Trẻ con không được chõ mũi vào – bạn có suy nghĩ coi thường con trẻ?

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Trẻ con không được chõ mũi vào – bạn có suy nghĩ coi thường con trẻ?

1. Một bài học cảm động lòng người

Một ngày nọ tôi quyết định dạy bọn một bài học: làm thế nào để xỉ mũi.

Tôi bày cho chúng các cách khác nhau khi dùng tay, cuối cùng chỉ cho chúng làm thế nào để không gây sự chú ý của người khác. Tôi chỉ cho chúng cách không dùng đến tay mà vẫn xỉ sạch được mũi. Bọn trẻ rất hứng khởi chú ý theo, rất chăm chú không hề có chút đùa cợt nào.

Thế là, khi tôi vừa chỉ bảo xong, chúng nhiệt liệt vỗ tay hưởng ứng, tiếng vỗ tay kéo dài giống như một buổi diễn kịch vậy. Điều đó làm cho tôi có chút cảm động, trước nay tôi chưa hề nghe qua tiếng vỗ tay nào như vậy cả, tôi cũng không nghờ tới bọn trẻ vỗ tay nhiệt tình thế.

Điều đó khiến tôi hiểu rằng, tôi đang tiếp xúc với một môi trường xã hội cực kỳ hữu hạn nhưng đầy mẫn cảm của chúng. Việc xỉ mũi là một vấn đề tương đối khó khăn đối với bọn trẻ. Do vậy đối với việc này thường bị người lớn phê bình, đương nhiên là những đứa bé rất mẫn cảm.

Chúng tôi nghe thấy tiếng la mắng và nhục mạ cũng những lời nói nặng nề làm tốn thương đến tình cảm của trẻ. Điều làm chúng tốn thương hơn nữa đó là để tay không bỏ xuống, trong lớp học chúng thường để tay trên cổ để tránh sự chú ý của người khác. Nhưng không ai dạy cho chúng biết cách xỉ mũi. Khi tôi làm như vậy, chúng cảm thấy cách làm sai trước đây nên vỗ tay để biểu thị, tôi không những đối xử tử tế với chúng mà còn tạo cho chúng có một chỗ đứng mới trong xã hội.

Tôi dần dần hiểu ra rằng, trẻ con cũng có lòng tự tôn lớn. Người lớn thường không nhận thức được rằng chúng dễ bị tổn thương khi gặp phải sự ức chế.

Một ngày nọ, khi tôi rời khỏi trường, bọn trẻ gọi tôi lại: “Cám ơn thầy, cảm ơn thầy đã dạy cho chúng em bài học này”. Khi tôi rời khỏi giảng đường, đằng sau có tiếng người xếp hàng rất khẽ, tôi tiến đến nói với chúng: “Các em hãy quay lại đi, hãy quay về đi đừng đứng ở góc trường nữa”. Chúng xoay người, chạy ù ra cửa sau đi mất. Mông Đài Tuấn Lợi là người thầy dạy vỡ lòng lỗi lạc cho tuổi nhi đồng thế kỷ XX ở phương Tây, trong trứ tác “3 tuổi quyết định cả cuộc đời” của bà, có bàn đến vấn đề tôn nghiêm của trẻ nhỏ, ghi lại những câu chuyện gây cảm động lòng người.

Người thành niên bao gồm các bậc cha mẹ thường không chú ý đến lòng tự tôn mạnh mẽ của con cái mình, họ thường vô tình biểu thị sự xem thường đối với chúng, làm cho chúng dần nảy sinh ra tính tự ti mặc cảm.

View attachment 9855

2. Xem thường trẻ đó là việc bố mẹ thường không ý thức được khiếm khuyết cơ bản.


Xem thường trẻ đó là việc bố mẹ thường không ý thức được khiếm khuyết cơ bản của mình, đồng thời cũng chính là những khiếm khuyết cơ bản của người thầy giáo.

Mặc dù bố mẹ luôn tin rằng con cái mình luôn xinh xắn hoàn mĩ, và trẻ cũng vì thế mà trở nên kiêu ngạo, “vọng tử thành long”, dù nó giống như một thế lực thần bí, làm cho những hành vi thực tế của bố mẹ biểu hiện giống như họ xem con cái của họ là ngốc nghếch, đần độn…cho nên không ngừng dạy dỗ và ràng buộc chúng. Đây là nhận thức sai lầm dẫn đến người lớn xem thường con trẻ, hơn nữa trước mặt con trẻ luôn xem chúng là đối tượng để khống chế, nhất định phải tiếp nhận điều mà mình thích.

Nếu như chúng ta hỏi các bậc làm bố mẹ: bạn có biết diều đó không? Bạn đã xem thường con cái của bạn? Các bậc bố mẹ nhất định sẽ rất ngạc nhiên, phản ứng: chúng tôi không xem thường nó, chẳng qua chúng tôi không làm được một số việc nào đó. Chúng tôi cần thấy rằng năng lực của trẻ có một giới hạn, thái độ và hành vi của bố mẹ là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đối với trẻ.

Trong cuộc sống thường ngày, bố mẹ thường không bỏ qua một cơ hội nhỏ nào để xem thường trẻ, mặc dù đa số các bậc cha mẹ không chú ý tới điều này. Khi một ông bố thấy đứa trẻ cầm một cốc nước, liền sợ nó có thể làm vỡ cốc, lúc này ông bố đang ngầm xem cái cốc như một vật báu, muốn đoạt chiếc cốc trong tay trẻ để giữ lấy.

Người bố này có thể là người có rất nhiều tiền, hoặc đã từng là một người rất cực khổ mới tích lũy ra được món tài sản lớn như vậy. Thế nhưng, lúc này, ông ấy đang xem giá trị cái cốc ấy lớn hơn đứa trẻ, cho nên điều quan trọng là làm thế nào để chiếc cốc không bị vỡ. Cũng là một người, ông bố này rất muốn con mình thành một người thành đạt, ông muốn con mình lớn lên sẽ có thành tựu huy hoàng, ông hy vọng được nhìn con trở thành nhân vật nổi tiếng…Nhưng lúc này, ông lại đang làm tổn hại đến sự trưởng thành của nó, đi giữ một thứ nhỏ bé hơn con. Trên thực tế, nếu như trước đây khách của ông làm vỡ một cái cốc, ông liền nói, chiếc ly này chẳng mấy giá trị, đừng bận tâm. Sự việc đơn giản trôi qua như vậy.

Còn có một loại tình huống xem thường nữa cũng hay phát sinh, đó là thông qua giá trị hành vi của trẻ mà xem thường chúng. Ví dụ, khi bố mẹ cho rằng nên đi tản bộ, nhưng lúc này trẻ lại ham chơi, bố mẹ không đoái hoài đến cảm nhận của trẻ, mà cắt ngang hoạt động của nó, đánh nó một trận rồi đưa nó ra ngoài. Hoặc giả, khi trẻ đang làm việc gì đó, ví dụ đem một hòn đá vào thùng gỗ, lúc ấy, một người bạn của mẹ nhìn thấy mới tiến đến hỏi, thì ra, mẹ của đứa trẻ muốn nhặt những hòn đá vương vãi kia gom lại một chỗ, sau đó đứa trẻ bị gọi đến phòng khách để gặp khách.

Bố mẹ trong hoàn cảnh này thường sẽ đánh chúng mà không cùng chúng thương lượng và dẫn đến thao túng cuộc sống của trẻ. Trong tình huống này, đứa trẻ bắt đầu cảm thấy cuộc sống của mình không có ý nghĩa và giá trị gì, nó cảm thấy bản thân mình ýếu đuối không làm được gì, sự cảm nhận này là nguyên nhân chúng khóc và thiếu lòng tự tin, nó làm ức chế mong muốn hành động của đứa trẻ. Nếu như một người trưởng thành làm cho trẻ tin rằng chúng không có năng lực gì, như vậy, sẽ giống như một đám mây đè nặng trong lòng chúng, chúng sẽ bị vây kín trong sự lạnh lùng và sợ hãi, hình thành nên tâm lí tự ti.

3. Tâm lí của con cái thông thường nhạy cảm hơn tâm lí của bố mẹ.

Trải qua nhiều lần cấm đoán và dạy dỗ, trẻ đã ý thức được mình là một người không tin cậy được, là nguyên nhân gây họa. Nó sẽ tự ví mình không bằng món đồ giá trị. Kì thực tâm lí của trẻ con thường nhạy cảm hơn tâm lí của bố mẹ, mặc dù bố mẹ cho rằng việc làm của mình là bảo vệ con cái, giao dục con cái, thế nhưng con cái lại cảm thấy bố mẹ xem thường mình, sự tự tôn bị kích động nghiêm trọng, từ đó nảy sinh những cảm nhận không hay. Và như thế, tâm lí tự ti bắt đầu là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính cách và cuộc sống của trẻ.

Kì thực, chúng tôi thường không vì một chiếc cốc đẹp đẽ để giữ lấy những thứ khác mà vì để bảo vệ sự trưởng thành của trẻ. Điều bố mẹ cần nhất là hiểu được khả năng trí tuệ của con cũng như quá trình phát triển tâm lí của con mình, dành nhiều thời gian và sức lực để quan sát những nhu cầu tâm lí của trẻ, sửa đổi những nhìn nhận sai lầm của mình, chủ động tìm những kĩ xảo và phương pháp giáo dục trẻ hữu hiệu.

Ví dụ, đối với đứa trẻ còn nhỏ, để ngăn chặn việc nó có thể làm vỡ thứ đồ vật nào đó, bố mẹ thường không cho chúng dùng đến các vật dụng đồ đựng thức ăn hay cốc rửa mặt…thay vào đó là những đồ khó vỡ hơn hoặc những đồ vật có vật liệu đặc biệt, để làm cho chúng không có khả năng gây thương tích cho trẻ; đem những đồ vật dễ gây tổn thương cho trẻ như dao, kéo, kim…để những nơi chúng không tìm thấy được, không dễ dàng với tới được. Làm như vậy bạn sẽ phòng ngừa mối lo, giảm thiểu trở ngại hay ngăn chặn được hành vi của trẻ.

Khi đứa trẻ kiên quyết muốn dùng chiếc cốc pha lê của bố mẹ (có thể do hiếu kì), bố mẹ cũng không dễ để cầm nắm chỉ vì chiếc cốc sáng bóng, chiếc cốc này rơi xuống sàn có thể bị vỡ, cho nên càng phải rất cẩn thận. Nhiều cái cốc bị vỡ rồi, bố mẹ muốn học cách bình tĩnh để xử lí, cho dù đứa trẻ thế nào cũng không nên nổi nóng, là mắng, thậm chí chế giễu trẻ, trách mắng trẻ. Lúc này phải bình tĩnh nói với trẻ: “Chiếc cốc pha lê làm bằng chất liệu sáng bóng, không dễ để cầm, lần sau cầm nó phải cẩn thận. Nào, chúng ta đem chiếc cốc này đi lau chùi sạch sẽ nhé!”

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể chủ động phối hợp để phát triển đầy đủ trí tuệ cho con cái. Ví dụ, mua những bộ quần áo dễ mặc và dễ cởi, làm như vậy, trẻ sẽ học được cách tự mặc quần áo, và dễ dàng tiếp thu. Tóm lại, thay đổi cách thức, thay đổi thái độ, dùng một số kĩ xảo, làm một số việc dự phòng, chủ động phối hợp với yêu cầu của trẻ, bố mẹ và con cái đều sẽ được lợi.

Còn một số kĩ xảo khác, đó chính là bố mẹ phải học cách giúp đỡ con cái mà không để lộ giấu vết. Ví dụ, khi trẻ có những động tác tinh tế chưa phát triển, chúng thường làm rất ngờ nghệch, bố mẹ cảm thấy không xong, rồi nói: con phải làm thế này, con phải làm thế kia. Cách làm thông minh là: bố mẹ chơi cùng con cái, giúp trẻ bày biện đồ chơi, hay tốt hơn hết bố mẹ sẽ nói: “Nhìn con xem, cứ như vậy con sẽ làm tốt đấy”. “Chúng ta làm lại nhé, được không con?”. Như vậy sẽ duy trì được sự tự tôn của trẻ, lại có thể làm chúng cảm thấy vô cùng thích thú, hãy để chúng thể nghiệm sự thành công.

4. Học cách làm người cha tốt, mẹ tốt như thế nào.

Bây giờ, hãy để tôi tìm hiểu xem một đứa trẻ tự tin và có lòng tự trọng thì thế nào nhé.

Tại Thụy Điển, vào ngày nọ, nữ hoàng đi thăm nhà trẻ. Khi bà đến một phòng học, phát hiện ra một bé trai 4 tuổi đang tập trung viết chữ cái, nói một cách thân thiết: “Cháu thân mến, hãy viết dòng chữ Thụy Điển muôn năm cho ta xem nào!”. Cô giáo lo lắng sợ rằng cậu bé không nghe thấy lời của nữ hoàng, nên nhắc lại một lần nữa: “Cháu ngoan, nữ hoàng của chúng ta rất muốn cháu viết dòng chữ Thụy Điển muôn năm!”

Đứa trẻ gật đầu nhưng không ngừng tay viết, cũng không nhận ra sự có mặt của nữ hoàng. Sau khi cậu bé hoàn thành xong những chữ cái, một cách đầy mãn nguyện, gom chúng lại thành một bảng chữ cái, rồi xếp chúng theo thứ tự thật đúng.

Nó vẫn yên lặng làm việc, không để ý tới chung quanh. Nó cũng nhận ra rằng việc nó đang làm không quan trọng so với yêu cầu của nữ hoàng. Sau khi cậu hoành thành những công việc này, mới viết dòng chữ “Thụy Điển muôn năm!”

Đứa trẻ đáng yêu mới chỉ 4 tuổi, đã biết kiềm chế hành vi và tình cảm của mình, với sự tự tin. Cậu bé đã giống như một người trưởng thành vậy. Cậu bé đã làm cho nhiều bậc cha mẹ quí mến. Nghĩ rằng, nữ hoàng cũng sẽ thán phục bởi sự cuốn hút của nhân cách cậu bé.

Dung dưỡng sự tự tin và tôn nghiêm cho trể kì thực không phải là quá khó. Hãy xem cách để làm một ông bố bà mẹ tốt thì nên như thế nào, trong vai trò của một người cha người mẹ, có thể học một loại dạng thức hành vi rất tốt này.

Có một người đầy tớ phải bảo vệ chủ nhân của mình thật tốt, anh ta đem các dụng cụ đặt ở những vị trí thích hợp, nhưng tuyệt đối không nói cho chủ nhân lúc nào thì nên dùng cái nào; trong những bữa ăn, anh ta đều đứng hầu bên cạnh, nhưng tuyệt đối không ép chủ nhân ăn. Sau khi anh ta làm tốt được việc này, một câu cũng không nói mà lặng lẽ bỏ đi. Khi chủ nhân có một mình, người đầy tớ không làm phiền, thiế nhưng, khi chủ nhân gọi, anh ta chỉ trả lời ngắn gọn: “Vâng, thưa ngài”. Nếu như anh ta cảm thấy chủ nhân muốn được khen ngợi, anh ta lập tức khen ngợi. Thậm chí anh ta cảm thấy có chút gì đó không được đẹp cho lắm, anh ta cũng có thể nói: ”Đẹp làm sao!”.

Theo Sách Những thói quen dạy con hiệu quả*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top