TRĂNG VÀNG TRĂNG NGỌC
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.
Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn Trăng.
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là trăng của Rạng Ngời.
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!
Hàn Mặc Tử
“Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!”
Hàn Mặc Tử đang reo to lên với mọi người. Ta ngỡ như nhà thơ đang nhảy nhót mừng vui. Như điên cuồng: “Ai mua Trăng tôi bán Trăng cho”. TRăng nào của riêng Hàn Mặc Tử? Nhưng Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử lại là một góc rất riêng của thi nhân. Như mỗi một Người-Thơ đích thực đều có một vầng trăng của riêng mình. Tôi không so sánh được Hàn Mặc Tử với thi tiên Trung Hoa Lý Bạch – nhà thơ của Rượu và Trăng, bởi giữa hai nhà thơ là hai thế giới hoàn toàn khác. Điều có thể khẳng định là ở Việt Nam ta, Hàn Mặc Tử là người viết về trăng hay số một trong số những thi sĩ lãng mạn 1932 – 1945. Vầng trăng đã trở thành sự gắn bó định mệnh với nhà thơ, trăng càng viên mãn thì thân thể nhà thơ càng bị đau đớn hao khuyết. Vẻ đẹp của trăng đã được Hàn Mặc Tử cảm nhận bằng chính nỗi đau thể phách của mình. Có hiểu vậy ta mới thấy mỗi lời thơ của Hàn Mặc Tử như được rứt ra tự sâu thẳm tâm hồn.
“Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!”
Trăng của Hàn Mặc Tử. Mang nỗi đau vò xé thể xác nhưng tâm hồn đầy khát vọng của nhà thơ. Lời, từng lời choáng ngợp, sáng láng. Bệnh tật đẩy nhà thơ ra khỏi thế giới người bình thường, do định kiến của xã hội. Sự đày đọa thể xác cũng không bằng sự đày đọa tinh thần nhà thơ phải gánh chịu: cảm giác cô đơn. Hàn Mặc Tử cô đơn, cô đơn khủng khiếp. Có ai làm người mà lại thích cô đơn, nên người nào lâm vào cảnh đó cũng cố tìm một nguồn chia sẻ. Với Hàn Mặc Tử, là Trăng. Phải, chỉ còn Trăng cạnh nhà thơ, an ủi tâm hồn, vực dậy trong nhà thơ những tâm tư, khát khao vươn về cuộc sống. Khát vọng lớn lắm nên những câu thơ như huyết mạch sôi lên gấp gáp: “Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!”. Trăng là phần đời, là sự sống của Người:
“Tôi đang cầu nguyện cho Trăng tôi”
Không chỉ là bạn tâm tình, trăng đã thành sự hoá thân: “Tôi cũng Trăng mà nàng cũng Trăng” (Huyền ảo); thành nguồn thơ bất tuyệt: “Cả miệng ta trăng là trăng” (Một miệng trăng). Người “chơi giữa mùa trăng” để thấy mình tan ra trong cảm giác hoà nhập với ánh sáng. Trăng thành nguồn sáng trong đêm tối đời Người. Cho nên ta không lấy làm lạ khi đi vào vườn thơ của Hàn Mặc Tử, ta đã được tắm trong luồng ánh sáng kỳ ảo của Trăng, trong đủ mọi cung bậc cảm giác, lúc ấm nồng, khi ớn lạnh. Nguồn Thơ, Nguồn Trăng, “Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang?”. Một khi còn khat khao giao cảm với đời, nhà thơ làm sao có thể đánh đổi vầng trăng để mua về sự tuyệt vọng?
Hàn Mặc Tử đã vào cõi vĩnh hằng, nhưng đã mấy ai hiểu hết tấm lòng nhà thơ? Viết những câu thơ như đùa, như bỡn kia, nhà thơ đã phải sống, phải cảm “bằng máu, bằng lệ, bằng hồn”, sống đến tận cùng sự sống.
Vẫn là vầng trăng đêm đêm toả sáng, chúng ta có thể coi là chuyện bình thường. Nhưng vầng trăng đã trở thành cõi – thiêng – liêng toả sáng hồn thơ Hàn Mặc Tử: “Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời”. Ngậm ngùi cho cuộc đời thi nhân, ta càng khâm phục, kính yêu người – thơ ấy: từ căn bệnh tuyệt vọng, từ cuộc sống đau thương, vẫn vươn lên nhập cuộc với Đời, bám víu lấy Đời bằng những luồng tơ trăng mỏng mảnh. Để sống. Để kết tụ hương – thơm qua những vần thơ diễm lệ:
“Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!”
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.
Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn Trăng.
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là trăng của Rạng Ngời.
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!
Hàn Mặc Tử
“Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!”
Hàn Mặc Tử đang reo to lên với mọi người. Ta ngỡ như nhà thơ đang nhảy nhót mừng vui. Như điên cuồng: “Ai mua Trăng tôi bán Trăng cho”. TRăng nào của riêng Hàn Mặc Tử? Nhưng Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử lại là một góc rất riêng của thi nhân. Như mỗi một Người-Thơ đích thực đều có một vầng trăng của riêng mình. Tôi không so sánh được Hàn Mặc Tử với thi tiên Trung Hoa Lý Bạch – nhà thơ của Rượu và Trăng, bởi giữa hai nhà thơ là hai thế giới hoàn toàn khác. Điều có thể khẳng định là ở Việt Nam ta, Hàn Mặc Tử là người viết về trăng hay số một trong số những thi sĩ lãng mạn 1932 – 1945. Vầng trăng đã trở thành sự gắn bó định mệnh với nhà thơ, trăng càng viên mãn thì thân thể nhà thơ càng bị đau đớn hao khuyết. Vẻ đẹp của trăng đã được Hàn Mặc Tử cảm nhận bằng chính nỗi đau thể phách của mình. Có hiểu vậy ta mới thấy mỗi lời thơ của Hàn Mặc Tử như được rứt ra tự sâu thẳm tâm hồn.
“Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!”
Trăng của Hàn Mặc Tử. Mang nỗi đau vò xé thể xác nhưng tâm hồn đầy khát vọng của nhà thơ. Lời, từng lời choáng ngợp, sáng láng. Bệnh tật đẩy nhà thơ ra khỏi thế giới người bình thường, do định kiến của xã hội. Sự đày đọa thể xác cũng không bằng sự đày đọa tinh thần nhà thơ phải gánh chịu: cảm giác cô đơn. Hàn Mặc Tử cô đơn, cô đơn khủng khiếp. Có ai làm người mà lại thích cô đơn, nên người nào lâm vào cảnh đó cũng cố tìm một nguồn chia sẻ. Với Hàn Mặc Tử, là Trăng. Phải, chỉ còn Trăng cạnh nhà thơ, an ủi tâm hồn, vực dậy trong nhà thơ những tâm tư, khát khao vươn về cuộc sống. Khát vọng lớn lắm nên những câu thơ như huyết mạch sôi lên gấp gáp: “Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!”. Trăng là phần đời, là sự sống của Người:
“Tôi đang cầu nguyện cho Trăng tôi”
Không chỉ là bạn tâm tình, trăng đã thành sự hoá thân: “Tôi cũng Trăng mà nàng cũng Trăng” (Huyền ảo); thành nguồn thơ bất tuyệt: “Cả miệng ta trăng là trăng” (Một miệng trăng). Người “chơi giữa mùa trăng” để thấy mình tan ra trong cảm giác hoà nhập với ánh sáng. Trăng thành nguồn sáng trong đêm tối đời Người. Cho nên ta không lấy làm lạ khi đi vào vườn thơ của Hàn Mặc Tử, ta đã được tắm trong luồng ánh sáng kỳ ảo của Trăng, trong đủ mọi cung bậc cảm giác, lúc ấm nồng, khi ớn lạnh. Nguồn Thơ, Nguồn Trăng, “Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang?”. Một khi còn khat khao giao cảm với đời, nhà thơ làm sao có thể đánh đổi vầng trăng để mua về sự tuyệt vọng?
Hàn Mặc Tử đã vào cõi vĩnh hằng, nhưng đã mấy ai hiểu hết tấm lòng nhà thơ? Viết những câu thơ như đùa, như bỡn kia, nhà thơ đã phải sống, phải cảm “bằng máu, bằng lệ, bằng hồn”, sống đến tận cùng sự sống.
Vẫn là vầng trăng đêm đêm toả sáng, chúng ta có thể coi là chuyện bình thường. Nhưng vầng trăng đã trở thành cõi – thiêng – liêng toả sáng hồn thơ Hàn Mặc Tử: “Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời”. Ngậm ngùi cho cuộc đời thi nhân, ta càng khâm phục, kính yêu người – thơ ấy: từ căn bệnh tuyệt vọng, từ cuộc sống đau thương, vẫn vươn lên nhập cuộc với Đời, bám víu lấy Đời bằng những luồng tơ trăng mỏng mảnh. Để sống. Để kết tụ hương – thơm qua những vần thơ diễm lệ:
“Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!”