Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) và ảnh hưởng của nó đến cục diện chiến tranh?

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) và ảnh hưởng của nó đến cục diện chiến tranh?

a. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất.


- Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội, Gác-ni-ê liền mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

- Quân của Hoàng Tá Viêm và quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Sơn Tây phối hợp với quân của Trương Quang Đản ở Bắc Ninh kéo về bao vây thành Hà Nội. Gác-ni-ê phải kéo quân từ Nam Định về giữ Hà Nội.

- Sáng ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê đang hội đàm với phái đoàn triều đình Huế đã bỏ dở cuộc họp, chỉ huy quân đuổi theo, bị lọt vào trận phục kích của ta tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê và nhiều binh sĩ bị giết tại trận.

b. Cục diện chiến tranh sau trận Cầu Giấy.

* Về phía Pháp:

- Trận Cầu Giấy lần thứ nhất là tổn thất nặng nề nhất của Pháp kể từ khi tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ.

- Lúc này, nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn nên chưa thể tăng viện, quân Pháp lúng túng hoảng hốt , dự tính rút khỏi Bắc Kì.

* Về phía ta:

- Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, nhân dân hăng hái chống giặc, , rào làng kháng chiến, nhiều đội nghĩa binh thành lập…

- Các đội quân của Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang Đản bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục mộ quân, củng cố lực lượng sẵn sàng đánh Pháp.

Sau trận Cầu Giấy, cục diện chiến tranh thay đổi có lợi cho ta, quân Pháp đứng trước tình thế khó khăn, có thể bị tiêu diệt ở Bắc Kì, nhưng triều Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt giặc, ra lệnh bãi binh và giải tán các đội dân binh để thương lượng với Pháp kí Hiệp ước 1874, nhờ đó, Pháp thoát khỏi thế bị tiêu diệt.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top