Trích đoạn phân tích hình ảnh cây tre trong khổ thơ đầu và cuối

  • Thread starter Thread starter death00
  • Ngày gửi Ngày gửi

death00

New member
Xu
0
Trích đoạn phân tích hình ảnh cây tre trong khổ thơ đầu và cuối

......

"Tình cảm cha con chợt dâng lên dào dạt rồi lại lắng xuống nhường chỗ cho niềm xúc động thiêng liêng khi tác giả nhìn thấy trong màn sương trắng phủ hiện lên những hàng tre Việt Nam xanh bát ngát:

"Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Giông tố mưa sa đứng thẳng hàng"

Lại một lần nữa cây tre xuất hiện trong thơ! Đó là những cây tre thân thuộc, giản dị của làng quê Việt Nam, nhưng nó cũng sở hữu một sức sống vô cùng dẻo dai và bền bỉ, bất chấp thời tiết khắc nghiệt hành hạ tre vẫn đứng thẳng hướng tới mặt trời. Nhưng hình ảnh hàng tre ở đây lại có lớp nghĩa khác nữa. Đó là hiệu quả nghệ thuật mà phép ẩn dụ đã đem lại. Tre hiên ngang trong gió bão tượng trưng cho người Việt Nam anh dũng, bất khuất trước kẻ thù, thà hi sinh chứ không đời nào chịu làm nô lệ. Đó là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Đồng thời hàng tre cũng tượng trưng cho đội quân vệ binh hùng hậu và tề chỉnh đứng đây canh giấc ngủ cho Người. Hàng tre cũng là những người con ưu tú của đất nước đã tụ hội về đây, quây quần bên lăng Bác. Tất cả những hình ảnh ấy đều bộc lộ tình cảm yêu thương, thành kính của tác giả đối với Bác và sống dậy cả một niềm tự hào về một dân tộc anh hùng bất khuất.
.....
Ngày mai mới phải rời xa Bác nhưng ngày hôm nay, nhà thơ đã mường tượng ra cảnh chia li đầy lưu luyến, buồn thương. Rồi những giọt nước mắt cứ tuôn ra từng giọt chứa chan biết bao niềm tiếc thương và lòng thành kính. ước muốn của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở về quê hương thật vô cùng chân thành, tha thiết:
"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa hương tỏa đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân là một con chim nhỏ dâng tiếng hót trong trẻo để làm Bác vui, muốn hóa thân làm đóa hoa dâng hương sắc làm đẹp thêm khung cảnh trong lăng, muốn hóa thân làm một cây tre trung hiếu canh giấc ngủ cho Người. Ba lần nhà thơ nhắc lại từ "muốn làm" làm cho giọng thơ trở nên tha thiết, mãnh liệt đầy cảm động.

Ở đây ta thấy hình ảnh cây tre lại xuất hiện trở lại. Cây tre chốn lăng Bác giờ đây không còn là một cây tre bình thường mà là những sinh linh có tình cảm, có tâm hồn... luôn luôn sánh vai bên lăng Bác, một lòng sắt son với Người với nơi đây như một niềm tri ân đối với vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Hàng tre "trung hiếu" là hàng tre của quân nhân, hàng tre của nhân dân Việt Nam. Vậy là dù Người đã ra đi mãi mãi nhưng những đứa con của Người vẫn luôn luôn ở đây, bên cạnh Người trong cả giấc ngủ vĩnh hằng mong cho Người luôn luôn thanh thản ở chốn yên bình êm dịu của đất mẹ. Hình như Viễn Phương có một xúc cảm đặc biệt với hình ảnh cây tre Việt Nam. Bởi lẽ không phải vô tính mà ông sử dụng hình ảnh này lặp đi lặp lại tới hai lần. Nhờ đó tạo ra mối dây gắn kết phần mở đầu và phần kết thúc, tạo thành kết cấu vòng tròn không có điểm dừng. Phải chăng đó là niềm cảm xúc bất tận của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác?

Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu và ở cuối bài thơ mang lại hiệu quả tưởng tượng tương đối lớn nhờ vào kéo giãn không gian nghệ thuật thành một không gian có cả chiều sâu lẫn chiều rộng và tạo ra nhiều mối tương quan trong suy nghĩ. Từ đó ta có thể thấy sức sống bất diệt của cây tre, sức sống bất diệt của Hồ Chí Minh và sức sống bất diệt của dân tộc."
.....
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top