Tránh bị rắn cắn khi đi du lịch dã ngoại

dulichfidi

New member
Xu
0
Du lịch ngoại thành, lên rừng, về quê... trong những ngày nghỉ cần cẩn thận bị rắn độc cắn và biết cách xử lý để tránh các biến chứng buộc phải cắt cụt chi, thậm chí tử vong.

Chỗ nào cũng có thể bị rắn độc cắn


Anh Nguyễn Xuân H. chọn ngày cuối tuần ra ngoại thành đi câu. Anh chọn một góc ít người đi lại phía cuối ao để thả câu. Đang loay hoay gắn mồi, anh bị một con rắn nhỏ đớp nhẹ vào chân. Thấy không phải loại rắn độc, nên anh tiếp tục câu dù chân có hơi tê và sưng nhẹ.

Chiều về, thấy chân sưng to, anh lấy thuốc nam đắp nhưng sáng ra anh đã phải cấp cứu tới bệnh viện trong tình trạng khó thở, hôn mê,...Các bác sĩ cho biết, anh bị tiêu cơ vân, suy thận phải thở máy, lọc máu...

ran-cap-nia.jpg

Rắn cạp nia

Nguyên nhân bị rắn cắn rất đa dạng. Có người lên đồng, lên rẫy làm nông bị rắn cắn, có người đi du lịch, đi câu, đi chơi buổi tối ngoài bờ ao, thậm chí trên đường nhựa, đường bê tông cũng bị cắn, người nằm ngủ trên giường có đóng cửa phòng và mắc màn hẳn hoi mà vẫn bị rắn chui vào nhà cắn… Nhưng nhiều nhất những người đi bắt cua ốc, bắt rắn và đặc biệt là nuôi rắn, thịt rắn…

Có 4 loại rắn độc thường hay gặp và gây nguy hiểm nhất đó là rắn cạp nia, rắn hổ mang bành, rắn hổ chúa và rắn lục. Với loại rắn cạp nia là loại rắn hay đi ăn đêm và hay mò vào nhà, khi bị loại này cắn là có thể bị tê liệt toàn thân.

homangchuamoi.jpg

Rắn hổ mang chúa

Những triệu chứng sớm nhất khi bị cạp nia cắn dễ nhận biết nhất đó là khó thở, tức ngực, khó nuốt, co thắt cổ họng cho đến lúc liệt toàn thân, không nhúc nhích được. Nếu không được đưa đến bệnh viện để thở máy sớm thì nạn nhân sẽ chết vì suy hô hấp.
Còn với loại rắn hổ mang bành (còn gọi là hổ mang thường, hổ phì, hổ chì hay hổ đất...) khi cắn thường gây phù nề và hoại tử cơ rất lớn. Người bị rắn hổ mang bành cắn chân tay bị sưng vù, có kèm theo liệt cơ và có thể dẫn đến tử vong, còn nhẹ thì dẫn đến tàn tật nếu không được cấp cứu kịp thời.

3a45.jpg

Hổ mang bành

Riêng với loại rắn hổ chúa khi cắn xong nọc độc chạy vào cơ thể rất nhanh, khiến cho bệnh nhân bị phù nề cấp, liệt cơ và có thể chết vì suy hô hấp hoặc chết vì suy thận trong thời gian rất sớm.

Còn với loại rắn lục (có màu xanh như lá cây, là loại rắn hay gặp ở vùng đồng bằng, trung du, đồi núi) khi cắn sẽ gây rối loạn đông máu và chảy máu hoặc gây rối loạn nhịp tim, bệnh nhân dễ dàng tử vong.

Rắn thường không chủ động cắn người. Chúng chỉ cắn khi tự vệ. Người bị rắn cắn thường do vô tình dẫm, đạp hoặc đi vào chỗ có rắn nằm. Các loại rắn hổ mang, rắn lục, một số loài rắn ráo... có độc tố thần kinh.

Khi bị rắn cắn, những chất độc gây tê liệt thần kinh, hoại tử và nếu không cấp cứu, xử trí kịp thời, người bị rắn cắn sẽ tử vong. Chỗ rắn cắn thường không đau lắm nhưng làm chân, tay tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, rối loạn cơ tròn... Mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ.

ranluc.jpg

Rắn lục

Khi đi du lịch, cần cảnh giác với rắn độc cắn khi ở vùng đồi núi, đồng quê hoặc đi chơi đến các vùng bãi cỏ, rừng cây. Tuy nhiên, ở nhiều vùng, người nằm trong nhà cũng có khi bị rắn bò vào nhà cắn do dẫm đạp phải.

Vì vậy, cần biết cách phòng ngừa cho con em mình không bị rắn cắn bằng cách không cho trẻ leo trèo cây, vì dễ bị tai nạn do ngã hoặc bị rắn lục núp trong các tầng lá tấn công.

Mang giày cao ống và mặc quần dài phủ ra ngoài giày là cách tốt nhất khi đi trên cỏ rậm hoặc vùng có nhiều rắn. Phát hoang rộng xung quanh nhà, tránh khi trời mưa to, rắn chạy trú ẩn trong nhà, tấn công người.

Cách xử lý khi bị rắn cắn:

Khi bệnh nhân bị rắn cắn, không để bệnh nhân tự đi lại, phải cấp cứu bằng cách băng ép phía trên vết cắn khoảng 3 - 4 cm (chú ý băng ép ngăn nọc rắn lan truyền theo đường bạch mạch nhưng không cản trở lưu thông máu động mạch, tức là vẫn bắt mạch được ở đoạn chi phía dưới), nặn máu và rửa dưới vòi nước rồi chuyển nhanh đến bệnh viện.

Không nên mất thì giờ đi tìm thầy lang, uống thuốc lá ... mà mất cơ hội được cứu chữa đúng cách ở bệnh viện. Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do hiện nay không thấy hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.

Để giảm nguy có bị rắn cắn, không nên bắt trêu đùa rắn, cẩn thận khi đi ra ngoài vào mùa hè, trời mưa, tối; Không bẫy rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín; Không nằm ngủ dưới nền đất; Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn; Không sống gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến: đống gạch vụn, cỏ nát, rác, tổ mối, chuồng gà, nơi nuôi các động vật của gia đình…

Nếu bị rắn cắn sau 15 - 30 phút mà vết cắn không đau, không phù, chi bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top