Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Nhan Súc là hiền sĩ cùng thời vua Tuyên Vương nước Tề, tuổi tác cũng ngang nhau. Một hôm vua vi hành, ghé thăm nhà Nhan Súc, thân mật gọi:
- Súc lại đây.
Nghe vua gọi, Nhan Súc cũng gọi lại:
- Vua lại đây...
Các quan hộ giá thấy vậy, mắng:
- Vua là bậc chí tôn, Súc là thần hạ. Vua bảo "Súc lại đây", thì hợp lẽ, còn Súc cũng bảo "Vua lại đây" là bất kính với Thiên tử. Trọng tội.
Nhan Súc thưa lại:
- Vua gọi Súc mà Súc vui mừng lại, thì Súc là người hâm mộ thần thế. Súc gọi vua, mà vua bước nhanh lại thì vua được tiếng quý trọng hiền sĩ. Nếu để Súc mang tiếng là người hâm mộ quyền thế, thì sao bằng để nhà vua được tiếng thơm là quý trọng hiền tài...
Tuyên Vương nghe Nhan Súc nói, giận lắm, nghĩ rằng kẻ sĩ không phục vua, gắt:
- Ta hỏi vua quý hay kẻ sĩ quý.
Không đắn đo, Nhan Súc tâu:
- Thưa quốc vương, sĩ quý, vua không quý.
Vua nói:
- Ai dạy nhà người điều bất kính vậy?
Nhan Súc thưa:
- Dạ, vua nước Tần dạy.
Tuyên Vương:
- Ta chưa nghe nói.
Nhan Súc :
- Ngày trước nước Tần sang đánh nước Tề của ta, vua Tần hạ lệnh : "Ai đám đến gần mộ Liễu Hạ Quí mà kiếm củi thì phải xử tử". Lại ban lệnh: "Ai lấy được đầu vua Tề thì được phong hầu, thưởng một ngàn lạng vàng". Xem thế đủ biết cái đầu của vua sống không bằng cái mả của kẻ sĩ.
Tuyên Vương là vị vua phân minh, thấy đúng thì học, thấy sai thì bỏ chứ không chấp nhặt. Vì thế nghe Nhan Súc nói có tình, có lý bèn chắp tay trước hiền sĩ mà nói:
- Quả nhân chịu lỗi. Hiền sĩ ai mà đám khinh. Quả nhân sẽ sáng láng hơn nếu có tiên sinh ở bên. Tiên sinh về với quả nhân thì sẽ được chăm sóc sung sướng, lên xe xuống ngựa, vợ con cũng được xênh xang.
Nghe nhà vua nói, Nhan Súc lựa lời từ chối, rằng, ngọc vốn quý, nhưng lấy ra từ đá gọt giũa, bày biện cũng đẹp, nhưng vóc ngọc không còn. Kẻ sĩ sinh nơi thôn dã, làm quan thì được vinh hiển thật, nhưng hình thần cũng không còn được toàn. Hiền sĩ xin ở nhà , lúc đói mới ăn thì sẽ ngon như cơm thịt cá, đi đứng khoan thai sẽ nhẹ nhàng như lên xe xuống ngựa, hình thần lúc nào cũng trong sạch, chính đáng, thế là đã được xênh xang rồi.
Nói xong, Nhan Súc xin cáo lui.
Chuyện này được chép đi, chép lại nhiều lần trong sách Trung Hoa, để nhắc nhở mọi người, đặc biệt là kể sĩ, những trí thức đương thời rằng kẻ sĩ - trí thức cần giữ gìn danh tiết trước uy vũ, thần thế, danh vọng, quyền lợi, vì mục đích tối thượng là cống hiến tài năng cho nhân dân. Người như vậy thật đáng trọng xiết bao.
- Súc lại đây.
Nghe vua gọi, Nhan Súc cũng gọi lại:
- Vua lại đây...
Các quan hộ giá thấy vậy, mắng:
- Vua là bậc chí tôn, Súc là thần hạ. Vua bảo "Súc lại đây", thì hợp lẽ, còn Súc cũng bảo "Vua lại đây" là bất kính với Thiên tử. Trọng tội.
Nhan Súc thưa lại:
- Vua gọi Súc mà Súc vui mừng lại, thì Súc là người hâm mộ thần thế. Súc gọi vua, mà vua bước nhanh lại thì vua được tiếng quý trọng hiền sĩ. Nếu để Súc mang tiếng là người hâm mộ quyền thế, thì sao bằng để nhà vua được tiếng thơm là quý trọng hiền tài...
Tuyên Vương nghe Nhan Súc nói, giận lắm, nghĩ rằng kẻ sĩ không phục vua, gắt:
- Ta hỏi vua quý hay kẻ sĩ quý.
Không đắn đo, Nhan Súc tâu:
- Thưa quốc vương, sĩ quý, vua không quý.
Vua nói:
- Ai dạy nhà người điều bất kính vậy?
Nhan Súc thưa:
- Dạ, vua nước Tần dạy.
Tuyên Vương:
- Ta chưa nghe nói.
Nhan Súc :
- Ngày trước nước Tần sang đánh nước Tề của ta, vua Tần hạ lệnh : "Ai đám đến gần mộ Liễu Hạ Quí mà kiếm củi thì phải xử tử". Lại ban lệnh: "Ai lấy được đầu vua Tề thì được phong hầu, thưởng một ngàn lạng vàng". Xem thế đủ biết cái đầu của vua sống không bằng cái mả của kẻ sĩ.
Tuyên Vương là vị vua phân minh, thấy đúng thì học, thấy sai thì bỏ chứ không chấp nhặt. Vì thế nghe Nhan Súc nói có tình, có lý bèn chắp tay trước hiền sĩ mà nói:
- Quả nhân chịu lỗi. Hiền sĩ ai mà đám khinh. Quả nhân sẽ sáng láng hơn nếu có tiên sinh ở bên. Tiên sinh về với quả nhân thì sẽ được chăm sóc sung sướng, lên xe xuống ngựa, vợ con cũng được xênh xang.
Nghe nhà vua nói, Nhan Súc lựa lời từ chối, rằng, ngọc vốn quý, nhưng lấy ra từ đá gọt giũa, bày biện cũng đẹp, nhưng vóc ngọc không còn. Kẻ sĩ sinh nơi thôn dã, làm quan thì được vinh hiển thật, nhưng hình thần cũng không còn được toàn. Hiền sĩ xin ở nhà , lúc đói mới ăn thì sẽ ngon như cơm thịt cá, đi đứng khoan thai sẽ nhẹ nhàng như lên xe xuống ngựa, hình thần lúc nào cũng trong sạch, chính đáng, thế là đã được xênh xang rồi.
Nói xong, Nhan Súc xin cáo lui.
Chuyện này được chép đi, chép lại nhiều lần trong sách Trung Hoa, để nhắc nhở mọi người, đặc biệt là kể sĩ, những trí thức đương thời rằng kẻ sĩ - trí thức cần giữ gìn danh tiết trước uy vũ, thần thế, danh vọng, quyền lợi, vì mục đích tối thượng là cống hiến tài năng cho nhân dân. Người như vậy thật đáng trọng xiết bao.
( Theo Đồ Lập - tạp chí HNV )