TRẦN QUANG DIỆU (1746-1802) - Trần Quang Diệu, cũng là một hổ tướng của triều Tây Sơn.
Tiểu sử Trần Quang Diệu
Trần Quang Diệu (1746–1802), người làng Kim Giao, xã Liên Chiểu (nay thuộc xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng quê quán của ông ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định…(sau đời Trần Quang Diệu, họ Trần dời ra làng Tú Sơn, nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi).
Theo Nguyễn Khắc Thuần trong sách Danh tướng VN tập 3, tác giả cho biết trong một dịp đi khảo sát tại Đà Nẵng vào năm 1997, ông tìm thấy một ngôi mộ cổ và một bản phổ ý tại ngoại vi thành phố này.Ngôi mộ cổ ấy là của mẹ Trần Quang Diệu và bản phổ ý ấy là của dòng họ này. Cả hai tư liệu này đều nói Diệu là người Quãng Nam, nhưng để khẳng định quê quán của người anh hùng, cần phải khảo sát thêm để tìm thêm những bằng chứng khác nữa.
Theo một số chuyện kể dân gian, trước khi trở thành một trong những vị hổ tướng của Tây Sơn, Trần quang Diệu từng có mối quan hệ khá thân tình với Nguyễn Nhạc. Nên khi ông này dựng cờ khởi nghĩa, Quang Diệu tham gia phong trào Tây Sơn ngay từ đầu .
Năm 1789, ông được Nguyễn Huệ cử làm Đốc trấn Nghệ An, xây dựng thành Phượng Hoàng trung đô. Những năm 1790 - 91,ông chỉ huy các cuộc đánh dẹp lực lượng chống đối do Lê Duy Chỉ cầm đầu. Năm 1792, Quang Trung mất, ông giữ chức Thái phó, là một trong "Tứ trụ” triều đình để giúp vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản).
Tuy vua mới hay nghe lời gièm pha nhưng vợ chồng ông vẫn tận tình giúp nhà Tây Sơn.Có thể nói thời bấy giờ, ông là chủ tướng quan trọng nhất trong việc đánh dẹp thế lực Nguyễn Ánh.
Năm 1800–1801, ông vây kinh thành Quy Nhơn cũ của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) vừa mới bị quân Nguyễn Ánh đánh chiếm. Trận vây thành rồi bị cầm chân kéo dài gần một năm ở đây, tạo thời cơ tốt cho Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân rồi bắt sống Quang Toản.( tướng thủ thành của nhà Nguyễn là Võ Tánh tự vẫn chứ không giao thành ). Lực lượng của Nguyễn Ánh sau đó phản công ngày càng ác liệt .Cuối cùng Quang Diệu và vợ con đều bị bắt sống và bị giết.
Theo tự điển Wikipedia tiếng Việt ở đề mục “Trần Quang Diệu”, có ghi một chi tiết:
“Khi Gia Long (tức Nguyễn Ánh) chiêu hàng, Quang Diệu đáp:
“ Trung thần không thờ hai vua, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết. Nếu nhà vua mới rộng lượng tha cho, như trước đây tôi đã tha cho các tướng ở Qui
Nhơn thì tôi sẽ về ở nơi thôn dã, cày ruộng, nộp thuế như người thường dân, chứ nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu"
Mẹ ông – đã ngoài 80 tuổi – được vua Nguyễn tha chết, còn Quang Diệu thì bị đem làm tội.”
Về cái chết của Trần Quang Diệu, thông tin không thống nhất, nhưng đa phần các sách và trong dân gian đều nói ông bị xử lột da.
Những bậc cao niên nhất trong tộc đã kể rõ rằng, sau khi ông chịu án: bị xử lột da sống, có hai người hầu thân cận đã lén đánh cắp được chỉ một
mảnh áo nhỏ dính máu của ông để mang về táng trong “mộ gió”… ( chỉ nghĩ đến thôi, tôi thật sự rùng mình vì phương pháp giết người này.)
NGUỒN : SƯU TẦM
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: