Ngày 16/3, đoàn công tác của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã về Hải Dương kiểm tra, đánh giá kết quả và tiến bộ của các trường sau 2 năm triển khai thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bà Lê Minh Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non làm trưởng đoàn.
Tại trường THCS Lê Quý Đôn (TP. Hải Dương), về cơ sở vật chất, THCS Lê Quý Đôn là trường chuẩn quốc gia, được đầu tư quy mô với những trang thiết bị hiện đại. Ngoài những phòng học xây kiên cố, cao tầng, sạch, đẹp, bàn ghế đúng quy cách, nhà trường còn được tranh bị nhiều phòng học chức năng như: nghe, nhìn, phòng sinh học, hóa, lý, một phòng học âm nhạc với 22 chiếc đàn organ…, ngoài ra, nhà trường còn xây dựng một nhà bếp với đầy đủ tiện nghi để các em học sinh lớp 6 học nấu ăn. Trong khuôn viên trường, rất nhiều cây xanh đã được trồng làm bóng mát cho học sinh…
Phòng học đàn của trường THCS Lê Quý Đôn. Trường THCS Lê Quý Đôn có 16 lớp học, 711 học sinh và 38 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trình độ chuyên môn: 4 cao học, 31 đại học, 3 cao đẳng).
Trong năm học 2008 – 2009, học sinh của trường thi học sinh giỏi cấp thành phố đều đạt thứ hạng cao. 43/60 học sinh thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 được giải (trong đó có 3 giải nhất). Môn giải toán Casio, trường có 1 học sinh đạt giải Nhất cấp tỉnh, Nhì cấp Quốc gia.
Học kỳ 1 năm học 2009 – 2010, nhà trường có 3 tổ chuyên môn đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. 100% giáo viên tham gia hội giảng cấp trường đều đạt giờ giỏi… Hiệu trường nhà trường được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Hiệu phó được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục – Đào tạo… Trong học kỳ 1, 66,5% học sinh của trường xếp loại văn hóa giỏi, 31,8% khá, chỉ 1,7% xếp loại trung bình…
Bà Trương Bình Minh, Hiệu trưởng trường THCS Lê Qúy Đôn cho biết: “Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã có nhiều tác động tích cực tới các em học sinh của nhà trường. Các em đã được hiểu biết và rèn luyện toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hiện đại hóa đất nước. Cùng đó, giáo viên luôn có ý thức rèn luyện bản thân về đạo đức, chuyên môn, là tấm gương sáng noi theo”.
Ông Nguyễn Sỹ Đức, Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học trao đổi chuyên môn với cô giáo Phạm Thị Thúy Hòa (giáo viên Địa lý, trường THCS Lê Quý Đôn).
Sau khi kiểm tra, ông Nguyễn Sỹ Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học nhận xét: Tập thể giáo viên, học sinh trường THCS Lê Quý Đôn thực hiện rất tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”.
Qua kiểm tra chúng tôi thấy giữa số liệu báo cáo và thực tế rất sát nhau. Tuy nhiên, Ban giám hiệu trường THCS Lê Quý Đôn cần kiểm soát tốt hơn bài giảng của giáo viên, nhất là những bài giảng dùng trên máy tính. Cùng đó, nhà trường cần tăng cường sinh hoạt chuyên môn, qua đó sẽ xác định được mục tiêu của từng bài một. Giáo viên của từng bộ môn sẽ có thể thống nhất được cách thức tổ chức, trình bày, nội dung của từng bài, vì qua sinh hoạt bộ môn, những sáng kiến, đổi mới của từng giáo viên sẽ được đem ra mổ sẻ, tranh luận, cuối cùng sẽ đưa ra được cách thức tốt nhất, tối ưu nhất… Từ đó các giáo viên của từng bộ môn sẽ có những bài giảng đồng nhất về nội dung.
Tại trường THCS Lê Quý Đôn (TP. Hải Dương), về cơ sở vật chất, THCS Lê Quý Đôn là trường chuẩn quốc gia, được đầu tư quy mô với những trang thiết bị hiện đại. Ngoài những phòng học xây kiên cố, cao tầng, sạch, đẹp, bàn ghế đúng quy cách, nhà trường còn được tranh bị nhiều phòng học chức năng như: nghe, nhìn, phòng sinh học, hóa, lý, một phòng học âm nhạc với 22 chiếc đàn organ…, ngoài ra, nhà trường còn xây dựng một nhà bếp với đầy đủ tiện nghi để các em học sinh lớp 6 học nấu ăn. Trong khuôn viên trường, rất nhiều cây xanh đã được trồng làm bóng mát cho học sinh…
Phòng học đàn của trường THCS Lê Quý Đôn. Trường THCS Lê Quý Đôn có 16 lớp học, 711 học sinh và 38 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trình độ chuyên môn: 4 cao học, 31 đại học, 3 cao đẳng).
Trong năm học 2008 – 2009, học sinh của trường thi học sinh giỏi cấp thành phố đều đạt thứ hạng cao. 43/60 học sinh thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 được giải (trong đó có 3 giải nhất). Môn giải toán Casio, trường có 1 học sinh đạt giải Nhất cấp tỉnh, Nhì cấp Quốc gia.
Học kỳ 1 năm học 2009 – 2010, nhà trường có 3 tổ chuyên môn đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. 100% giáo viên tham gia hội giảng cấp trường đều đạt giờ giỏi… Hiệu trường nhà trường được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Hiệu phó được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục – Đào tạo… Trong học kỳ 1, 66,5% học sinh của trường xếp loại văn hóa giỏi, 31,8% khá, chỉ 1,7% xếp loại trung bình…
Bà Trương Bình Minh, Hiệu trưởng trường THCS Lê Qúy Đôn cho biết: “Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã có nhiều tác động tích cực tới các em học sinh của nhà trường. Các em đã được hiểu biết và rèn luyện toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hiện đại hóa đất nước. Cùng đó, giáo viên luôn có ý thức rèn luyện bản thân về đạo đức, chuyên môn, là tấm gương sáng noi theo”.
Ông Nguyễn Sỹ Đức, Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học trao đổi chuyên môn với cô giáo Phạm Thị Thúy Hòa (giáo viên Địa lý, trường THCS Lê Quý Đôn).
Sau khi kiểm tra, ông Nguyễn Sỹ Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học nhận xét: Tập thể giáo viên, học sinh trường THCS Lê Quý Đôn thực hiện rất tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”.
Qua kiểm tra chúng tôi thấy giữa số liệu báo cáo và thực tế rất sát nhau. Tuy nhiên, Ban giám hiệu trường THCS Lê Quý Đôn cần kiểm soát tốt hơn bài giảng của giáo viên, nhất là những bài giảng dùng trên máy tính. Cùng đó, nhà trường cần tăng cường sinh hoạt chuyên môn, qua đó sẽ xác định được mục tiêu của từng bài một. Giáo viên của từng bộ môn sẽ có thể thống nhất được cách thức tổ chức, trình bày, nội dung của từng bài, vì qua sinh hoạt bộ môn, những sáng kiến, đổi mới của từng giáo viên sẽ được đem ra mổ sẻ, tranh luận, cuối cùng sẽ đưa ra được cách thức tốt nhất, tối ưu nhất… Từ đó các giáo viên của từng bộ môn sẽ có những bài giảng đồng nhất về nội dung.
PGĐ Sở GD&ĐT Hải Dương Hoàng Văn Đoạt Trao đổi với đoàn công tác, ông Hoàng Văn Đoạt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương cho biết: “Là những người trực tiếp tham gia vào phong trào tôi thấy, chúng ta vẫn tập trung nhiều vào để xây dựng trường học thân thiên, còn làm sao để cho học sinh tích cực chúng ta vẫn chưa quan tâm được nhiều.
Tôi cho rằng, quan trọng là phải làm cho học sinh tích cực, cho các em thấy mình được làm chủ. Thầy giáo có tích cực mấy, trường học có thân thiện mấy mà học sinh không tích cực thì cũng không đem lại kết quả… Học sinh sẽ nhận thấy các em được tôn trọng, được làm chủ chỉ bằng những việc rất cụ thể như: công khai đáp án bài kiểm tra; cho các em được nhận xét giáo viên; cho các em có cơ hội được nói, được phản ánh, bày tỏ ý kiến…”.
Tại trường THPT Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc, Hải Dương), cũng với cách thức tiếp cận trực tiếp với giáo viên, học sinh, đoàn công tác của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã nắm bắt được tinh thần chủ đạo, xuyên xuốt, kết quả đạt được trong công tác thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường.
Nhà giáo ưu tú Trương Tiến Sự, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo: “Sau gần 2 năm triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường đã tạo ra được một môi trường đẹp về cảnh quan, môi trường. Học sinh, giáo viên nhà trường có điều kiện để rèn luyện về nề nếp, kỹ thuật, kỹ năng sống, tài năng… Sự công bằng, dân chủ được tôn trọng. Đây là những thành công nhất, quan trọng nhất tạo nên được thành công của thầy trò trường THPT Đoàn Thượng”.
Em Vũ Thị Hệ, Lớp trưởng lớp 11A3, trường THPT Đoàn Thượng cho biết: “Thầy hiệu trưởng thường xuyên tiếp xúc trao đổi với bí thư và lớp trưởng các lớp. Thường trong buổi họp, thầy hiệu trưởng thường trao đổi với chúng em về phương hướng, cách thức để xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực. Cùng đó, thầy cũng triển khai một số phương pháp đổi mới phương pháp học tập… Thầy cũng rất quan tâm vấn đề phát triển kỹ năng sống cho chúng em. Qua những buổi như thế, chúng em có được nhiều kiến thức. Chúng em còn có những ý kiến tham gia như một số phương pháp học tập mới, một số công tác của nhà trường… Cùng với học tập, nhà trường thường tổ chức những hoạt động vui chơi vào các ngày lễ như: 26/3, 20/11… Đặc biệt gần đây vào ngày kỷ niệm 30 năm thành lập trường, chúng em đã được tổ chức các trò chơi lý thú như: nấu cơm niêu, kéo co… Còn ở lớp, trong các buổi sinh hoạt tập thể, chúng em tổ chức các trò chơi giữa các bạn. Qua đó chúng em thêm gắn bó với nhau”.
“Nhà trường còn thường xuyên tổ chức cho chúng em làm các buổi lao động cộng sản như làm đường, nhổ cỏ, sơn, lát nền khu nghĩa trang liệt sĩ…” – em Vũ Thị Hệ cho biết thêm.
Bà Lê Minh Hà, Vụ trưởng Vụ GD Mầm non: "Hải Dương đã thực hiện phong trào này rất tốt". Sau khi kiểm tra kết quả và tiến bộ của các trường sau 2 năm triển khai thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại một số trường của tỉnh Hải Dương, Bà Lê Minh Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non nhận xét: “Qua kiểm tra một số trường, tôi thấy Hải Dương làm rất tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nói riêng và tất cả các cuộc vận động của Bộ nói chung.
Cùng đó, Hải Dương còn có sáng kiến là mời các sở, ban, ngành có liên quan tham gia vào cuộc vận động này như Đoàn TNCS HCM, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Dương là những người chỉ đạo tích cực nhất, quán triết rất đầy đủ những chỉ đạo của Bộ.
Cũng với báo cáo, đoàn công tác đã xác minh tận các trường, qua đó thấy được, những kết quả làm được và báo cáo là rất khớp nhau. Những kết quả đạt được là rất đáng hoan nghênh.
Cùng đó, Hải Dương còn có rất nhiều sáng kiến như đưa phổ cập bơi vào chương trình dạy học. Như chúng ta đã thấy, hiện nay, tỷ lệ đuối nước ở trẻ là rất cao. Hàng năm, rất nhiều trẻ em đã bị đuối nước do không biết bơi. Nếu như các em đều biết bơi thì tỷ lệ đó đã giảm đi rất nhiều. Rất nhiều trẻ em đã không phải chết... Sáng kiến sửa tật nói ngọng chữ L và N cho học sinh của Hải Dương cũng rất hay, rất quan trọng. Các em học sinh của chúng ta khi bước vào đời, là một công dân Việt Nam, một người con của Hải Dương, công tác trong một lĩnh vực nào đó, phải giao tiếp nhiều mà nói ngọng thì rất phản cảm… Chúng tôi thấy, những tiêu chí mà Hải Dương đưa ra là rất cụ thể, và đã làm rất tốt.
Các nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gồm: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập; Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được phát động từ đầu năm học 2008 - 2009, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Năm học 2009 - 2010, phong trào "“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”" có chủ đề "1.000 năm Thăng Long" và "Việt Nam trong thế kỷ XX".
Theo Trần Nhật - GDTĐ