Trắc nghiệm sơ lược Sử 6

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Trắc nghiệm sơ lược về môn Lịch sử




Câu 1: Em hiểu thế nào là lịch sử?

a> Là những gì xảy ra trong quá khứ.
b> Là những gì xảy ra trong hiện tại.
c> Là những gì sẽ đến trong tương lai.
d> Tất cả đều đúng.

Câu 2: Lịch sử với tính chất là một khoa học tìm hiểu, nghiên cứu và phục dựng lại vấn đề gì?

a> Quá khứ phát triển của xã hội loài người.
b> Toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người từ khi xuất hiện cho đến nay.
c> Những gì con người đã trải qua từ khi xuất hiện cho đến nay.
d> Sự hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi xuất cho đến nay.

Câu 3: Học lịch sử giúp chúng ta biết được những gì?

a> Cội nguồn dân tộc.
b> Truyền thống lịch sử của dân tộc.
c> Kế thừa và phát huy những truyền thống.
d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 4: Để hiểu biết được lịch sử, chúng ta dựa vào đâu?

a> Tư liệu truyền miệng
b> Tư liệu chữ viết.
c> Tư liệu hiện vật.
d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 5: Bia đá thuộc loại tư liệu gì?

a> Thuộc loại tư liệu hiện vật.
b> Thuộc loại tư liệu truyền miệng.
c> Thuộc loại tư liệu chữ viết.
d> Không thuộc các loại tư liệu trên.

Câu 6: Ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, có hàng loạt bia Tiến sĩ được xây dựng vào đời nào?

a> Vào thời kỳ nhà Trần.
b> Vào thời kỳ nhà Lê.
c> Vào thời kỳ nhà Lý.
d> Vào thời kỳ nhà Nguyễn.

Câu 7: Dựa vào đâu để biết và dựng lại được lịch sử?

a> Khoa học.
b> Tư liệu lịch sử.
c> Tư liệu chữ viết, tư liệu truyền miệng.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 8: Lịch sử giúp em hiểu biết những gì?

a> Lịch sử giúp em hiểu biết về tương lai.
b> Lịch sử giúp em hiểu biết về hiện tại.
c> Lịch sử giúp em hiểu biết vế quá khứ.
d> Lịch sử giúp em hiểu biết cả quá khứ, hiện tại, tương lai.

Câu 9: Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu, học tập có nội dung gì?

a> Là quá khứ của loài người.
b> Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người.
c> Là toàn bộ những hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay.

Câu 10: Trống đồng thuộc nguồn tư liệu gì?

a> Trống đồng thuộc tư liệu hiện vật.
b> Trống đồng thuộc nguồn tư liệu truyền miệng.
c> Trống đồng thuộc nguồn tư liệu chữ viết.
d> Trống đồng thuộc tư liệu vừa hiện vật, vừa chữ viết.

Câu 11: Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào?

a> Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất.
b> Những đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất.
c> Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
d> Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ từ đời này sang đời khác.

Câu 12: Những loại nào sau đây được xem là tư liệu chữ viết?

a> Gồm những bản ghi chép của người xưa để lại.
b> Gồm những tác phẩm sử học của người xưa để lại.
c> Gồm những bút tích được lưu lại trên giấy.
d> Gồm những bản ghi, sách vở chép tay hay được in khắc bằng chữ viết.

Câu 13: Tại sao chúng ta biết đó là bia Tiến sĩ?

a> Nhờ có tiên Tiến sĩ
b> Nhờ chữ khắc trên bia có tên Tiến sĩ.
c> Nhờ sự nghiên cứu của khoa học.
d> Nhờ những tài liệu lịch sử để lại.

Câu 14: Người xưa để lại những chứng tích có tác dụng gì cho chúng ta ngày nay?

a> Giúp chúng ta hiểu về lịch sử.
b> Giúp chúng ta hiểu về nguồn gốc và quá trình phát triển của xã hội loài người.
c> Giúp chúng ta hiểu và dựng lại lịch sử.
d> Giúp chúng ta nhìn nhận lịch sử đúng.

Câu 15: Muốn dựng lại lịch sử, phải có những bằng chứng lịch sử, đó là gì?

a> Đó là những sử liệu.
b> Đó là những tài liệu
c> Đó là những tư liệu.
d> Đó là những số liệu.

Câu 16: Để đảm bảo được độ tin cậy của lịch sử, cần đảm bảo được yếu tố nào sau đây?

a> Phải có tư liệu cụ thể.
b> Phải có sử liệu cụ thể.
c> Phải có tài liệu cụ thể.
d> Phải có số liệu cụ thể.

Câu 17: Thời gian trôi qua, những dấu tích của con người vẫn được giữ lại dưới nhiều dạng khác nhau, đó là:

a> Tự liệu được kể, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.
b> Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.
c> Tư liệu truyền miệng, các di chỉ, tư liệu chữ viết.
d> Tư liệu truyền miệng, truyền thuyết, tư liệu chữ viết.

Câu 18: Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống, là câu danh ngôn của ai?

a> Của Đê – mô – crit.
b> Của Xi – xê – rông.
c> Của Hê – ra – chit.
d> Của Xanh – xi – mông.

Câu 19: Tìm hiểu và xây dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội của loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của môn học nào?

a> Của môn Khảo cổ học.
b> Của môn Sinh vật học.
c> Của môn Sử học.
d> Của môn Văn học.

Câu 20: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

- Những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này sang đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau, sử học gọi đó là………
- Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, sử học gọi đó là……..
- Những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là gì?........


Đáp án: câu 1a, câu 2b, câu 3d, câu 4d, câu 5a, câu 6c, câu 7d, câu 8d, câu 9c, câu 10a, câu 11c, câu 12d, câu 13b, câu 14c, câu 15c, câu 16a, câu 17b, câu 18b, câu 19c, câu 20 tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử




Câu 1: Để dựng lại lịch sử đúng như nó đã diễn ra, người ta phải làm như thế nào?

a> Phải sắp xếp tất cả các sự kiện lại theo thứ tự thời gian.
b> Phải tìm kiếm các tài liệu lịch sử
c> Phải đối chứng các tài liệu lịch sử.
d> Phải có nhân chứng lịch sử.

Câu 2: Lịch sử loài người bao gồm muôn vạn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Đúng hay sai?

a> Sai.
b> Đúng.

Câu 3: cơ sở đển xác định thời gian của người xưa bắt đầu từ đâu?

a> Dựa vào các hiện tự nhiên.
b> Dựa vào sự di chuyển cuả Mặt Trăng và Mặt Trời.
c> Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời và Trái Đất.
d> Dựa vào các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại và những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng.

Câu 4: Người xưa đã tính thời gian như thế?


a> Âm lịch tính theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
b> Dương lịch tính theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
c> Dựa vào những hiện tượng thiên nhiên lặp đi lặp lại.
d> Câu a và b đúng.

Câu 5: Để tính thời gian theo âm lịch, người ta đã dựa vào đâu?


a> Dựa vào sự di chuyển của mặt Trăng quanh Trái đất.
b> Dựa vào sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt trời.
c> Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời quanh Trái đất.
d> Dựa vào sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt Trời.

Câu 6: Để tính thời gian theo dương lịch, người ta dựa vào hiện tượng gì?

a> Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái đất.
b> Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
c> Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời quanh Trái Đất.
d> Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trăng.

Câu 7: Ở nước ta thường tính thời gian theo cách nào?

a> Theo dương lịch.
b> Theo âm lịch
c> Theo dương lịch và âm lịch.
d> Theo công lịch.

Câu 8: Người xưa tính được thời gian như thế nào?


a> Một tháng tức là 1 tuần trăng có 28 – 29 ngày. ( một năm có 360 – 365 ngày).
b> Một tháng tứ là 1 tuần trăng có 28 – 30 ngày.( một năm có 361 – 366 ngày).
c> Một tháng tức là 1 tuần trăng có 29 -30 ngày ( một năm có 360 – 365 ngày).
d> Một tháng tức là 1 tuần trăng có 30 – 31 ngày. ( một năm có 360 – 365 ngày).

Câu 9: Nguyên tắc cơ bản quan trọng đầu tiên trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là gì?

a> Xác định thời gian xảy ra các sự kiện.
b> Xác định nơi xảy ra các sự kiện.
c> Xác định nhân vật lịch sử.
d> Xác định nội dung cơ bản các sự kiện lịch sử.

Câu 10: Dựa vào cơ sở chủ yếu nào để người phương Đông cổ đại làm ra lịch sử?


a> Lấy sự di chuyển của các vì sao làm cơ sở.
b> Lấy sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất làm cơ sở.
c> Lấy sự di chuyển của Mặt Trời quanh Trái đất làm cơ sở.
d> Lấy sự di chuyển của Mặt Trăng và Mặt Trời làm cơ sở.

Câu 11: Dựa vào cơ sở chủ yếu nào để người phương Tây cổ đại làm ra lịch?

a> Lấy sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt Trời làm cơ sở.
b> Lấy sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt Trăng làm cơ sở.
c> Lấy sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái đất làm cơ sở.
d> Lấy sự di chuyển của Mặt Trời quanh Trái đất làm cơ sở.

Câu 12: Một thế kỷ có bao nhiêu năm?

a> Một thế kỷ có 10 năm.
b> Một thế kỷ có 100 năm.
c> Một thế kỷ có 1000 năm.
d> Một thế kỷ có 10.000 năm.

Câu 13: Một thiên niên kỷ có bao nhiêu năm?

a> Một thiên niên kỷ có 100 năm.
b> Một thiên niên kỷ có 1000 năm.
c> Một thiên niên kỷ có 5000 năm.
d> Một thiên niên kỷ có 10.000 năm.

Câu 14: Bằng tính toán khoa học một cách chính xác, người ta đã tính được.

a> Một năm có 360 ngày 6 giờ.
b> Một năm có 361 ngày 6 giờ.
c> Một năm có 365 ngày 6 giờ.
d> Một năm có 366 ngày 6 giờ.

Câu 15: Hiện nay trên thế giới sử dụng có một thứ lịch chung đó là gì?


a> Dương lịch và âm lịch.
b> Dương lịch.
c> Âm lịch.
d> Công lịch.

Câu 16: Vì sao các nước trên thế giới cần có 1 thứ lịch chung?

a> Để có cùng một thời gian tiện việc trao đổi.
b> Để tiện việc trao đổi, giao lưu.
c> Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc ngày càng mở rộng.
d> b, c đúng.

Câu 17: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

Dựa vào thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là…..Công lịch lấy năm tương truyền……ra đời làm năm đầu tiên của……trước năm đó là…..


Đáp án: câu 1a, câu 2b, câu 3d, câu 4d, câu 5a, câu 6b, câu 7c, câu 8c, câu 9a, câu 10b, câu 11a, câu 12b, câu 13b, câu 14c, câu 15d, câu 16c, câu 17 a,Công lịch, b,Chúa Giê – xu, c,Công nguyên, d,trước Công nguyên.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 3: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI


Xã hội Nguyên Thủy.




Câu 1: Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm, trên Trái Đất đã xuất hiện.

a> Loài vượn cổ.
b> Người tối cổ.
c> Người tinh khôn.
d> Người nguyên thủy.

Câu 2: Những hài cốt của người tối cổ đã được tìm thấy ở những nơi nào?


a> Tìm thấy ở Đông Phi.
b> Tìm thấy ở trên bán đảo Java ( Indonesia).
c> Tìm thấy ở gần Bắc Kinh ( Trung Quốc).
d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 3: Người tối cổ khác loài vượn cổ ở những điểm nào?

a> Đã là người.
b> Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.
c> Đã biết chế tạo công cụ lao động.
d> Câu a và c đúng.

Câu 4: Người tối cổ đã sống như thế nào?

a> Người tối cổ sống theo bầy.
b> Người tối cổ sống đơn lẻ.
c> Người tối cổ sống theo thị tộc
d> Người tối cổ sống theo bộ lạc.

Câu 5: Người tối cổ thường sinh sống ở đâu?

a> Người tối cổ sống ở những túp lều bằng cành cây, cỏ khô.
b> Người tối cổ sống ở hang động.
c> Người tối cổ sống ở hang động, mái đá, những túp lều bằng cành cây hoặc cỏ khô.
d> Người tối cổ sống ở hang đá, mái đá.

Câu 6: Thức ăn chính của người tối cổ là gì?


a> Thức ăn chính rau quả và gia cầm.
b> Thức ăn chính hoa quả và muông thú.
c> Thức ăn chính rau, bầu, bí và gia cầm.
d> Thức ăn chính rau quả và súc vật.

Câu 7: Trong quá trình tồn tại và phát triển, Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?

a> Biết giữ lửa trong tự nhiên.
b> Biết chế tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau.
c> Biết chế tạo ra đồ đá để sản xuất.
d> Biết sử dụng kim loại.

Câu 8: Nhờ đâu Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước?

a> Nhờ phát minh ra lửa.
b> Nhờ chế tạo đồ đá.
c> Nhờ lao động nói chung
d> Nhờ sự thay đổi của thiên nhiên.

Câu 9: Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng như thế nào?

a> Ăn tươi nuốt sống.
b> Ăn long ở lỗ.
c> Còn sơ khai như vượn cổ.
d> Tất cả các tình trạng trên.

Câu 10: Giai đoạn tiếp theo của Người tối cổ là gì?

a> Người khôn ngoan.
b> Người nguyên thủy.
c> Người tinh khôn.
d> Người vượn bậc cao.

Câu 11: Người tinh khôn xuất hiện sớm nhất vào khoảng thời gian nào?

a> Vào khoảng 1 vạn năm TCN.
b> Vào khoảng 2 vạn năm TCN.
c> Vào khoảng 3 vạn năm TCN.
d> Vào khoảng 4 vạn năm TCN.

Câu 12: Điểm nào dưới dây thuộc đặc điểm của Người tinh khôn?

a> Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.
b> Là người tối cổ tiến hóa.
c> Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.
d> Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.

Câu 13: Người tinh khôn sống như thế nào?

a> Sống theo từng bầy gồm khoảng vài chục người.
b> Sống theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình có họ hàng gần gũi.
c> Sống theo từng gia đình riêng lẻ, làm riêng, ăn riêng.
d> Sống theo từng nhóm, khoảng vài chục người có họ hàng với nhau, làm chung ăn chung.

Câu 14: Tổ chức xã hội của Người tinh khôn như là gì?

a> Thị tộc.
b> Làng xã.
c> Bầy người.
d> Bộ lạc.

Câu 15: Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như thế nào?

a> Giống người tối cổ, thể tích não đã phát triển hoàn chỉnh.
b> Xương cốt nhỏ như Người tối cổ, tay ngắn, chân dài, thể tích não phát triển.
c> Xương cốt lớn hơn Người tối cổ, trán nhô, mặt phẳng.
d> Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ, bàn tay nhỏ, hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng…

Đáp án: câu 1b, câu 2d, câu 3d, câu 4a, câu 5c, câu 6b, câu 7b, câu 8c, câu 9b, câu 10c, câu 11d, câu 12a, câu 13b, câu 14a, câu 15d.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top