Tràn dịch màng phổi - nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Màng phổi gồm lá thành nằm áp sát thành ngực và lá tạng bao bọc nhu mô phổi. Giữa hai lá này có một khoang ảo, gọi là khoang màng phổi. Bình thường khoang màng phổi có 1 lượng dịch rất ít (15-20ml) giúp cho lá thành và lá tạng trượt lên nhau dễ dàng trong cử động hô hấp. Trong một số trường hợp bệnh lý, vì một số lý do nào đó xuất hiện lượng dịch nhiều hơn bình thường gây nên hội chứng tràn dịch màng phổi.


Nguyên nhân
  • Tràn dịch màng phổi tiên phát: hiếm gặp
  • Thứ phát sau một số bệnh:
  • Nhiễm khuẩn: Lao, viêm phổi, áp xe phổi
  • K phổi, ung thư di căn
  • Bệnh thận: viêm cầu thận, hội chứng thận hư
  • Tim (suy tim), suy giáp, suy dinh dưỡng
  • Chấn thương
  • Ký sinh trùng: giun chỉ, sán máng.
Triệu chứng lâm sàng
  • Toàn thân: mệt mỏi, có thể sốt
  • Cơ năng:
  • Đau ngực: vị trí đau tương ứng với vị trí màng phổi bị tổn thương. Đau tăng lên khi hít vào, ho
  • Khó thở:phụ thuộc vào mức độ tràn dịch. Tràn dịch ít người bệnh khó thở khi gắng sức, tư thế chống đau là nằm nghiêng về bên lành. Nếu tràn dịch nhiều, khó thở cả khi nghỉ ngơi.
  • Ho khan: khi thay đổi tư thế
  • Thực thể:
  • Trường hợp tràn dịch ít, khu trú: lâm sàng khó phát hiện, dựa vào chẩn đoán hình ảnh là chính (Xquang, siêu âm)
  • Trường hợp tràn dịch tự do, lượng trung bình và nhiều:
+Nhìn: bên bệnh phồng hơn bên lành, các khoang liên sườn giãn rộng, di động kém.

+Khám thấy hội chứng 3 giảm bên bệnh: Rung thanh giảm, gõ đục, rì rào phế nang giảm

  • Tràn dịch nhiều nghe thấy tiếng tim bị đẩy sang 1 bên.
Cận lâm sàng
Xquang phổi (thẳng, nghiêng)
  • Tràn dịch màng phổi tự do:
  • Tràn dịch ít: góc sườn hoành tù.
  • Tràn dịch trung bình: hình mờ đều ⅔ phế trường
  • Tràn dịch nhiều: mờ đều một bên phổi, trung thất bị đẩy sang bên đối diện
  • Tràn dịch màng phổi khu trú:tùy thuộc vào vị trí tràn dịch mà hình mờ của dịch nằm tương ứng với vùng bị tổn thương.
Siêu âm
Giúp xác định vùng tràn dịch và đo lượng dịch . Ngoài ra, siêu âm còn được làm cho định hướng chọc dò màng phổi, đặc biệt ở thể khu trú.

Chọc dò màng phổi
Mục đích: Chẩn đoán xác định, phân biệt , tìm nguyên nhân và điều trị

Dựa vào màu sắc dịch có thể định hướng nguyên nhân

Các xét nghiệm dịch màng phổi:

  • XN tế bào: tìm tế bào K
  • XN sinh hóa: định lượng protein, glucose. amylase…
  • XN vi sinh vật: nhuộm soi, soi tươi, nuôi cấy bệnh phẩm tìm vi sinh vật
Biến chứng
Một số biến chứng có thể có nếu không điều trị kịp thời tràn dịch màng phổi: dày dính màng phổi, suy hô hấp cấp, suy tuần hoàn cấp, biến chứng do chọc hút màng phổi: phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn khoang màng phổi.


Điều trị
Điều trị nội khoa

  • Điều trị triệu chứng:
  • Nếu bệnh nhân có sốt, cần cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt
  • Đau ngực: uống thuốc giảm đau
  • Khó thở: Chọc tháo dịch màng phổi( mỗi lần rút khoảng dưới 1 lít), thở oxy
  • Điều trị nguyên nhân
  • Lao: điều trị theo phác đồ điều trị Lao
  • Vi khuẩn: dùng kháng sinh thích hợp
  • Ung thư: Hóa trị liệu
Điều trị ngoại khoa

  • Bóc tách ổ cặn màng phổi
  • Phục hồi lại ống ngực nếu vỡ
  • Lấy dị vật: trường hợp tràn dịch màng phổi sau áp xe phổi
Phục hồi chức năng

  • Tập thở làm giãn nở phổi
  • Tập vận động


Nguồn: Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top