ, số người có học hàm và học vị còn ít (bình quân ở các trường Đại học và Cao đẳng, chỉ có 0,45 phó Tiến sĩ khoa học Mác-Lênin cho một trường). Cần nhanh chóng khắc phục tình trạng trên đây, nếu không sẽ rơi vào nguy cơ lý luận càng lạc hậu hơn chứ không phải khắc phục được sự lạc hậu. Phải đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ triết học về nhiều phương diện khác nhau. Cần sớm khắc phục hậu quả của quá trình tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ triết học trước đây, không nên để kéo dài tình trạng "quá độ” như hiện nay. Phải đi vào chính quy, đi vào bằng cấp mặc dù không nên cường điệu bằng cấp. Phải mạnh dạn tuyển chọn những người trẻ tuổi nhưng có khả năng tư duy lý luận để đào tạo lâu dài và tạo thành nòng cốt cho đội ngũ triết học trong tương lai.
Nguồn: Tạp chí Triết học tháng 6/199