• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng

  • Thread starter Thread starter bichngoc
  • Ngày gửi Ngày gửi

bichngoc

Moderator
“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Lỗ Tấn.
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận có độ dài 400/600 từ để bàn luận về vấn đề trên?


I. Mở bài.

Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,... con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Chính vì thế, Lỗ Tấn – nhà văn nổi tiếng Trung Hoa đã bằng kinh nghiệm của mình mà phát biểu rằng: “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Đó là một kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa, tác dụng giáo dục cao.

II. Thân bài.

1. Giải thích.


“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Có nghĩa là, trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,... thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khưan thử thách, những chông gai trên đường đi,... mới đến ược thành công vinh quang. Những kẻ lười biếng, không có lòng quyết tâm vượt gian khó, không chăm chỉ lao động, nghiên cứu, học tập,... thì không thể đi đến thành công.

- Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động,... chính là thất bại.

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

a. Phân tích.


- Bằng dẫn chứng cụ thể trong học tập, lao động,... của chính bản thân mình và qua những người bạn xung quanh. (theo 2 ý trên ta vừa giải thích).

+ Trong học tập: học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình (vật chất và tinh thần). Nhưng nếu học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu lại lười biếng, ham chơi, không học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần thì không thể có kết quả tốt được. Ngược lại, nếu học sinh, sinh viên mà vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo thì chắc chắn sẽ đi đến được thành công.

- Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cần luôn biết rằng, để trở thành thiên tài thì chỉ có 1% là tài năng bẩm sinh, còn 99% là sự lao động, mồ hôi và công sức đổ ra mới có được.

b. Chứng minh trong: học tập, lao động, nghiên cứu,...

c. Bình luận.


- Nếu chúng ta muốn có thành công thì một trong yếu tố quan trọng nhất là ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,... thì mới có kết quả như mong muốn.

- Trong xã hội ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,...

- Nhưng cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

3. Mở rộng.

III. Kết luận.


- Khẳng địn sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của lời phát biểu.
- Bài học cho bản thân và những người khác

(Sưu tầm)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Lỗ Tấn: “Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng”.

Anh (chị) viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Lỗ Tấn: “Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng”.


DÀN BÀI (Gợi ý)

Mở bài:

Giới thiệu nhận định và dẫn đề.

Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu nói: Cần cù, chăm chỉ là đức tính quyết định của sự thành công.

2. Bình luận, chứng minh: Ý kiến trên đúng vì:

- Bất cứ sự nghiệp thành công nào cũng trải qua con đường gian nan, vất vả, phải phấn đấu và vượt qua nhiều trở ngại. (dẫn chứng)

- Nếu có tư chất thông minh mà không cần cù, chăm chỉ thì cũng khó đạt đến thành công (dẫn chứng).

3.
Bàn bạc mở rộng:

- Lười biếng, không chịu lao động không giúp ích gì cho bản thân, là gánh nặng cho gia đình và xã hội “nhàn cư vi bất thiện” (dẫn chứng).

- Chỉ có sự cần cù, chăm chỉ, ý chí, lòng quyết tâm, con người mới có thể đạt được thành công trong học tập và cuộc sống (dẫn chứng gương học tập, thành đạt).

4. Liên hệ bản thân: Xác định thái độ, trách nhiệm của bản thân để đạt được thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của ý kiến trong học tập và cuộc sống.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top