Trái đất gần một hố đen
Các nhà thiên văn Hà Lan đo được khoảng cách tương đối chính xác giữa trái đất và hố đen gần nhất.
Peter Jonker, một nhà khoa học của Viện nghiên cứu vũ trụ SRON, Hà Lan, nói rằng hố đen mang tên V404 Cygni cách địa cầu 7.800 năm ánh sáng. Nhưng từ trước tới nay giới khoa học luôn nghĩ rằng khoảng cách giữa V404 Cygni và trái đất lớn gấp đôi con số đó.
Trong khi đó, khoảng cách từ hành tinh của chúng ta tới trung tâm Ngân hà là 26.000 năm ánh sáng, còn ngôi sao gần mặt trời nhất cách địa cầu 4,2 năm ánh sáng.
Trang Space cho biết, Jonker và các cộng sự tính toán khoảng cách tới V404 Cygni bằng cách đo các bức xạ radio từ hố đen và ngôi sao chết đã tạo ra nó.
Những lớp vật chất bên ngoài của ngôi sao đang bị hút sang hố đen. Đám mây bụi khí xoay tròn, tạo nên một đĩa plasma (trạng thái vật chất mà trong đó các chất bị ion hóa mạnh, đại bộ phận nguyên tử và phân tử chỉ còn lại hạt nhân) nóng rực xung quanh hố đen trước khi nó biến mất. Trong quá trình xoay tròn và tạo đĩa plasma vật chất phát ra nhiều tia X và sóng radio.
Bằng cách sử dụng một hệ thống kính thiên văn radio quốc tế có tên High Sensitivity Array, nhóm nghiên cứu đo sự thay đổi thị sai của hố đen.
Ảnh minh họa một hố đen cách trái đất 600 năm ánh sáng và nặng gấp 10 lần Mặt Trời. Ảnh: hawaii.edu. Nhóm nghiên cứu cho biết trước đây giới khoa học không thể đo chính xác khoảng cách giữa trái đất và V404 Cygni do sự hiện diện của bụi khí trong vũ trụ. Bụi khí có thể hấp thụ ánh sáng và gây nhiễu xạ khiến sai số có thể lên tới 50%. Trong khi đó sai số trong lần đo mới chưa tới 6%.
Nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 12 của tạp chí The Astrophysical Journal.
Hố đen (hay lỗ đen) là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào - kể cả ánh sáng - thoát ra khỏi mặt biên của nó (chân trời sự kiện), trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất.
Giới khoa học cho rằng hố đen hình thành từ quá trình sụp đổ vào tâm của các ngôi sao. Các hố đen có khối lượng gấp ít nhất 3 lần Mặt Trời. Tuy nhiên, nhiều hố đen siêu lớn có thể có khối lượng gấp hàng triệu, hàng tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Nhiều người ví hố đen như những con quỷ tham lam, bởi lượng vật chất mà chúng có thể nuốt là vô tận.
Các nhà thiên văn Hà Lan đo được khoảng cách tương đối chính xác giữa trái đất và hố đen gần nhất.
Peter Jonker, một nhà khoa học của Viện nghiên cứu vũ trụ SRON, Hà Lan, nói rằng hố đen mang tên V404 Cygni cách địa cầu 7.800 năm ánh sáng. Nhưng từ trước tới nay giới khoa học luôn nghĩ rằng khoảng cách giữa V404 Cygni và trái đất lớn gấp đôi con số đó.
Trong khi đó, khoảng cách từ hành tinh của chúng ta tới trung tâm Ngân hà là 26.000 năm ánh sáng, còn ngôi sao gần mặt trời nhất cách địa cầu 4,2 năm ánh sáng.
Trang Space cho biết, Jonker và các cộng sự tính toán khoảng cách tới V404 Cygni bằng cách đo các bức xạ radio từ hố đen và ngôi sao chết đã tạo ra nó.
Những lớp vật chất bên ngoài của ngôi sao đang bị hút sang hố đen. Đám mây bụi khí xoay tròn, tạo nên một đĩa plasma (trạng thái vật chất mà trong đó các chất bị ion hóa mạnh, đại bộ phận nguyên tử và phân tử chỉ còn lại hạt nhân) nóng rực xung quanh hố đen trước khi nó biến mất. Trong quá trình xoay tròn và tạo đĩa plasma vật chất phát ra nhiều tia X và sóng radio.
Bằng cách sử dụng một hệ thống kính thiên văn radio quốc tế có tên High Sensitivity Array, nhóm nghiên cứu đo sự thay đổi thị sai của hố đen.
Ảnh minh họa một hố đen cách trái đất 600 năm ánh sáng và nặng gấp 10 lần Mặt Trời. Ảnh: hawaii.edu. Nhóm nghiên cứu cho biết trước đây giới khoa học không thể đo chính xác khoảng cách giữa trái đất và V404 Cygni do sự hiện diện của bụi khí trong vũ trụ. Bụi khí có thể hấp thụ ánh sáng và gây nhiễu xạ khiến sai số có thể lên tới 50%. Trong khi đó sai số trong lần đo mới chưa tới 6%.
Nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 12 của tạp chí The Astrophysical Journal.
Hố đen (hay lỗ đen) là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào - kể cả ánh sáng - thoát ra khỏi mặt biên của nó (chân trời sự kiện), trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất.
Giới khoa học cho rằng hố đen hình thành từ quá trình sụp đổ vào tâm của các ngôi sao. Các hố đen có khối lượng gấp ít nhất 3 lần Mặt Trời. Tuy nhiên, nhiều hố đen siêu lớn có thể có khối lượng gấp hàng triệu, hàng tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Nhiều người ví hố đen như những con quỷ tham lam, bởi lượng vật chất mà chúng có thể nuốt là vô tận.