• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Trả lời các câu hỏi BÀI 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

ngan trang

New member
ĐẤT NƯỚC CÓ NHIỀU ĐỒI NÚI

1-Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

a-Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Địa hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tích đất đai, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi.
- Đồi núi thấp chiếm ưu thế với hơn 60% diện tích của cả nước, núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm khoảng 1%.
- Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích đất đai, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ và mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ.

b-Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
- Tây bắc – đông nam là hướng nghiêng chung của địa hình, là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và các hệ thống sông lớn.
- Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam Trường Sơn.

c-Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân hóa thành các khu vực.



ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2-Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
a.Vùng núi Đông Bắc:
+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.
+ Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
+ Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam.
+ Những đỉnh núi cao trên 2.000 m ở Thương nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi cao trên 1.000 m ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m.

b.Vùng núi Tây Bắc:
+ Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc-Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh…)
+ Hướng nghiêng: thấp dần về phía Tây
+ Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Fan Si Pan cao 3.143 m. Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào như Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh. Ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (sông Đà, sông Mã, sông Chu…)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
3-Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn khác nhau như thế nào ?
a.Vùng núi Bắc Trường Sơn :
+ Từ Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
+ Huớng núi là hướng Tây Bắc-Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang.
+ Cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa. Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế. Mạch cuối cùng là dãy Bạch Mã-ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam và là bức chắn ngăn cản các khối khí lạnh tràn xuống phía Nam.

b.Vùng núi Nam Trường Sơn:

+ Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ, bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi Nam Trung Bộ.
+ Hướng nghiêng chung: với những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần về phía Đông, tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển có sườn dốc.
+ Phía Tây là các cao nguyên xếp tầng tương đối bằng phẳng, cao khoảng từ 500-800-1000 m: Plây-cu, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh, tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông-Tây của địa hình Trường Sơn Nam.

ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top