Sentinel Advance II là phiên bản tiếp theo của dòng chuột Sentinel đã ra mắt từ 2009 đến nay, từ một thương hiệu chuyên dành cho gaming gear CM Storm của Cooler Master., về cơ bản, những gì mạnh mẽ nhất về công nghệ dành riêng cho chuột máy tính đã được CM Storm nhồi nhét vào phiên bản II này song song với việc giữ nguyên các đường nét thiết kế của phiên bản cũ.
Với bao bì, CM Storm cũng bỏ không ít công sức cho phần này, những gì ấn tượng nhất có thể đã được sắp đặt một cách cụ thể, đưa hình ảnh Sentinel Advance II nổi bật trên nền đỏ, các thông số, tính năng nổi bật được thể hiện hoàn chỉnh một cách khá mạnh mẽ.
Kích thước hộp của Sentinel nhỏ gọn vừa phải, không quá cồng kềnh và có phần khung đệm, tạo cảm giác “chất” đến ngay từ khi cầm hộp của sản phẩm, mở nắp ra là bạn có thể thấy sản phẩm thật ngay lập tức.
Ở ngay mặt sau, có thể dễ dàng nhìn thấy đầy đủ các thông số chi tiết về Sentinel Advance II, cảm biến Avago ADNS-9800 được thể hiện nổi bật như một điểm nhấn chính về nội lực của sản phẩm, và đây cũng chính là thế mạnh của CM Storm khi so sánh với các thương hiệu khác ở cùng thời điểm.
Về phụ kiện, không có gì nhiều với tài liệu đi kèm cơ bản, hướng dẫn sử dụng. Về nhân vật chính, Sentinel Advance II có hình dáng tương tự như người anh trước đây là phiên bản Advance, nhưng tất nhiên là có một ít khác biệt, đặc biệt là sự kết nối các mảnh ghép về màu sắc.
Nói một cách thẳng thắng thì phiên bản Advance II không đạt được độ thẩm mỹ ấn tượng như phiên bản đầu, mặc dù sắc nét hơn, các chi tiết được sản xuất kỹ lưỡng hơn nhưng tông màu xám kết hợp với đen không làm hài lòng nhưng người đòi hỏi sự nổi bật, nét cá tính.
Kiểu dáng thì không phải chê gì nhiều, vẫn là thiết kế hình thái học khá chuẩn, bất cứ người dùng nào dù “tay to” hay “tay nhỏ” đều có thể cảm thấy thoải mái khi sử dụng, với trọng lượng cơ bản là 139g, Sentinel Advance II thực sự không quá nặng và cũng chính vì điều này mà nó tiếp tục làm phật lòng những ai thích “trọng lượng”, dù rằng nhóm đối tượng này rất ít. Sentinel Advance II tiếp tục sở hữu hệ thống điều chỉnh trọng lượng với các quả cân ở mặt dưới, mặc định mọi thứ đã được sếp đặt sẵn, nếu muốn chuột “nhẹ” hơn, hãy tháo bớt chúng ra.
Không có gì để chê về các nút nhấn của Sentinel Advance II, điều này được kế thừa rất lớn từ phiên bản đầu, cả hai nút bấm chính và cuộn đều hoạt động mượt mà và “rất có cảm giác” khi sử dụng, nút điều khiển profile DPI cũng dễ sử dụng, các thiết lập về profile được lưu trữ trong bộ nhớ 128KB Sentinel-X, bạn có thể tùy biến mức độ thay đổi của thông số này tùy vào sở thích cá nhân.
Rất rõ ràng, là Sentinel Advance II được CM Storm thiết kế cho người dùng thuận tay phải với các đường cong cũng như cách bố trí nút bấm chức năng.
Như phần lớn các chuột dành cho game khác, Sentinel Advance II được thiết kế phần đệm lớn và chia đều lực ra, giúp cân bằng hơn khi vận hành, phần dây cắm USB, được mạ vàng gần như là điều bắt buộc đối với các sản phẩm cao cấp, và phần dây dùng chất liệu vải dệt thoáng dạng lưới, bền hơn với thời gian.
Hiệu năng, việc cài đặt thêm phần mềm gần như là bắt buộc nếu bạn muốn khai thác hết sức mạnh của Sentinel Advance II, như lập trình các nút macro và cả việc điều chỉnh các nấc DPI, hãy thoải mái thiết lập cho phù hợp với nhu cầu, với giao diện phần mềm đơn giản và dễ dùng.
Cảm biến Avago ADNS-9800 không kén bề mặt cho lắm, nhưng thực sự thì dùng trên một tấm pad phù hợp cho nó sẽ thoải mái hơn rất nhiều, chuyển động cũng mượt mà hơn, Sologame đã thử nghiệm Sentinel Advance II với pad CM Storm H2 và Speed RX, cả hai đều có thể giúp Sentinel thỏa sức vùng vẫy trong các chiến trường game rực lửa.
Thay lời kết, thực sự thì điểm trừ duy nhất mà Sentinel Advance II nhận phải chính là thiết kế chưa thật sự mượt mà về ngoài hình, chủ yếu là ở khoản sơn và phối màu, còn lại thì đều hoạt động tốt với những gì mà nó có, mức DPI 8200 thực sự quá cao cho mọi người, chắc chắn sẽ có rất ít người dùng đến mức này và nó mang yếu tố PR thương hiệu theo kiểu “chứng minh” nhiều hơn là hữu dụng thực sự.
Với bao bì, CM Storm cũng bỏ không ít công sức cho phần này, những gì ấn tượng nhất có thể đã được sắp đặt một cách cụ thể, đưa hình ảnh Sentinel Advance II nổi bật trên nền đỏ, các thông số, tính năng nổi bật được thể hiện hoàn chỉnh một cách khá mạnh mẽ.
Kích thước hộp của Sentinel nhỏ gọn vừa phải, không quá cồng kềnh và có phần khung đệm, tạo cảm giác “chất” đến ngay từ khi cầm hộp của sản phẩm, mở nắp ra là bạn có thể thấy sản phẩm thật ngay lập tức.
Ở ngay mặt sau, có thể dễ dàng nhìn thấy đầy đủ các thông số chi tiết về Sentinel Advance II, cảm biến Avago ADNS-9800 được thể hiện nổi bật như một điểm nhấn chính về nội lực của sản phẩm, và đây cũng chính là thế mạnh của CM Storm khi so sánh với các thương hiệu khác ở cùng thời điểm.
Về phụ kiện, không có gì nhiều với tài liệu đi kèm cơ bản, hướng dẫn sử dụng. Về nhân vật chính, Sentinel Advance II có hình dáng tương tự như người anh trước đây là phiên bản Advance, nhưng tất nhiên là có một ít khác biệt, đặc biệt là sự kết nối các mảnh ghép về màu sắc.
Nói một cách thẳng thắng thì phiên bản Advance II không đạt được độ thẩm mỹ ấn tượng như phiên bản đầu, mặc dù sắc nét hơn, các chi tiết được sản xuất kỹ lưỡng hơn nhưng tông màu xám kết hợp với đen không làm hài lòng nhưng người đòi hỏi sự nổi bật, nét cá tính.
Kiểu dáng thì không phải chê gì nhiều, vẫn là thiết kế hình thái học khá chuẩn, bất cứ người dùng nào dù “tay to” hay “tay nhỏ” đều có thể cảm thấy thoải mái khi sử dụng, với trọng lượng cơ bản là 139g, Sentinel Advance II thực sự không quá nặng và cũng chính vì điều này mà nó tiếp tục làm phật lòng những ai thích “trọng lượng”, dù rằng nhóm đối tượng này rất ít. Sentinel Advance II tiếp tục sở hữu hệ thống điều chỉnh trọng lượng với các quả cân ở mặt dưới, mặc định mọi thứ đã được sếp đặt sẵn, nếu muốn chuột “nhẹ” hơn, hãy tháo bớt chúng ra.
Không có gì để chê về các nút nhấn của Sentinel Advance II, điều này được kế thừa rất lớn từ phiên bản đầu, cả hai nút bấm chính và cuộn đều hoạt động mượt mà và “rất có cảm giác” khi sử dụng, nút điều khiển profile DPI cũng dễ sử dụng, các thiết lập về profile được lưu trữ trong bộ nhớ 128KB Sentinel-X, bạn có thể tùy biến mức độ thay đổi của thông số này tùy vào sở thích cá nhân.
Rất rõ ràng, là Sentinel Advance II được CM Storm thiết kế cho người dùng thuận tay phải với các đường cong cũng như cách bố trí nút bấm chức năng.
Như phần lớn các chuột dành cho game khác, Sentinel Advance II được thiết kế phần đệm lớn và chia đều lực ra, giúp cân bằng hơn khi vận hành, phần dây cắm USB, được mạ vàng gần như là điều bắt buộc đối với các sản phẩm cao cấp, và phần dây dùng chất liệu vải dệt thoáng dạng lưới, bền hơn với thời gian.
Hiệu năng, việc cài đặt thêm phần mềm gần như là bắt buộc nếu bạn muốn khai thác hết sức mạnh của Sentinel Advance II, như lập trình các nút macro và cả việc điều chỉnh các nấc DPI, hãy thoải mái thiết lập cho phù hợp với nhu cầu, với giao diện phần mềm đơn giản và dễ dùng.
Cảm biến Avago ADNS-9800 không kén bề mặt cho lắm, nhưng thực sự thì dùng trên một tấm pad phù hợp cho nó sẽ thoải mái hơn rất nhiều, chuyển động cũng mượt mà hơn, Sologame đã thử nghiệm Sentinel Advance II với pad CM Storm H2 và Speed RX, cả hai đều có thể giúp Sentinel thỏa sức vùng vẫy trong các chiến trường game rực lửa.
Thay lời kết, thực sự thì điểm trừ duy nhất mà Sentinel Advance II nhận phải chính là thiết kế chưa thật sự mượt mà về ngoài hình, chủ yếu là ở khoản sơn và phối màu, còn lại thì đều hoạt động tốt với những gì mà nó có, mức DPI 8200 thực sự quá cao cho mọi người, chắc chắn sẽ có rất ít người dùng đến mức này và nó mang yếu tố PR thương hiệu theo kiểu “chứng minh” nhiều hơn là hữu dụng thực sự.