Chiều 29-08, Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo khẩn cấp, từ ngày 13/7 – 18/8 đã có 9 bệnh nhân ngộ độc botulinum phải vào viện điều trị, trong đó có 2 ca tại Bv Bạch Mai, 5 ca tại Bv Chợ Rẫy, 2 ca tại Bv Nhiệt Đới TP. HCM; tất cả những bệnh nhân này đều ăn Pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới, xét nghiệm ban đầu thấy có vi khuẩn Clostridium botulinum typ B.
Theo tôi, đây là cơ hội rất tốt để chúng ta tìm hiểu về ngộ độc botulinum, bổ sung cho mình những kiến thức khoa học đại chúng rất thú vị.
Botulinum - chất độc khét tiếng số 1 thế giới
Tôi khẳng định botulinum là chất độc khét tiếng số 1 thế giới, không phải cách viết thông thường sử dụng cụm từ “nó là một trong những”. Nghĩa là botulinum đứng số 1. Với liều 0,004μg / kg cân nặng, nó sẽ giết chết một người trưởng thành.
Chỉ cần 1kg botulinum đủ giết chết 1 tỉ người.
Nói về chất độc, chúng ta thường nghĩ đến thạch tín với tên gọi khoa học là Asen, người phương Tây ở Thế kỉ 19 gọi là “bột thừa kế - the inheritance powder” vì liên quan đến các vụ đầu độc, nó cũng được sử dụng làm vũ khí giết người hàng loạt.
Vụ đầu độc Kali Xyanua bằng trà sữa ở Thái Bình, cô y tá chỉ nhấp một ngụm, chạy vội vào nhà vệ sinh nhổ ra nhưng đã chết tại chỗ.
Vậy mà Kali Xyanua mức độ độc ác còn thua kém 10.000 lần so với botulinum. Ngay cả nguyên tố phóng xạ kinh khủng nhất, đó là Polonium, nhưng vẫn phải khiêm tốn cúi đầu trước chất độc botulinum.
Trong Thế chiến II, độc tố botulinum được ưu tiên số 1 để nghiên cứu sản xuất vũ khí hóa sinh học, nếu không kịp thời ngăn chặn chỉ cần 7kg có thể giết chết 7 tỉ người trên toàn thế giới hiện nay.
Lịch sử khám phá chất độc Botulinum
Nằm ở miền nam nước Đức hiện nay, có một vùng đất gọi là Vương quốc Württemberg, nơi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm kì lạ và bí ẩn.
Đó là năm 1815.
Nạn nhân ở Vương quốc Württemberg xuất hiện các triệu chứng sau khi ăn xúc xích hun khói, lúc đầu bị rối loạn tiêu hóa như nôn mửa và tiêu chảy, nhưng sau đó bị yếu cơ, liệt tứ chi, sụp mí, mắt nhìn mờ, nhìn đôi (tức là nhìn 1 người thành 2 người), cuối cùng nạn nhân tử vong.
Người dân gọi đó là “chất độc xúc xích”.
Vào thời điểm đó, một nhà khoa học tên là Justinus Kerner đã quan sát hơn 200 bệnh nhân, ông cho rằng vụ ngộ độc bí hiểm như vậy phải do một loại độc tố sinh học nào đó gây ra. Nọc độc của rắn cũng tương tự. Hơn nữa, độc tố sinh học này chỉ có thể được tạo ra trong điều kiện thiếu Oxy.
Kerner đã nghiền nát xúc xích, lọc lấy nước, cô đặc lại rồi gây bệnh thực nghiệm cho động vật, ông phát hiện ra động vật bị yếu liệt các cơ khiến chúng mất khả năng vận động.
Sau nhiều đêm suy nghĩ, Kerner đã quyết định nhỏ một giọt nước xúc xích chiết xuất lên lưỡi của mình, một cảm giác tê tái rồi sau đó lưỡi không thể cử động nổi. Thoát chết. Nhưng qua thí nghiệm, Kerner khẳng định độc chất gây chết người là do liệt cơ, chính xác là cơ kiểm soát nhịp tim và nhịp thở.
Vào năm 1895, tại một ngôi làng nhỏ ở Bỉ, bóng ma "chất độc xúc xích" lại bùng phát. Lần này có 3 người chết và 10 người nguy kịch.
Giáo sư Emile Pierre van Ermengem của Đại học Ghent đã phân tích vi khuẩn trong xúc xích, và cuối cùng ông tìm ra thủ phạm, cùng với độc tố của nó.
Dưới kính hiển vi quang học, Ermengem quan sát thấy trực khuẩn có hình thoi nên sử dụng chữ Clostridium (xuất phát từ tiếng Hy Lạp klōstēr có nghĩa là thoi dệt cửi). Vi khuẩn cư trú trong xúc xích, nên ông sử dụng chữ Botulinum (theo tiếng Latin thì botulus có nghĩa là xúc xích).
Tên vi khuẩn là: clostridium botulinum.
Đặc điểm của độc tố Botulium
Độc tố botulinum có 7 loại, kí hiệu bằng các chữ cái theo thứ tự từ A đến G, riêng loại C gồm hai loại phụ, như vậy tổng cộng có 8 chất độc tất cả.
Nhiễm độc ở người loại A và B là phổ biến nhất, sau đó đến loại E và F, 4 loại còn lại ít gặp hơn.
Độc ác như vậy, nhưng botulinum không chịu được nhiệt, nếu đun ở 100⁰C, sau 2 phút chất độc bắt đầu biến tính và giảm độc lực, đun đến 10 phút có thể bị phá hủy. Đây là điều may mắn, bởi thực phẩm đun sôi nhiệt độ xấp xỉ 100⁰C, nên đồ ăn tươi nấu chín về cơ bản là yên tâm.
Nhưng với thực phẩm chế biến sẵn, dù đã đung nóng ở nơi sản xuất, thì vẫn còn công đoạn vận chuyển và lưu thông, nó được bảo quản trong vài ngày đến vài tháng, người sử dụng sẽ ăn ngay chứ không đun sôi lại, vì thế mà khó đảm bảo an toàn. Để tránh bị độc tố botulinum gây hại, từ lâu các nhà sản xuất đã tìm ra phương pháp bổ sung Nitrit rất hay, đây là chất đặc biệt hiệu quả trong việc ức chế độc tố botulinum.
Mặc dù Nitrit cũng độc, nhưng với liều lượng nhỏ vẫn chấp nhận được, nó sẽ tổng hợp thành nitrosamine trong thịt. Tất cả các nước trên thế giới đều cho phép bổ sung Nitrit vào các sản phẩm thịt đã qua chế biến. Bạn có tin hay không, chỉ cần nhìn vào nhãn của các sản phẩm như xúc xích và giăm bông, bạn sẽ luôn thấy từ "Natri Nitrit" trong danh sách thành phần, đó chính là chất bảo quản chống ngộ độc botulinum.
Về trực khuẩn clostridium botulinum và cách tiêu diệt chúng trong thức ăn
Đây là trực khuẩn khá huyền thoại, bởi chúng có khả năng biến hình, ở điều kiện khắc nghiệt chúng biến thành nha bào vô cùng chắc chắn.
Vi khuẩn clostridium botulinum thực sự không phải là sinh vật hiếm, mà ngược lại, nó tồn tại rất rộng rãi trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong đất và phân. Nước ao, nước sông hồ, thậm chí trong các hạt bụi bẩn, ở động vật đều có thể tìm thấy vi khuẩn.
Loại vi khuẩn này rất sợ axit và nhiệt, nhưng điểm yếu lớn nhất của nó là kị khí, vi khuẩn sẽ không phát triển mạnh ở những nơi có thông gió tốt, đặc biệt là môi trường đủ oxy vi khuẩn không thể hoạt động, ngược lại càng thiếu không khí và Oxy nó cảng sinh sôi nảy nở mạnh.
- Ở nhiệt độ 25 - 42℃, clostrium botulinum phát triển cực tốt, nó tạo ra một lượng rất lớn độc tố.
- Môi trường pH thuận lợi từ 4,6 – 9,0.
Ngoài khoảng nhiệt độ trên, vi khuẩn khá nhạy cảm nên rất khó để hoạt động, ở điều kiện <15 ℃ hoặc > 55 ℃ clostrium botulinum không thể phát triển và sinh độc tố nữa, nên nó biến thành nha bào có vỏ rất dày để chống đỡ lại các tác nhân bên ngoài.
Nha bào của clostridium botulinum “cứng đầu” hơn nhiều so với nha bào của các vi khuẩn thông thường.
Nhưng đừng bao giờ quên vi khuẩn có thể tạo ra một thứ gọi là “nha bào”.
Một khi vi khuẩn trở thành trạng thái nha bào thì nó rất lầy, không sợ đun ở nhiệt độ 100 độ, ít nhất nó phải đun ở 121 độ trong hơn 30 phút để loại bỏ các nha bào.
Nếu không bị tiêu diệt, nha bào sẽ ẩn nấp trong thức ăn, khi gặp điều kiện môi trường thích hợp, nha bào sẽ nảy mầm “bung ra” và trở thành vi khuẩn clostridium botulinum hoạt động, sinh sôi mạnh mẽ. đó là một điều khủng khiếp.
Vì vậy, trong chế biến thực phẩm, có hai hình thức xử lý là “tiệt trùng” và “khử trùng”.
Nhưng nha bào không thể đi vào trạng thái hoạt động trong mọi điều kiện. Điều kiện để nó nảy mầm là nhiệt độ phòng từ 15℃ trở lên, thích nhất là nhiệt độ phòng trên 25℃ trở thành môi trường thoải mái nhất của vi khuẩn. Trong tủ lạnh dưới 10°C clostrium botulinum không thể sinh sản hoặc tạo ra chất độc. Vì vậy, thức ăn thừa sau bữa ăn phải để vào tủ lạnh, đó là biện pháp quan trọng để phòng ngừa ngộ độc botulinum trong gia đình.
Clostridium botulinum đặc biệt thích thức ăn giàu protein, nghĩa là tất cả các sản phẩm từ động vật đều có nguy cơ cao, chẳng hạn như xúc xích, giăm bông, thịt hộp, cá hộp, thịt hun khói… thịt chế biến từ bò, cừu, lợn, gà; dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ các quốc gia phát triển, thì vẫn có thể có độc tố botulinum ẩn trong đó.
Botulium trong cuộc sống hàng ngày
Có một điều khá lí thú, phụ nữ không biết sợ botulinum, bởi vì chị em sẵn sàng tiêm botulinum toxin để xóa các nếp nhanh vùng da mặt. Đây là một ứng dụng thông minh của thẩm mĩ viện. Chị em rất thích, nhưng cá nhân tôi thì không, bởi nhìn khuôn mặt tuy mất nếp nhăn do cơ bị liệt làm giãn ra, tôi không thấy sự biểu cảm, cười cũng như khóc đều giống nhau.
Tôi chỉ nhắc nhở khi tiêm botulinum toxin cần kiểm soát chính xác liều lượng độc tố, bất cẩn một chút là có thể bị ngộ độc. Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều phụ nữ bị tai biến nhiễm độc do làm đẹp bằng botulinum botox, thậm chí có người tử vong.
Biểu hiện của ngộ độc Botulium
Biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau bữa ăn từ 12 – 36 giờ, nhưng cũng có thể kéo dài tới vài ngày, thậm chí là 4 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, độc tố càng nhiều, bệnh càng nặng và nguy cơ tử vong càng cao.
Các triệu chứng ban đầu khi khởi phát bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa và các triệu chứng viêm dạ dày ruột khác, nhưng lượng độc tố ít thì triệu chứng sẽ biến mất trong vài giờ.
Độc tố của vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào các dây thần kinh sọ ngoại biên. Biểu hiện rõ nhất là tổn thương liên quan đến mắt (nhìn mờ, nhìn đôi, sụp mí, giãn đồng tử, không phản xạ ánh sáng). Biểu hiện các cơ hàm mặt (liệt mặt, rối loạn tiết nước bọt, khô miệng, khó nuốt, nói khó, nói khàn, rối loạn ngôn ngữ).
Nặng hơn nữa, các triệu chứng liên quan yếu và liệt các cơ từ thân trên xuống thân dưới. Đầu tiên là không nhấc đầu lên được. Sau đó không đứng hay ngồi dậy được. Nặng lên có biểu hiện liệt toàn thân, với trương lực cơ toàn thân giảm, tắc ruột cơ năng. Giai đoạn cuối là khó thở, rối loạn nhịp thở, tử vong ở giai đoạn này từ 30-60% do suy hô hấp.
Nguồn: Bác sĩ Trần Văn Phúc
Xem thêm: Thuốc điều trị cho bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay có giá 8000 USD/lọ
Theo tôi, đây là cơ hội rất tốt để chúng ta tìm hiểu về ngộ độc botulinum, bổ sung cho mình những kiến thức khoa học đại chúng rất thú vị.
Botulinum - chất độc khét tiếng số 1 thế giới
Tôi khẳng định botulinum là chất độc khét tiếng số 1 thế giới, không phải cách viết thông thường sử dụng cụm từ “nó là một trong những”. Nghĩa là botulinum đứng số 1. Với liều 0,004μg / kg cân nặng, nó sẽ giết chết một người trưởng thành.
Chỉ cần 1kg botulinum đủ giết chết 1 tỉ người.
Nói về chất độc, chúng ta thường nghĩ đến thạch tín với tên gọi khoa học là Asen, người phương Tây ở Thế kỉ 19 gọi là “bột thừa kế - the inheritance powder” vì liên quan đến các vụ đầu độc, nó cũng được sử dụng làm vũ khí giết người hàng loạt.
Vụ đầu độc Kali Xyanua bằng trà sữa ở Thái Bình, cô y tá chỉ nhấp một ngụm, chạy vội vào nhà vệ sinh nhổ ra nhưng đã chết tại chỗ.
Vậy mà Kali Xyanua mức độ độc ác còn thua kém 10.000 lần so với botulinum. Ngay cả nguyên tố phóng xạ kinh khủng nhất, đó là Polonium, nhưng vẫn phải khiêm tốn cúi đầu trước chất độc botulinum.
Trong Thế chiến II, độc tố botulinum được ưu tiên số 1 để nghiên cứu sản xuất vũ khí hóa sinh học, nếu không kịp thời ngăn chặn chỉ cần 7kg có thể giết chết 7 tỉ người trên toàn thế giới hiện nay.
Lịch sử khám phá chất độc Botulinum
Nằm ở miền nam nước Đức hiện nay, có một vùng đất gọi là Vương quốc Württemberg, nơi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm kì lạ và bí ẩn.
Đó là năm 1815.
Nạn nhân ở Vương quốc Württemberg xuất hiện các triệu chứng sau khi ăn xúc xích hun khói, lúc đầu bị rối loạn tiêu hóa như nôn mửa và tiêu chảy, nhưng sau đó bị yếu cơ, liệt tứ chi, sụp mí, mắt nhìn mờ, nhìn đôi (tức là nhìn 1 người thành 2 người), cuối cùng nạn nhân tử vong.
Người dân gọi đó là “chất độc xúc xích”.
Vào thời điểm đó, một nhà khoa học tên là Justinus Kerner đã quan sát hơn 200 bệnh nhân, ông cho rằng vụ ngộ độc bí hiểm như vậy phải do một loại độc tố sinh học nào đó gây ra. Nọc độc của rắn cũng tương tự. Hơn nữa, độc tố sinh học này chỉ có thể được tạo ra trong điều kiện thiếu Oxy.
Kerner đã nghiền nát xúc xích, lọc lấy nước, cô đặc lại rồi gây bệnh thực nghiệm cho động vật, ông phát hiện ra động vật bị yếu liệt các cơ khiến chúng mất khả năng vận động.
Sau nhiều đêm suy nghĩ, Kerner đã quyết định nhỏ một giọt nước xúc xích chiết xuất lên lưỡi của mình, một cảm giác tê tái rồi sau đó lưỡi không thể cử động nổi. Thoát chết. Nhưng qua thí nghiệm, Kerner khẳng định độc chất gây chết người là do liệt cơ, chính xác là cơ kiểm soát nhịp tim và nhịp thở.
Vào năm 1895, tại một ngôi làng nhỏ ở Bỉ, bóng ma "chất độc xúc xích" lại bùng phát. Lần này có 3 người chết và 10 người nguy kịch.
Giáo sư Emile Pierre van Ermengem của Đại học Ghent đã phân tích vi khuẩn trong xúc xích, và cuối cùng ông tìm ra thủ phạm, cùng với độc tố của nó.
Dưới kính hiển vi quang học, Ermengem quan sát thấy trực khuẩn có hình thoi nên sử dụng chữ Clostridium (xuất phát từ tiếng Hy Lạp klōstēr có nghĩa là thoi dệt cửi). Vi khuẩn cư trú trong xúc xích, nên ông sử dụng chữ Botulinum (theo tiếng Latin thì botulus có nghĩa là xúc xích).
Tên vi khuẩn là: clostridium botulinum.
Đặc điểm của độc tố Botulium
Độc tố botulinum có 7 loại, kí hiệu bằng các chữ cái theo thứ tự từ A đến G, riêng loại C gồm hai loại phụ, như vậy tổng cộng có 8 chất độc tất cả.
Nhiễm độc ở người loại A và B là phổ biến nhất, sau đó đến loại E và F, 4 loại còn lại ít gặp hơn.
Độc ác như vậy, nhưng botulinum không chịu được nhiệt, nếu đun ở 100⁰C, sau 2 phút chất độc bắt đầu biến tính và giảm độc lực, đun đến 10 phút có thể bị phá hủy. Đây là điều may mắn, bởi thực phẩm đun sôi nhiệt độ xấp xỉ 100⁰C, nên đồ ăn tươi nấu chín về cơ bản là yên tâm.
Nhưng với thực phẩm chế biến sẵn, dù đã đung nóng ở nơi sản xuất, thì vẫn còn công đoạn vận chuyển và lưu thông, nó được bảo quản trong vài ngày đến vài tháng, người sử dụng sẽ ăn ngay chứ không đun sôi lại, vì thế mà khó đảm bảo an toàn. Để tránh bị độc tố botulinum gây hại, từ lâu các nhà sản xuất đã tìm ra phương pháp bổ sung Nitrit rất hay, đây là chất đặc biệt hiệu quả trong việc ức chế độc tố botulinum.
Mặc dù Nitrit cũng độc, nhưng với liều lượng nhỏ vẫn chấp nhận được, nó sẽ tổng hợp thành nitrosamine trong thịt. Tất cả các nước trên thế giới đều cho phép bổ sung Nitrit vào các sản phẩm thịt đã qua chế biến. Bạn có tin hay không, chỉ cần nhìn vào nhãn của các sản phẩm như xúc xích và giăm bông, bạn sẽ luôn thấy từ "Natri Nitrit" trong danh sách thành phần, đó chính là chất bảo quản chống ngộ độc botulinum.
Về trực khuẩn clostridium botulinum và cách tiêu diệt chúng trong thức ăn
Đây là trực khuẩn khá huyền thoại, bởi chúng có khả năng biến hình, ở điều kiện khắc nghiệt chúng biến thành nha bào vô cùng chắc chắn.
Vi khuẩn clostridium botulinum thực sự không phải là sinh vật hiếm, mà ngược lại, nó tồn tại rất rộng rãi trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong đất và phân. Nước ao, nước sông hồ, thậm chí trong các hạt bụi bẩn, ở động vật đều có thể tìm thấy vi khuẩn.
Loại vi khuẩn này rất sợ axit và nhiệt, nhưng điểm yếu lớn nhất của nó là kị khí, vi khuẩn sẽ không phát triển mạnh ở những nơi có thông gió tốt, đặc biệt là môi trường đủ oxy vi khuẩn không thể hoạt động, ngược lại càng thiếu không khí và Oxy nó cảng sinh sôi nảy nở mạnh.
- Ở nhiệt độ 25 - 42℃, clostrium botulinum phát triển cực tốt, nó tạo ra một lượng rất lớn độc tố.
- Môi trường pH thuận lợi từ 4,6 – 9,0.
Ngoài khoảng nhiệt độ trên, vi khuẩn khá nhạy cảm nên rất khó để hoạt động, ở điều kiện <15 ℃ hoặc > 55 ℃ clostrium botulinum không thể phát triển và sinh độc tố nữa, nên nó biến thành nha bào có vỏ rất dày để chống đỡ lại các tác nhân bên ngoài.
Nha bào của clostridium botulinum “cứng đầu” hơn nhiều so với nha bào của các vi khuẩn thông thường.
- 100℃ nha bào bị diệt sau 6 giờ.
- 121°C nha bào bị diệt trong hơn 30 phút.
- 180°C nha bào bị diệt trong 5 – 15 phút.
Nhưng đừng bao giờ quên vi khuẩn có thể tạo ra một thứ gọi là “nha bào”.
Một khi vi khuẩn trở thành trạng thái nha bào thì nó rất lầy, không sợ đun ở nhiệt độ 100 độ, ít nhất nó phải đun ở 121 độ trong hơn 30 phút để loại bỏ các nha bào.
Nếu không bị tiêu diệt, nha bào sẽ ẩn nấp trong thức ăn, khi gặp điều kiện môi trường thích hợp, nha bào sẽ nảy mầm “bung ra” và trở thành vi khuẩn clostridium botulinum hoạt động, sinh sôi mạnh mẽ. đó là một điều khủng khiếp.
Vì vậy, trong chế biến thực phẩm, có hai hình thức xử lý là “tiệt trùng” và “khử trùng”.
Nhưng nha bào không thể đi vào trạng thái hoạt động trong mọi điều kiện. Điều kiện để nó nảy mầm là nhiệt độ phòng từ 15℃ trở lên, thích nhất là nhiệt độ phòng trên 25℃ trở thành môi trường thoải mái nhất của vi khuẩn. Trong tủ lạnh dưới 10°C clostrium botulinum không thể sinh sản hoặc tạo ra chất độc. Vì vậy, thức ăn thừa sau bữa ăn phải để vào tủ lạnh, đó là biện pháp quan trọng để phòng ngừa ngộ độc botulinum trong gia đình.
Clostridium botulinum đặc biệt thích thức ăn giàu protein, nghĩa là tất cả các sản phẩm từ động vật đều có nguy cơ cao, chẳng hạn như xúc xích, giăm bông, thịt hộp, cá hộp, thịt hun khói… thịt chế biến từ bò, cừu, lợn, gà; dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ các quốc gia phát triển, thì vẫn có thể có độc tố botulinum ẩn trong đó.
Botulium trong cuộc sống hàng ngày
Có một điều khá lí thú, phụ nữ không biết sợ botulinum, bởi vì chị em sẵn sàng tiêm botulinum toxin để xóa các nếp nhanh vùng da mặt. Đây là một ứng dụng thông minh của thẩm mĩ viện. Chị em rất thích, nhưng cá nhân tôi thì không, bởi nhìn khuôn mặt tuy mất nếp nhăn do cơ bị liệt làm giãn ra, tôi không thấy sự biểu cảm, cười cũng như khóc đều giống nhau.
Tôi chỉ nhắc nhở khi tiêm botulinum toxin cần kiểm soát chính xác liều lượng độc tố, bất cẩn một chút là có thể bị ngộ độc. Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều phụ nữ bị tai biến nhiễm độc do làm đẹp bằng botulinum botox, thậm chí có người tử vong.
Biểu hiện của ngộ độc Botulium
Biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau bữa ăn từ 12 – 36 giờ, nhưng cũng có thể kéo dài tới vài ngày, thậm chí là 4 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, độc tố càng nhiều, bệnh càng nặng và nguy cơ tử vong càng cao.
Các triệu chứng ban đầu khi khởi phát bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa và các triệu chứng viêm dạ dày ruột khác, nhưng lượng độc tố ít thì triệu chứng sẽ biến mất trong vài giờ.
Độc tố của vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào các dây thần kinh sọ ngoại biên. Biểu hiện rõ nhất là tổn thương liên quan đến mắt (nhìn mờ, nhìn đôi, sụp mí, giãn đồng tử, không phản xạ ánh sáng). Biểu hiện các cơ hàm mặt (liệt mặt, rối loạn tiết nước bọt, khô miệng, khó nuốt, nói khó, nói khàn, rối loạn ngôn ngữ).
Nặng hơn nữa, các triệu chứng liên quan yếu và liệt các cơ từ thân trên xuống thân dưới. Đầu tiên là không nhấc đầu lên được. Sau đó không đứng hay ngồi dậy được. Nặng lên có biểu hiện liệt toàn thân, với trương lực cơ toàn thân giảm, tắc ruột cơ năng. Giai đoạn cuối là khó thở, rối loạn nhịp thở, tử vong ở giai đoạn này từ 30-60% do suy hô hấp.
Nguồn: Bác sĩ Trần Văn Phúc
Xem thêm: Thuốc điều trị cho bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay có giá 8000 USD/lọ