• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tranh cãi về đề Toán lớp 3 "khó nhai"

Bạch Việt

New member
Xu
69
Tranh cãi về đề Toán lớp 3 "khó nhai"



Đối diện với câu Toán này chắc chắn người lớn cũng sẽ "khó nhai" và mất khá nhiều thời gian để giải. Nhưng đáp án lại không giống nhau khi có người ra đáp số là 2, nhưng người khác ra 6, và có người đưa đáp số là 8. Còn đáp số của bạn?

Mới đây, nhiều phụ huynh rỉ tai nhau về việc "bó tay" với một câu Toán trong đề "khảo sát chất lượng học sinh lớp 3" vì quá khó. Thậm chí mơ hồ về cách giải cho dù tất cả đều đã học qua lớp 3.

Hầu hết những người tiếp cận đề bài đều nhíu mày "quá khó" và không đưa ra phương án. Những người giải được thì cách lập luận không giống nhau và đáp án cũng khác nhau....

Đề bài: Đặt tính rồi tính

20110527152401_baitoan.jpg


Phương án 1: Theo hình vẽ ta có số 2 là số trung tâm của tam giác xuôi và ngược nên kết quả của hai phép tính như sau:

- Khi nhìn vào tam giác xuôi ta có phép tính: 5 - 2 - 1 = 2;

- Còn nhìn vào tam giác ngược ta có phép tính: 10 - 2 - 6 = 2

Vậy số điền vào dấu (?) sẽ là 6.

Phương án 2: Vẫn xác định số 2 ở giữa là số trung tâm thì nhìn hình vẽ ta có phép toán đối xứng như sau:

- Ba cánh trên gồm các số 10, 2 và 2 nên ta có phép tính: 10 + 2 + 2 + 2 = 16

- Ba cánh dưới gồm số 5, 1 và một số chưa bíết. Vậy 5 + 1 + 2 = 8 + 8 + 16

Vậy số điền vào dấu (?) sẽ là 8.

Phương án 3: Theo hình vẽ ta có:

- Nhìn vào tam giác xuôi ta có phép tính: 5 - 2 - 2 - 1 = 0

- Nhìn vào tam giác ngược ta có phép tính: 10 - 2 - 2 - 6 = 0

Vậy số cần điền vào dấu (?) là 6.

Cũng có ý kiến cho rằng số cần điền vào dấu (?) là số 2. Còn bạn có đồng tình với 1 trong các đáp án nêu trên hay có cách giải khác?


Sưu tầm
 
Mình nghĩ ở chỗ? sẽ là 5
Ta nhân theo đưởng chéo, 10.2.1=5, 2.2.5=5 Nên 2.2.?=20 thì ? phải là 5
Ơ nhưng đây là toán lớp 3:-s
Người ra đề định đánh đố học sinh đây. hic

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Những bài toán dạng này thường không chỉ có một đáp án. Đó là sự liên tưởng trong tư duy, nhằm rèn luyện tư duy. Vấn đề là mạch tư duy và hướng tư duy mỗi người mỗi khác. Những bài toán tư duy như thế này mang tính xã hội hơn là mang tính chính xác. Vì vậy những bài toán này phải là những bài toán mở nên không thể ép buộc đáp án.

Theo thiển ý của tôi thì những bài như thế này không nên đưa vào đề thi mà chỉ nên dưa vào những chương trình vui để học hoặc những chương trình ngoại khóa.

Ví dụ: Tìm quy luật của các chữ cái sau: A, B, C, D, E

Với một người bình thường, vì đã ăn sâu tiềm thức thứ tự A-->Z sẽ nói quy luật sắp thứ tự chữ cái. Tuy nhiên nếu một người nào đó có các nghĩ phá cách thì sẽ nhìn dãy chữ cái đó với một quy luật khác. Chẳng hạn là viết tắt của một cụm từ nào đó.

Mong các nhà giáo dục đừng làm mất đi một thế hệ bằng những tư duy ngớ ngẩn kiểu này!
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top