• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Trái đất sẽ có "Mặt trời" thứ hai ít nhất là 1-2 tuần.

  • Thread starter Thread starter Mắt Biếc
  • Ngày gửi Ngày gửi
M

Mắt Biếc

Guest
Tuyên bố trên được các nhà khoa học đưa ra hôm 21/1 do trong vũ trụ sẽ xảy ra hiện tượng một ngôi sao gần Trái đất sẽ phát sáng rực rỡ trên bầu trời cả ngày lẫn đêm trước khi phát ra vụ nổ siêu tân tinh - vụ nổ đánh dấu cái chết của một ngôi sao trong vũ trụ.
images621399_article_1349383_0CDB9831000005DC_921_468x359.jpg
Trái đất sẽ có "Mặt trời" thứ hai ít nhất là 1- 2 tuần.
Vụ nổ sẽ thắp sáng cả một vùng không gian rộng lớn mặc dù Betelgeuse nằm cách chòm sao Orion tới 640 năm ánh sáng và sẽ biến đêm thành ngày như có hai mặt trời xuất hiện trong thiên hà của chúng ta trong vài tuần.

Tuy chưa xác định được thời gian chính xác xảy ra hiện tượng trên nhưng các nhà khoa học dự đoán rằng sự bùng phát ánh sáng và nổ của Betelgeuse sẽ diễn ra ở tương lai rất gần.


Theo lời Brad Carter, Giảng viên vật lý cấp cao tại Đại học Southern Queensland, Úc, vụ nổ có thể xảy ra trước năm 2012 hoặc một thời điểm nào đó khi nó đốt cháy hết năng lượng trong tâm của nó. Năng lượng này giúp cho ngôi sao phát sáng. Ngôi sao sẽ sáng lên trong vòng vài tuần rồi dần dần nguội đi khi hết năng lượng và nổ tung.


Sự xuất hiện của hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này khiến nhiều người liên tưởng có liên quan tới thuyết về ngày tận thế khi lịch của người Maya kết thúc vào năm 2012. Một số còn cho rằng Betelgeuse là một từ đại diện cho ma quỷ.


Nhưng các chuyên gia giải thích rằng, ngay cả khi ngôi sao này phát ra một vụ nổ lớn thì vụ nổ đó vẫn ở cách Trái đất rất xa và không có khả năng gây ra bất kỳ tác hại nào tới hành tinh của chúng ta.


"Khi một ngôi sao đi tới giai đoạn phát nổ, đầu tiên chúng ta sẽ quan sát thấy một cơn mưa các hạt nhỏ được gọi là neutrinos" - Tiến sĩ Carter nói.


"Chúng sẽ như một trận lũ tràn tới Trái đất. Chúng là các siêu tân tinh sáng trên trời đêm mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Nhưng 99% năng lượng của chúng sẽ phát ra ngoài khi đi qua khí quyển của Trái đất và tuyệt đối không gây hại gì" - Tiến sĩ Carter giải thích.


Khi hiện tượng đó xảy ra, các siêu tân tinh của Betelgeuse chắc chắn sẽ là hiện tượng ấn tượng nhất mà chúng ta từng thấy.


Betelgeuse là ngôi sao sáng thứ 9 trên bầu trời đêm và là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Orion mà chúng ta quan sát được. Nó có màu đỏ cam riêng biệt giúp mọi người có thể dễ dàng nhận biết trên bầu trời vào ban đêm.
 
Tuyên bố trên được các nhà khoa học đưa ra hôm 21/1 do trong vũ trụ sẽ xảy ra hiện tượng một ngôi sao gần Trái đất sẽ phát sáng rực rỡ trên bầu trời cả ngày lẫn đêm trước khi phát ra vụ nổ siêu tân tinh - vụ nổ đánh dấu cái chết của một ngôi sao trong vũ trụ.
images621399_article_1349383_0CDB9831000005DC_921_468x359.jpg
Trái đất sẽ có "Mặt trời" thứ hai ít nhất là 1- 2 tuần.
Vụ nổ sẽ thắp sáng cả một vùng không gian rộng lớn mặc dù Betelgeuse nằm cách chòm sao Orion tới 640 năm ánh sáng và sẽ biến đêm thành ngày như có hai mặt trời xuất hiện trong thiên hà của chúng ta trong vài tuần.

Tuy chưa xác định được thời gian chính xác xảy ra hiện tượng trên nhưng các nhà khoa học dự đoán rằng sự bùng phát ánh sáng và nổ của Betelgeuse sẽ diễn ra ở tương lai rất gần.


Theo lời Brad Carter, Giảng viên vật lý cấp cao tại Đại học Southern Queensland, Úc, vụ nổ có thể xảy ra trước năm 2012 hoặc một thời điểm nào đó khi nó đốt cháy hết năng lượng trong tâm của nó. Năng lượng này giúp cho ngôi sao phát sáng. Ngôi sao sẽ sáng lên trong vòng vài tuần rồi dần dần nguội đi khi hết năng lượng và nổ tung.


Sự xuất hiện của hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này khiến nhiều người liên tưởng có liên quan tới thuyết về ngày tận thế khi lịch của người Maya kết thúc vào năm 2012. Một số còn cho rằng Betelgeuse là một từ đại diện cho ma quỷ.


Nhưng các chuyên gia giải thích rằng, ngay cả khi ngôi sao này phát ra một vụ nổ lớn thì vụ nổ đó vẫn ở cách Trái đất rất xa và không có khả năng gây ra bất kỳ tác hại nào tới hành tinh của chúng ta.


"Khi một ngôi sao đi tới giai đoạn phát nổ, đầu tiên chúng ta sẽ quan sát thấy một cơn mưa các hạt nhỏ được gọi là neutrinos" - Tiến sĩ Carter nói.


"Chúng sẽ như một trận lũ tràn tới Trái đất. Chúng là các siêu tân tinh sáng trên trời đêm mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Nhưng 99% năng lượng của chúng sẽ phát ra ngoài khi đi qua khí quyển của Trái đất và tuyệt đối không gây hại gì" - Tiến sĩ Carter giải thích.


Khi hiện tượng đó xảy ra, các siêu tân tinh của Betelgeuse chắc chắn sẽ là hiện tượng ấn tượng nhất mà chúng ta từng thấy.


Betelgeuse là ngôi sao sáng thứ 9 trên bầu trời đêm và là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Orion mà chúng ta quan sát được. Nó có màu đỏ cam riêng biệt giúp mọi người có thể dễ dàng nhận biết trên bầu trời vào ban đêm.
tại sao Betelgeuse lại nổ nhỉ ????????
 
Tranh cãi về nguy cơ tận thế trong năm 2012
Nhiều báo trên thế giới dự đoán
ngôi sao lớn thứ hai trong vũ trụ sẽ nổ tung và dư chấn của nó có thể tiêu diệt sự sống trên trái đất. Song một số nhà khoa học bác bỏ khả năng này.

Ngôi sao khổng lồ đỏ Betelgeuse - trong chòm sao Lạp Hộ - là ngôi sao có kích thước lớn thứ hai mà con người từng biết. Người Trung Quốc cổ đại gọi nó là sao Sâm số 4. Nó cũng là ngôi sao sáng thứ 9 trên bầu trời đêm.

Mới đây một số báo trên thế giới đưa tin về việc nền văn minh trên địa cầu có thể bị hủy diệt bởi vụ nổ của sao Betelgeuse vào năm 2012. Chẳng hạn, trang News.com.au dự đoán rằng một ngôi sao cực lớn chết, tạo ra vụ nổ có cường độ ánh sáng gấp vài chục triệu lần mặt trời. Bụi, khí và dư chấn từ vụ nổ có thể tới trái đất và gây nên tình trạng hủy diệt hàng loạt. Vụ nổ lớn đến nỗi người dân trên trái đất có thể quan sát.


Dự báo về việc nền văn minh trên địa cầu có thể bị hủy diệt bởi vụ nổ sao Betelgeuse nhanh chóng lan truyền trên mạng Internet. Nhiều cư dân mạng tin rằng thảm họa sẽ xảy ra vì theo lịch của người Maya, ngày tận thế rơi vào năm 2012.


Tiến sĩ vật lý Brad Carter của Đại học Southern Queensland tại Australia, nói: “Betelgeuse là một ngôi sao khổng lồ già cỗi và nó đang mất dần nhiên liệu hạt nhân ở lõi. Khi nhiên liệu cạn kiệt nó sẽ sụp đổ vào bên trong và quá trình đó diễn ra rất nhanh. Cuối cùng nó nổ tung, tạo ra một khối sáng khổng lồ. Chúng ta sẽ thấy ánh sáng từ vụ nổ trong vài tuần và sau vài tháng cường độ sáng giảm dần cho tới khi chúng ta chẳng thấy gì nữa”.


Siêu sao Betelgeuse sẽ nổ vào năm 2012 hay không là câu hỏi mà nhiều tờ báo trên thế giới đặt ra. “Có lẽ không” là câu trả lời mà nhiều nhà khoa học nói với Fox News. Khối lượng của Betelgeuse đang giảm nhanh và trên thực tế nó đã trở thành một sao khổng lồ đỏ. Điều đó có nghĩa là Betelgeuse sẽ nổ tung và trở thành một siêu tân tinh. Tuy nhiên, chưa có lý do nào để giới thiên văn tin rằng vụ nổ sẽ xảy ra trong tương lai gần.


“Câu chuyện về vụ nổ của siêu sao Betelgeuse vào năm 2012 mang đậm màu sắc Hollywood. Vụ nổ của các ngôi sao là sự kiện chắc chắn xảy ra, song chẳng ai biết chúng sẽ nổ ngay tối nay hay sau vài nghìn năm nữa. Do vậy 2012 chỉ là một con số mang tính phỏng đoán”, giáo sư Philip R. Goode của Viện Công nghệ New Jersey tại Mỹ phát biểu.


Goode xác nhận vụ nổ của Betelgeuse sẽ tạo ra khối sáng giống mặt trăng nên con người có thể thấy. Cường độ của khối sáng giảm dần sau vài tháng. Thế nhưng, do ánh sáng phải vượt qua một khoảng cách quá lớn nên khi con người thấy vụ nổ thì trên thực tế nó đã xảy ra được vài trăm năm.


“Siêu sao Betelgeuse cách trái đất 625 năm ánh sáng. Vì thế nếu chúng ta thấy vụ nổ của nó vào năm 2012 thì chắc chắn sự kiện ấy đã xảy ra từ thời Trung cổ”, ông giải thích.


Phil Plait, một nhà thiên văn chuyên viết bài cho Discovery News, đồng ý rằng một ngày nào đó Betelgeuse sẽ nổ, song nó không thể gây hại cho trái đất.


“Một siêu tân tinh chỉ có thể tác động tới địa cầu nếu nó cách chúng ta dưới 25 năm ánh sáng. Trong khi đó Betelgeuse cách trái đất tới 625 năm ánh sáng”, Plait giải thích.


Carter khẳng định vụ nổ của sao Betelgeuse sẽ mang đến trái đất những nguyên tố cần thiết đối với sự sống, chứ không gây nên thảm họa tận thế.


"Khi một ngôi sao nổ,
dạng vật chất đầu tiên mà chúng ta thấy là những hạt siêu nhỏ mà người ta gọi là neutrino. Mặc dù độ sáng của vụ nổ làm sáng lòa bầu trời đêm, 99% năng lượng của siêu tân tinh được giải phóng qua các hạt neutrino. Chúng đâm xuyên qua cơ thể con người và trái đất mà không nên bất kỳ tác động xấu nào", Carter nói.
 
tớ có hai thắc mắc
1, :D siêu tân tinh là gì?
2, “Betelgeuse là một ngôi sao khổng lồ già cỗi và nó đang mất dần nhiên liệu hạt nhân ở lõi. Khi nhiên liệu cạn kiệt nó sẽ sụp đổ vào bên trong và quá trình đó diễn ra rất nhanh. Cuối cùng nó nổ tung, tạo ra một khối sáng khổng lồ. Chúng ta sẽ thấy ánh sáng từ vụ nổ trong vài tuần và sau vài tháng cường độ sáng giảm dần cho tới khi chúng ta chẳng thấy gì nữa”. liệu nếu chúng ta sử dụng quá nhiều nguồn năng lượng + khai thác như hiện nay thì khi nó mất dần đi trái đất của chúng ta có rơi vào tình trạng trên không?
 
1:
Một ngôi sao có ánh sáng không đáng kể bỗng dưng bùng sáng cả một góc trời – rõ ràng là trước đó vài tiếng đồng hồ, nó không hề tồn tại, thế mà bây giờ lại sáng như một ngọn đèn pha.
Ngôi sao sáng rực đó không thực sự là một ngôi sao, ít nhất là cho tới lúc đó. Điểm sáng rực rỡ đó chính là một vụ nổ của một ngôi sao đang đi tới giai đoạn cuối của cuộc đời và được gọi là một vụ nổ siêu tân tinh (supernova).
080603-iod-supernova-02.jpg
Bức hình do kính Thiên văn vũ trụ tia X Chandra chụp cho thấy tàn dư của
một vụ nổ supernova có tên Cassiopeia (hay Cas A). Đây là tàn dư của một
vụ nổ supernova mới nhất trong dải Ngân hà được biết cho tới nay..
Credit: NASA/CXC/MIT/UMass Amherst/M.D.Stage et al.
Những vụ nổ supernova có thể sáng át cả một thiên hà trong một thời gian ngắn và bức xạ ra một lượng năng lượng lớn hơn toàn bộ năng lượng Mặt trời toả ra trong suốt thời gian tồn tại của mình.
Trung bình thì cứ 50 năm lại xẩy ra một vụ nổ supernova trong một thiên hà cỡ Milky Way. Nói một cách khác, cứ 1 giây thì lại có một ngôi sao phát nổ ở đâu đó trong toàn bộ vũ trụ.
Chính xác mà nói thì nguyên nhân để một ngôi sao phát nổ phụ thuộc vào khối lượng của nó. Ví dụ như Mặt trời của chúng ta không có đủ khối lượng để tạo ra một vụ nổ supernova. Mặc dầu vậy đây cũng không phải là một tin vui đối với Trái đất bởi vì một khi Mặt trời bị cạn kiệt nhiên liệu cho phản ứng hạt nhân của mình, nó sẽ trương nở thành một ngôi sao khổng lồ đỏ và chắc chắn sẽ làm hóa hơi toàn bộ thế giới của chúng ta trước khi co lại thành một ngôi sao lùn trắng.
Một ngôi sao có thể dẫn tới một vụ nổ supernova theo một trong hai cách sau đây:
Type I supernova: ngôi sao tích luỹ đủ vật chất từ một ngôi sao đồng hành cho tới khi phản ứng hạt nhân không thể kiểm soát được
Type II supernova: ngôi sao cạn kiệt nhiên liệu cho phán ứng hạt nhân và sụp đổ dưới tác động của trọng lực của chính nó.
Supernova Type II
Chúng ta hãy xét Supernova Type II trước. Một ngôi sao có thể kích hoạt được supernova Type II thì phải có khối lượng gấp một số lần khối lượng Mặt trời (ước lượng từ 8 tới 15 lần). Cũng giống như Mặt trời, ngôi sao cuối cùng sẽ cạn hết nhiên liêu, bắt đầu là hydro, sau đó là heli. Tuy nhiên, do có khối lượng lớn, ngôi sao vẫn duy trì được áp suất cao và do đó kích hoạt cacbon tham gia phản ứng hạt nhân. Tiếp đó các bước xẩy ra theo trình tự sau:
* Dần dần theo thời gian, những nguyên tố nặng hơn được tạo ra ở tâm ngôi sao và các nguyên tố này tạo thành từng lớp như các lớp áo của một củ hành với một trật tự là các nguyên tố nhẹ hơn nằm ở lớp ngoài.
* Một khi lõi của ngôi sao đạt được một khối lượng nào đó (giới hạn Chandrasekhar), ngôi sao bắt đầu đổ sụp (vì lý do này mà các vụ nổ sao Type II còn được gọi là supernova dạng lõi sụp đổ)
* Lõi của ngôi sao bị đốt nóng lên và chở lên đậm đặc hơn
* Cuối cùng sự sụp đổ của lõi sao bị đẩy bật ngược ra phía ngoài, làm tung toé vật chất của ngôi sao ra không gian xung quanh – đó chính là một vụ supernova.
Vật còn lại sau vụ nổ là một nhân siêu đậm đặc, đó chính là một ngôi sao neutron.
Có những phân nhóm của supernova Type II, việc phân loại dựa trên biểu đố ánh sáng của chúng. Ánh sáng của supernova phân nhóm Type II-L giảm liên tục sau khi vụ nổ xẩy ra, trong khi phân nhóm Type II-P thì ánh sáng duy tri được một thời gian trước khi suy giảm. Cả hai phân nhóm trên đều có dấu tích của hydro trong phổ ánh sáng.
Theo các nhà thiên văn học thì những ngôi sao có khối lượng lớn (cỡ 20 – 30 lần Mặt trời) có thể không kích hoạt các vụ nổ supernova mà chúng sụp đổ và hình thành trực tiếp các hố đen.
Supernova Type I
Các vụ nổ supernova Type I không có dấu hiệu của nguyên tố hydro trong phổ ánh sáng.
Các nhà khoa học cho rằng supernova Type I được hình thànhh từ một ngôi sao lùn trắng trong một hệ sao đôi. Khi ngôi sao lùn trắng hút khí từ người bạn đồng hành, bản thân nó chịu lực nén ép ngày càng tăng và cuối cùng áp suất cao đó kích hoạt phản ứng hạt nhân bên trong ngôi sao lùn và tạo ra vụ nổ supernova kinh hoàng trong vũ trụ.
Các nhà thiên văn học đã sử dụng các vụ nổ supernova Type Ia như những “cây nến chuẩn” trong việc đo khoảng cách trong vũ trụ bởi vì tất cả chúng (supernova type Ia) đều được cho là phát ra độ sáng tương đương tại điểm cực đại (điểm mà ánh sáng mạnh nhất).
Những vụ nổ supernova dạng Type I b và 1c cũng thuộc dạng nổ sao do lõi sụp đổ như dạng Type II, nhưng ở dạng 1b và 1c, các ngôi sao bị mất phần lớn vỏ hydro bên ngoài.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các vụ nổ supernova cũng dao động giống như một cái loa khổng lồ và chúng phát ra âm thanh vo vo trước khi vụ nổ sao xẩy ra.
Năm ngoái, các nhà khoa học đã lần đầu tiên ghi nhận được một vụ nổ sao đang trong quá trình xẩy ra. ình
2: không có mối lên hệ đó Vì cái này không thể nói là nhiên liệu khi cháy giống như dạng năng lượng kia được
nhiên liệu khi cháy nó chỉ liên quan tới Hóa học (cấp độ phân tử và nguyên tử)
Còn ngôi sao kia thì thường nó xảy ra phản ứng hạt nhân (cấp độ hạt nhân) và có thể ở cấp độ vi mô hơn nữa.
Với lại khi xét đốt cháy nhiên liệu thì có nghĩa là vật chất vẫn tồn tại ở Trái Đất, gần như không bức xạ ra không gian
Còn ngôn sao kia thì bức xạ năng lượng ra vũ trụ rất nhiều (cũng có thể nó hấp thụ). Nó phải xét đến tương tác mạnh, tương tác yếu và tương tác hấp dẫn nữa
Còn việc đốt cháy nhiên liệu thì quá tầm thường, nó chỉ cần xét tới mức độ cơ bản của Hóa học chứ chưa có gì nhiều về Vật lí
Tóm lại: ko liên quan:D


 
1:
Một ngôi sao có ánh sáng không đáng kể bỗng dưng bùng sáng cả một góc trời – rõ ràng là trước đó vài tiếng đồng hồ, nó không hề tồn tại, thế mà bây giờ lại sáng như một ngọn đèn pha.
Ngôi sao sáng rực đó không thực sự là một ngôi sao, ít nhất là cho tới lúc đó. Điểm sáng rực rỡ đó chính là một vụ nổ của một ngôi sao đang đi tới giai đoạn cuối của cuộc đời và được gọi là một vụ nổ siêu tân tinh (supernova).
080603-iod-supernova-02.jpg
Bức hình do kính Thiên văn vũ trụ tia X Chandra chụp cho thấy tàn dư của
một vụ nổ supernova có tên Cassiopeia (hay Cas A). Đây là tàn dư của một
vụ nổ supernova mới nhất trong dải Ngân hà được biết cho tới nay..
Credit: NASA/CXC/MIT/UMass Amherst/M.D.Stage et al.
Những vụ nổ supernova có thể sáng át cả một thiên hà trong một thời gian ngắn và bức xạ ra một lượng năng lượng lớn hơn toàn bộ năng lượng Mặt trời toả ra trong suốt thời gian tồn tại của mình.
Trung bình thì cứ 50 năm lại xẩy ra một vụ nổ supernova trong một thiên hà cỡ Milky Way. Nói một cách khác, cứ 1 giây thì lại có một ngôi sao phát nổ ở đâu đó trong toàn bộ vũ trụ.
Chính xác mà nói thì nguyên nhân để một ngôi sao phát nổ phụ thuộc vào khối lượng của nó. Ví dụ như Mặt trời của chúng ta không có đủ khối lượng để tạo ra một vụ nổ supernova. Mặc dầu vậy đây cũng không phải là một tin vui đối với Trái đất bởi vì một khi Mặt trời bị cạn kiệt nhiên liệu cho phản ứng hạt nhân của mình, nó sẽ trương nở thành một ngôi sao khổng lồ đỏ và chắc chắn sẽ làm hóa hơi toàn bộ thế giới của chúng ta trước khi co lại thành một ngôi sao lùn trắng.
Một ngôi sao có thể dẫn tới một vụ nổ supernova theo một trong hai cách sau đây:
Type I supernova: ngôi sao tích luỹ đủ vật chất từ một ngôi sao đồng hành cho tới khi phản ứng hạt nhân không thể kiểm soát được
Type II supernova: ngôi sao cạn kiệt nhiên liệu cho phán ứng hạt nhân và sụp đổ dưới tác động của trọng lực của chính nó.
Supernova Type II
Chúng ta hãy xét Supernova Type II trước. Một ngôi sao có thể kích hoạt được supernova Type II thì phải có khối lượng gấp một số lần khối lượng Mặt trời (ước lượng từ 8 tới 15 lần). Cũng giống như Mặt trời, ngôi sao cuối cùng sẽ cạn hết nhiên liêu, bắt đầu là hydro, sau đó là heli. Tuy nhiên, do có khối lượng lớn, ngôi sao vẫn duy trì được áp suất cao và do đó kích hoạt cacbon tham gia phản ứng hạt nhân. Tiếp đó các bước xẩy ra theo trình tự sau:
* Dần dần theo thời gian, những nguyên tố nặng hơn được tạo ra ở tâm ngôi sao và các nguyên tố này tạo thành từng lớp như các lớp áo của một củ hành với một trật tự là các nguyên tố nhẹ hơn nằm ở lớp ngoài.
* Một khi lõi của ngôi sao đạt được một khối lượng nào đó (giới hạn Chandrasekhar), ngôi sao bắt đầu đổ sụp (vì lý do này mà các vụ nổ sao Type II còn được gọi là supernova dạng lõi sụp đổ)
* Lõi của ngôi sao bị đốt nóng lên và chở lên đậm đặc hơn
* Cuối cùng sự sụp đổ của lõi sao bị đẩy bật ngược ra phía ngoài, làm tung toé vật chất của ngôi sao ra không gian xung quanh – đó chính là một vụ supernova.
Vật còn lại sau vụ nổ là một nhân siêu đậm đặc, đó chính là một ngôi sao neutron.
Có những phân nhóm của supernova Type II, việc phân loại dựa trên biểu đố ánh sáng của chúng. Ánh sáng của supernova phân nhóm Type II-L giảm liên tục sau khi vụ nổ xẩy ra, trong khi phân nhóm Type II-P thì ánh sáng duy tri được một thời gian trước khi suy giảm. Cả hai phân nhóm trên đều có dấu tích của hydro trong phổ ánh sáng.
Theo các nhà thiên văn học thì những ngôi sao có khối lượng lớn (cỡ 20 – 30 lần Mặt trời) có thể không kích hoạt các vụ nổ supernova mà chúng sụp đổ và hình thành trực tiếp các hố đen.
Supernova Type I
Các vụ nổ supernova Type I không có dấu hiệu của nguyên tố hydro trong phổ ánh sáng.
Các nhà khoa học cho rằng supernova Type I được hình thànhh từ một ngôi sao lùn trắng trong một hệ sao đôi. Khi ngôi sao lùn trắng hút khí từ người bạn đồng hành, bản thân nó chịu lực nén ép ngày càng tăng và cuối cùng áp suất cao đó kích hoạt phản ứng hạt nhân bên trong ngôi sao lùn và tạo ra vụ nổ supernova kinh hoàng trong vũ trụ.
Các nhà thiên văn học đã sử dụng các vụ nổ supernova Type Ia như những “cây nến chuẩn” trong việc đo khoảng cách trong vũ trụ bởi vì tất cả chúng (supernova type Ia) đều được cho là phát ra độ sáng tương đương tại điểm cực đại (điểm mà ánh sáng mạnh nhất).
Những vụ nổ supernova dạng Type I b và 1c cũng thuộc dạng nổ sao do lõi sụp đổ như dạng Type II, nhưng ở dạng 1b và 1c, các ngôi sao bị mất phần lớn vỏ hydro bên ngoài.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các vụ nổ supernova cũng dao động giống như một cái loa khổng lồ và chúng phát ra âm thanh vo vo trước khi vụ nổ sao xẩy ra.
Năm ngoái, các nhà khoa học đã lần đầu tiên ghi nhận được một vụ nổ sao đang trong quá trình xẩy ra. ình
2: không có mối lên hệ đó Vì cái này không thể nói là nhiên liệu khi cháy giống như dạng năng lượng kia được
nhiên liệu khi cháy nó chỉ liên quan tới Hóa học (cấp độ phân tử và nguyên tử)
Còn ngôi sao kia thì thường nó xảy ra phản ứng hạt nhân (cấp độ hạt nhân) và có thể ở cấp độ vi mô hơn nữa.
Với lại khi xét đốt cháy nhiên liệu thì có nghĩa là vật chất vẫn tồn tại ở Trái Đất, gần như không bức xạ ra không gian
Còn ngôn sao kia thì bức xạ năng lượng ra vũ trụ rất nhiều (cũng có thể nó hấp thụ). Nó phải xét đến tương tác mạnh, tương tác yếu và tương tác hấp dẫn nữa
Còn việc đốt cháy nhiên liệu thì quá tầm thường, nó chỉ cần xét tới mức độ cơ bản của Hóa học chứ chưa có gì nhiều về Vật lí
Tóm lại: ko liên quan:D




hay tuyệt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Có thực sự là Belelgeuse trở thành Mặt Trời thứ hai vào năm 2012 ?


090729-betelgeuse-02.jpg

Ảnh minh họa Betelgeuse bao quanh bởi khối khí lớn tương đương với hệ Mặt Trời chúng ta và sự sôi sục trên bề mặt của nó

Một số trang tin tức trực tuyến, bao gồm cả trong và ngoài nước, đã đưa tin rằng ngôi sao Betelgeuse sẽ trải qua một vụ nổ siêu tân tinh vào năm tới – đó sẽ là năm 2012 - và tỏa sáng trên bầu trời như một Mặt Trời thứ hai.


Nhưng theo các nhà khoa học, tất cả đều vô nghĩa.


"Betelgeuse đang mất dần khối lượng, và nó sẽ biến thành một siêu tân tinh sớm, nhưng ‘sớm’ có nghĩa là trên một quy mô thời gian thiên văn: nó có thể xảy ra vào thời điểm một triệu năm tính từ bây giờ hoặc có thể là ngay ngày mai," nhà thiên văn học Jim Kaler thuộc Đại học Illinois phát biểu.


Không ai biết thực sự khi nào Betelgeuse, khoảng 10 đến 20 lần lớn hơn Mặt Trời của chúng ta, sẽ phát nổ. Nhưng khi nó phát nổ, ngôi sao, mà tạo nên vai phải của chòm sao Orion, sẽ không giống như một Mặt Trời thứ hai trên bầu trời của chúng ta, Kaler nói.


"Siêu tân tinh sẽ có độ sáng tương đương với trăng khuyết", ông Kaler, người chuyên nghiên cứu về các sao đang lụi tàn từ những năm 50 của thế kỷ XX. "Đó chắc chắn có thể thấy được vào cả ngày lẫn đêm, và đủ sáng để tạo bóng râm. Phải gạt ra chuyện tầm phào này ra khỏi suy nghĩ của mọi người, rằng nó là vô nghĩa khi bảo siêu tân tinh này sẽ sáng như Mặt Trời."


Và không có gì phải e sợ vụ nỗ sao được tiên đoán từ lâu này.


Khi một ngôi sao chuyển thành siêu tân tinh, nó sẽ nổ bung ra một lượng vật chất và bức xa vào không gian. Nếu như một sự kiện đại loại như thế xảy ra ở khoảng cách 30 năm ánh sáng, nó sẽ làm tổn hại đáng kể tầng ôzôn của Trái Đất và gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt. Một năm ánh sáng là khoảng cách mà ánh sáng đi được trong một năm, khoảng 6 nghìn tỉ dặm (10 nghìn tỉ km).


Một số siêu tân tinh cũng tạo ra các vụ bùng phát tia gamma, đó là vụ nổ cực mạnh và giải phóng bức xạ nguy hiểm. Nhưng Betelgeuse nằm cách khoảng 600 năm ánh sáng - quá xa để đe dọa Trái Đất - và nó sẽ trở thành thứ các nhà khoa học mô tả như là một "Siêu tân tinh loại II sụp đổ vào tâm của chính nó."


"Nhưng chúng không tạo ra các vụ bùng nổ tia gamma," Kaler nói.


Vậy điều gì sẽ xảy ra khi Betelgeuse phát nổ - bất kể lúc nào đi nữa?


"Vâng, nó sẽ làm xáo trộn chòm Orion xinh đẹp của chúng ta," Kaler nhận xét.
 
trước đây có rất nhiều lấn các nhà khoa học dự đoán về ngày tận thế nhưng đều sai nên lần này mình cũng chẳng tin hihi
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top