Không chịu được áp lực, hiệu trưởng Trường Lê Lai (Q.8, TP.HCM) phải thôi việc. Nhưng giáo viên trường vẫn ở lại vì còn một giấc mơ lớn đang chờ...
Giáo viên trường Lê Lai đã chia sẻ cùng VNN nỗi day dứt về môi trường sư phạm và người đồng nghiệp từng sát cánh cùng họ...
Rớt nước mắt dù bị học sinh hăm dọa
“20 năm làm giáo viên, từng bị học sinh hăm dọa đánh, nhiều lần lánh mặt phụ huynh khi họ tức giận xông vào trường... Là giáo viên, chịu cảnh đó vừa bực, vừa buồn; nhưng đó không phải là nỗi buồn lớn nhất !” - thầy Trần Thanh Thủy, giáo viên dạy Thể dục của Trường Lê Lai tâm sự.
Thầy Thủy cho rằng học sinh hăm dọa rồi từ từ các em sẽ suy nghĩ lại và nhận ra lỗi. Phụ huynh nóng tính xông vào trường vì họ thương con, lo cho con...
Thầy kể, có lần thấy học sinh nghịch quá, la các em, nhưng chúng nó văng tục. Tôi kêu lên phòng nói chuyện, tâm tình. “Nghe học sinh nói chuyện xong, tôi chỉ muốn rớt nước mắt. Em bảo, không biết đến mặt cha vì nhỏ đến lớn chỉ sống với mẹ. Mẹ lại bận rộn kiến tiền nên ít quan tâm. Có vẻ như học sinh càng ngỗ nghịch thì hoàn cảnh càng đáng thương" - thầy Thuỷ bùi ngùi nói.
Học trò ngoan hiền, được chăm sóc tốt cả tinh thần lẫn vật chất luôn là mơ ước của giáo viên. Ảnh học sinh Trường Lê Lai trong giờ giải lao. Ảnh: Minh Quyên Nói về vị hiệu trưởng thôi việc, thầy Thủy bộc bạch: “Chỉ vì một vài cá nhân bị áp lực phải từ bỏ ngôi trường này thì tôi cũng tiếc. Nhưng không vì chuyện này mà chúng tôi nản và quên các em học sinh ở đây”.
Theo thầy Thủy, ở ngôi trường này, bao nhiêu giáo viên đến rồi đi vì cảm thấy nghề bạc quá. Bị học sinh xúc phạm, phụ huynh la mắng... Những giáo viên "trụ" được với trường phải thực sự yêu trò, nghề lắm..
Giáo viên trẻ: áp lực còn "căng" hơn
Là giáo viên trẻ, về trường được 3 năm, thầy Lê Thanh Phùng, giáo viên 27 tuổi dạy Tin học, Công nghệ, dạy nghề đã chịu không ít áp lực, nhưng vẫn gắn bó với ngôi trường này.
Theo lời thầy Phùng, là "lính mới" về trường, thấy thái độ và hành xử của một số học trò, thầy không khỏi bị "khớp". Thầy Phùng từng nhiều lần bị học sinh xúc phạm, nhưng bao nhiêu lần muốn rời trường lại là bấy nhiêu lần thầy không thể đi.
“Mỗi em ở đây đều có một hoàn cảnh rất đáng thương. Tôi đi sao đành. Tuổi thơ tôi cũng không có ba, bươn chải mưu sinh từ nhỏ. Nhìn các em, tôi như thấy tuổi thơ của mình thì cảm thông và muốn dìu dắt chúng” - thầy chia sẻ.
“Tiếp xúc với các em mới thấy thương hơn là trách” - thầy cho biết.
Năn nỉ học sinh đi học
Làm việc ở ngôi trường đầy bất ổn, nơi mà theo các giáo viên ở đây là mâu thuẫn học trò xảy ra như cơm bữa, cô Nguyễn Thị Kim Hương, giáo viên dạy môn Địa lý của trường cảm nhận đây là gánh nặng lớn.
Theo lời cô Hương, trong khi dạy học, cô thường xuyên phải giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong lớp. Những chuyện như vậy tốn không ít thời gian, ảnh hưởng tới việc học của các em.
Có một thực trạng là học sinh ở đây bỏ học khá nhiều. Giáo viên phải đôi khi phải tìm nguyên nhân "giải quyết" giùm phụ huynh.
Cô nhớ từng nhiều lần phải đến nhà phụ huynh để khuyên nhủ, năn nỉ cho các em đi học lại.
Cùng chia sẻ về nghề, cô Đặng Mỹ Dung, giáo viên Sinh học của trường, nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm nói: “Hễ nghe tin học trò mình đánh nhau, tôi thấy buồn và lo cho các em”.
Theo quan điểm của cô Dung: "Trò hư do nhiều tác động: từ xã hội, gia đình, nhà trường. Nhưng là nhà giáo, trách nhiệm là rất lớn. Ở trường chính thầy cô là người gần các em nhất, hàng ngày dạy các em bài học làm người. Xảy ra những chuyện như vậy với các em, chúng tôi đau lắm..."
Đối với cô Dung, ước mơ về ngôi trường thân thiện để học sinh học tốt, giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng ở đây thật khó.
Những lần thấy học sinh trường khác ngồi ghế đá trong khuôn viên rộng rãi, có điều kiện học tập hiện đại, khang trang, cô lại chạnh lòng cho học sinh của mình. Những bức tưởng loang lổ, phòng học ít, lớp học đông, sân trường hẹp, gia đình học sinh nghèo khổ...
Là giáo viên lâu năm, cô Dung bày tỏ sự tiếc nuối khi Trường Lê Lai như có sự mất mát: "Dù thầy ra đi với lý do gì đi nữa, dù có chút buồn cho nghề giáo, nhưng tôi cũng vui cho thầy vì có lẽ, như thế thầy lại thanh thản và thoải mái hơn” - cô Dung chia sẻ.
Theo VNN.
25 năm gắn bó với nghề, thầy Ngô Đức Bình, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lai có ý định xin nghỉ việc. Việc ra đi "sớm" này mang theo s ự nuối tiếc của nhiều giáo viên trong trường.
Giờ học Tiếng Anh tại Trường THCS Lê Lai. Ảnh: Minh Quyên
Giáo viên trường Lê Lai đã chia sẻ cùng VNN nỗi day dứt về môi trường sư phạm và người đồng nghiệp từng sát cánh cùng họ...
Rớt nước mắt dù bị học sinh hăm dọa
“20 năm làm giáo viên, từng bị học sinh hăm dọa đánh, nhiều lần lánh mặt phụ huynh khi họ tức giận xông vào trường... Là giáo viên, chịu cảnh đó vừa bực, vừa buồn; nhưng đó không phải là nỗi buồn lớn nhất !” - thầy Trần Thanh Thủy, giáo viên dạy Thể dục của Trường Lê Lai tâm sự.
Thầy Thủy cho rằng học sinh hăm dọa rồi từ từ các em sẽ suy nghĩ lại và nhận ra lỗi. Phụ huynh nóng tính xông vào trường vì họ thương con, lo cho con...
Thầy kể, có lần thấy học sinh nghịch quá, la các em, nhưng chúng nó văng tục. Tôi kêu lên phòng nói chuyện, tâm tình. “Nghe học sinh nói chuyện xong, tôi chỉ muốn rớt nước mắt. Em bảo, không biết đến mặt cha vì nhỏ đến lớn chỉ sống với mẹ. Mẹ lại bận rộn kiến tiền nên ít quan tâm. Có vẻ như học sinh càng ngỗ nghịch thì hoàn cảnh càng đáng thương" - thầy Thuỷ bùi ngùi nói.
Học trò ngoan hiền, được chăm sóc tốt cả tinh thần lẫn vật chất luôn là mơ ước của giáo viên. Ảnh học sinh Trường Lê Lai trong giờ giải lao. Ảnh: Minh Quyên Nói về vị hiệu trưởng thôi việc, thầy Thủy bộc bạch: “Chỉ vì một vài cá nhân bị áp lực phải từ bỏ ngôi trường này thì tôi cũng tiếc. Nhưng không vì chuyện này mà chúng tôi nản và quên các em học sinh ở đây”.
Giáo viên trẻ: áp lực còn "căng" hơn
Là giáo viên trẻ, về trường được 3 năm, thầy Lê Thanh Phùng, giáo viên 27 tuổi dạy Tin học, Công nghệ, dạy nghề đã chịu không ít áp lực, nhưng vẫn gắn bó với ngôi trường này.
Theo lời thầy Phùng, là "lính mới" về trường, thấy thái độ và hành xử của một số học trò, thầy không khỏi bị "khớp". Thầy Phùng từng nhiều lần bị học sinh xúc phạm, nhưng bao nhiêu lần muốn rời trường lại là bấy nhiêu lần thầy không thể đi.
“Mỗi em ở đây đều có một hoàn cảnh rất đáng thương. Tôi đi sao đành. Tuổi thơ tôi cũng không có ba, bươn chải mưu sinh từ nhỏ. Nhìn các em, tôi như thấy tuổi thơ của mình thì cảm thông và muốn dìu dắt chúng” - thầy chia sẻ.
“Tiếp xúc với các em mới thấy thương hơn là trách” - thầy cho biết.
Năn nỉ học sinh đi học
Làm việc ở ngôi trường đầy bất ổn, nơi mà theo các giáo viên ở đây là mâu thuẫn học trò xảy ra như cơm bữa, cô Nguyễn Thị Kim Hương, giáo viên dạy môn Địa lý của trường cảm nhận đây là gánh nặng lớn.
Học sinh cần lắm những lời động viên, khuyên nhủ. Ảnh: Minh Quyên
Theo lời cô Hương, trong khi dạy học, cô thường xuyên phải giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong lớp. Những chuyện như vậy tốn không ít thời gian, ảnh hưởng tới việc học của các em.
Có một thực trạng là học sinh ở đây bỏ học khá nhiều. Giáo viên phải đôi khi phải tìm nguyên nhân "giải quyết" giùm phụ huynh.
Cô nhớ từng nhiều lần phải đến nhà phụ huynh để khuyên nhủ, năn nỉ cho các em đi học lại.
Cùng chia sẻ về nghề, cô Đặng Mỹ Dung, giáo viên Sinh học của trường, nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm nói: “Hễ nghe tin học trò mình đánh nhau, tôi thấy buồn và lo cho các em”.
Theo quan điểm của cô Dung: "Trò hư do nhiều tác động: từ xã hội, gia đình, nhà trường. Nhưng là nhà giáo, trách nhiệm là rất lớn. Ở trường chính thầy cô là người gần các em nhất, hàng ngày dạy các em bài học làm người. Xảy ra những chuyện như vậy với các em, chúng tôi đau lắm..."
Đối với cô Dung, ước mơ về ngôi trường thân thiện để học sinh học tốt, giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng ở đây thật khó.
Những lần thấy học sinh trường khác ngồi ghế đá trong khuôn viên rộng rãi, có điều kiện học tập hiện đại, khang trang, cô lại chạnh lòng cho học sinh của mình. Những bức tưởng loang lổ, phòng học ít, lớp học đông, sân trường hẹp, gia đình học sinh nghèo khổ...
Là giáo viên lâu năm, cô Dung bày tỏ sự tiếc nuối khi Trường Lê Lai như có sự mất mát: "Dù thầy ra đi với lý do gì đi nữa, dù có chút buồn cho nghề giáo, nhưng tôi cũng vui cho thầy vì có lẽ, như thế thầy lại thanh thản và thoải mái hơn” - cô Dung chia sẻ.
Theo VNN.