Ngày xưa có một danh sĩ làm quan đến chức Tể Tướng của Trung Hoa, đời Tống Thần Tông, năm 1074 dương lịch. Đó là Tể Tướng Vương An Thạch (1021- 1086). Vương An Thạch đậu tiến sĩ năm 21 tuổi, đời Nhân Tông, năm 1041. Ngoài việc lo cai trị đất nước cho hùng mạnh, Vương An Thạch còn dành thì giờ để sáng tác thơ văn. Ông là người đọc nhiều và từng trải nên kiến văn của ông rất rộng.
Tô Thức (1036 - 1101) đỗ tiến sĩ năm 22 tuổi, đời Tống Nhân Tông, năm 1057. Vào năm 1080, Tô Thức bị giáng làm Đoàn Huyện Phó Sứ tại Hoàng Châu, thuộc Hồ Bắc. Ở đây, ông cất nhà ở làng Đông Pha và lấy hiệu là Đông Pha Cư Sĩ và đã làm ra hai bài Tiền và Hậu Xích Bích Phú (1082). Người ta thường gọi ông là Tô Đông Pha.
Trong những bài thơ quan Tể Tướng Vương An Thạch làm, có một bài được viết theo lối thư họa treo ở sảnh đường. Một hôm, danh sĩ Tô Đông Pha được mời vào dinh Tể Tướng để cùng quan Tể Tưởng luận bàn thi thư và chính sự.
Trong khi ngồi chờ để được quan Tể Tướng tiếp kiến, Tô Đông Pha nhìn thấy bài thơ này trên vách sảnh đường. Bài thơ được viết với một bút pháp rất linh hoạt, niêm luật rất chặt chẽ, và tứ thơ rất sâu sắc. Tuy nhiên, trong bài thơ này có hai câu mà họ Tô thấy thật là phi lý như sau:
Minh Nguyệt sơn đầu khiếu, (Trăng sáng hót đầu núi)
Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm. (Chó vàng nằm trong lòng bông hoa)
Cứ trong ý của từ ngữ mà suy thì họ Tô tự hỏi là: "Tại sao mặt trăng sáng (minh nguyệt) mà lại hót trên đỉnh núi (sơn đầu khiếu) được? Con chó vàng (hoàng khuyển) sao có thể nằm trong lòng bông hoa (ngọa hoa tâm) được?" Sau khi suy nghĩ, họ Tô mới nảy ra ý để sửa lại hai câu thơ này như sau:
Minh Nguyệt sơn đầu chiếu, (Trăng sáng soi đầu núi)
Hoàng Khuyển ngọa hoa âm. (Chó vàng nằm dưới bóng bông hoa)
Sửa hai câu thơ xong, họ Tô cảm thấy thật đắc ý vì chỉ sửa có hai chữ (khiếu thành chiếu và tâm thành âm) mà lại làm cho hai câu thơ rõ hẳn ý nghĩa và vẫn giữ được nguyên vận của bài thơ. Theo họ Tô thì mặt trăng sáng (minh nguyệt) đi với động từ chiếu mới đắc ý vì trăng sáng thì chiếu chứ không bao giờ khiếu được, còn hoàng khuyển tức là con chó vàng thì phải nằm dưới bóng của bông hoa (hoa âm) mới có lý chứ không thể nào con chó lại nằm trong lòng bông hoa (hoa tâm) được. Chữ âm trong nghĩa của hoa âm là chỗ không có ánh nắng mặt trời.
Đang mải mê với sáng kiến của mình, họ Tô rất hứng khởi khi thấy quan Tể Tướng bước vào sảnh đường. Sau khi chào hỏi và phân ngôi chủ khách, Tô Đông Pha có ngỏ ý với quan Tể Tướng Vương An Thạch về việc sửa hai câu thơ nói ở trên. Quan Tể Tướng cười và gật gù tỏ ra ưng ý. Sau đó ngài không nói thêm gì về hai câu thơ này cả mà chỉ cùng Tô Đông Pha đàm luận về quốc sự.
Khoảng nửa tháng sau khi gặp Tể Tướng Vương An Thạch, Tô Đông Pha nhận được lệnh đi trấn thủ ở miền Nam, nhân vào tuần trăng sáng, ông bèn đi ngắm cảnh dưới trăng và thấy có nhiều điều lạ. Đêm nào cũng vậy, cứ đến khi trăng tỏa ánh sáng khắp núi rừng, ông đều nghe thấy những tiếng chim hót thật du dương thánh thót và thơ mộng. Rất lấy làm hứng thú, ông mới cố tìm hiểu xem đây là giống chim gì mà hót hay như vậy. Sau khi hỏi thăm dân chúng trong vùng, Tô Đông Pha mới biết tiếng hót thánh thót ấy là của giống chim tên là Minh Nguyệt. Chim Minh Nguyệt chỉ hót ở đỉnh núi vào những đêm có trăng sáng mà thôi. Tìm hiểu chỉ để thỏa mãn sự tò mò của mình chứ Tô Đông Pha cũng chẳng có ý gì khác.
Hết thưởng thức tiếng chim hót, họ Tô lại đi dạo ngắm hoa dưới trăng. Thật là thú vị khi thấy trong vùng ông trấn thủ có nhiều loại hoa mà bông hoa lại rất lớn và hương thơm ngào ngạt. Sau khi ngắm kỹ mỗi bông hoa, họ Tô nhận thấy đóa hoa nào cũng có một con sâu to nằm trong lòng hoa. Ông lấy làm lạ mới hỏi thăm dân trong vùng về hiện tượng này. Dân làng cho ông ta biết là ở vùng này có loại sâu tên là Hoàng Khuyển sống bằng cách hút nhụy hoa. Vì thế trong mỗi bông hoa đều có con sâu Hoàng Khuyển. Nghe đến đây họ Tô mới giật mình và liên tưởng tới hai câu thơ của Vương An Thạch mà ông ta đã tự ý sửa.
Với những gì đã tai nghe và mắt thấy ở đây, Tô Đông Pha cảm thấy xấu hổ về sự suy luận nông nổi của mình khi tự ý sửa hai câu thơ của Tể Tướng Vương An Thạch. Liền sau đó, ông đã dâng thư về tạ tội với quan Tể Tướng. Họ Tô tự nhủ là việc ông ta bị bổ đi trấn thủ ở miền Nam này là do Tể Tướng đã cố ý dạy cho mình một bài học thực tiễn.
Sau đó ít lâu, họ Tô được triệu về làm quan tại Kinh Đô. Quan Tể Tướng rất niềm nở tiếp đón Tô Đông Pha. Và từ đó Tô Đông Pha rất kính phục quan Tể Tướng cả về tài năng, đức độ, và kiến văn quảng bác của ngài. Cái thâm thúy của Vương An Thạch là ông ta không cần phải biện bạch gì với Tô Đông Pha khi họ Tô tự ý sửa hai câu thơ của ông. Điều tốt nhất là để cho Tô Đông Pha phải tự mình tìm hiểu bằng cách va chạm với thực tế bằng mắt thấy tai nghe. Có nghe và thấy mới tin là đúng. Nếu chỉ nghe nói hay đọc được mà biết thì cái biết đó cũng còn mơ hồ. Quả đúng là tai nghe không bằng chính mắt mình thấy, thấy không bằng chính mình dự vào việc luận bàn cho ra nhẽ rồi tự mình thực hành công việc đã nghe, đã thấy, và đã thảo luận. Đây cũng là phương pháp giáo dục nhân bản, khoa học, và tân tiến vậy.
(Tài liệu sưu tầm)
Tô Thức (1036 - 1101) đỗ tiến sĩ năm 22 tuổi, đời Tống Nhân Tông, năm 1057. Vào năm 1080, Tô Thức bị giáng làm Đoàn Huyện Phó Sứ tại Hoàng Châu, thuộc Hồ Bắc. Ở đây, ông cất nhà ở làng Đông Pha và lấy hiệu là Đông Pha Cư Sĩ và đã làm ra hai bài Tiền và Hậu Xích Bích Phú (1082). Người ta thường gọi ông là Tô Đông Pha.
Trong những bài thơ quan Tể Tướng Vương An Thạch làm, có một bài được viết theo lối thư họa treo ở sảnh đường. Một hôm, danh sĩ Tô Đông Pha được mời vào dinh Tể Tướng để cùng quan Tể Tưởng luận bàn thi thư và chính sự.
Trong khi ngồi chờ để được quan Tể Tướng tiếp kiến, Tô Đông Pha nhìn thấy bài thơ này trên vách sảnh đường. Bài thơ được viết với một bút pháp rất linh hoạt, niêm luật rất chặt chẽ, và tứ thơ rất sâu sắc. Tuy nhiên, trong bài thơ này có hai câu mà họ Tô thấy thật là phi lý như sau:
Minh Nguyệt sơn đầu khiếu, (Trăng sáng hót đầu núi)
Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm. (Chó vàng nằm trong lòng bông hoa)
Cứ trong ý của từ ngữ mà suy thì họ Tô tự hỏi là: "Tại sao mặt trăng sáng (minh nguyệt) mà lại hót trên đỉnh núi (sơn đầu khiếu) được? Con chó vàng (hoàng khuyển) sao có thể nằm trong lòng bông hoa (ngọa hoa tâm) được?" Sau khi suy nghĩ, họ Tô mới nảy ra ý để sửa lại hai câu thơ này như sau:
Minh Nguyệt sơn đầu chiếu, (Trăng sáng soi đầu núi)
Hoàng Khuyển ngọa hoa âm. (Chó vàng nằm dưới bóng bông hoa)
Sửa hai câu thơ xong, họ Tô cảm thấy thật đắc ý vì chỉ sửa có hai chữ (khiếu thành chiếu và tâm thành âm) mà lại làm cho hai câu thơ rõ hẳn ý nghĩa và vẫn giữ được nguyên vận của bài thơ. Theo họ Tô thì mặt trăng sáng (minh nguyệt) đi với động từ chiếu mới đắc ý vì trăng sáng thì chiếu chứ không bao giờ khiếu được, còn hoàng khuyển tức là con chó vàng thì phải nằm dưới bóng của bông hoa (hoa âm) mới có lý chứ không thể nào con chó lại nằm trong lòng bông hoa (hoa tâm) được. Chữ âm trong nghĩa của hoa âm là chỗ không có ánh nắng mặt trời.
Đang mải mê với sáng kiến của mình, họ Tô rất hứng khởi khi thấy quan Tể Tướng bước vào sảnh đường. Sau khi chào hỏi và phân ngôi chủ khách, Tô Đông Pha có ngỏ ý với quan Tể Tướng Vương An Thạch về việc sửa hai câu thơ nói ở trên. Quan Tể Tướng cười và gật gù tỏ ra ưng ý. Sau đó ngài không nói thêm gì về hai câu thơ này cả mà chỉ cùng Tô Đông Pha đàm luận về quốc sự.
Khoảng nửa tháng sau khi gặp Tể Tướng Vương An Thạch, Tô Đông Pha nhận được lệnh đi trấn thủ ở miền Nam, nhân vào tuần trăng sáng, ông bèn đi ngắm cảnh dưới trăng và thấy có nhiều điều lạ. Đêm nào cũng vậy, cứ đến khi trăng tỏa ánh sáng khắp núi rừng, ông đều nghe thấy những tiếng chim hót thật du dương thánh thót và thơ mộng. Rất lấy làm hứng thú, ông mới cố tìm hiểu xem đây là giống chim gì mà hót hay như vậy. Sau khi hỏi thăm dân chúng trong vùng, Tô Đông Pha mới biết tiếng hót thánh thót ấy là của giống chim tên là Minh Nguyệt. Chim Minh Nguyệt chỉ hót ở đỉnh núi vào những đêm có trăng sáng mà thôi. Tìm hiểu chỉ để thỏa mãn sự tò mò của mình chứ Tô Đông Pha cũng chẳng có ý gì khác.
Hết thưởng thức tiếng chim hót, họ Tô lại đi dạo ngắm hoa dưới trăng. Thật là thú vị khi thấy trong vùng ông trấn thủ có nhiều loại hoa mà bông hoa lại rất lớn và hương thơm ngào ngạt. Sau khi ngắm kỹ mỗi bông hoa, họ Tô nhận thấy đóa hoa nào cũng có một con sâu to nằm trong lòng hoa. Ông lấy làm lạ mới hỏi thăm dân trong vùng về hiện tượng này. Dân làng cho ông ta biết là ở vùng này có loại sâu tên là Hoàng Khuyển sống bằng cách hút nhụy hoa. Vì thế trong mỗi bông hoa đều có con sâu Hoàng Khuyển. Nghe đến đây họ Tô mới giật mình và liên tưởng tới hai câu thơ của Vương An Thạch mà ông ta đã tự ý sửa.
Với những gì đã tai nghe và mắt thấy ở đây, Tô Đông Pha cảm thấy xấu hổ về sự suy luận nông nổi của mình khi tự ý sửa hai câu thơ của Tể Tướng Vương An Thạch. Liền sau đó, ông đã dâng thư về tạ tội với quan Tể Tướng. Họ Tô tự nhủ là việc ông ta bị bổ đi trấn thủ ở miền Nam này là do Tể Tướng đã cố ý dạy cho mình một bài học thực tiễn.
Sau đó ít lâu, họ Tô được triệu về làm quan tại Kinh Đô. Quan Tể Tướng rất niềm nở tiếp đón Tô Đông Pha. Và từ đó Tô Đông Pha rất kính phục quan Tể Tướng cả về tài năng, đức độ, và kiến văn quảng bác của ngài. Cái thâm thúy của Vương An Thạch là ông ta không cần phải biện bạch gì với Tô Đông Pha khi họ Tô tự ý sửa hai câu thơ của ông. Điều tốt nhất là để cho Tô Đông Pha phải tự mình tìm hiểu bằng cách va chạm với thực tế bằng mắt thấy tai nghe. Có nghe và thấy mới tin là đúng. Nếu chỉ nghe nói hay đọc được mà biết thì cái biết đó cũng còn mơ hồ. Quả đúng là tai nghe không bằng chính mắt mình thấy, thấy không bằng chính mình dự vào việc luận bàn cho ra nhẽ rồi tự mình thực hành công việc đã nghe, đã thấy, và đã thảo luận. Đây cũng là phương pháp giáo dục nhân bản, khoa học, và tân tiến vậy.
(Tài liệu sưu tầm)