ngan trang
New member
- Xu
- 159
BÀI 33. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng giúp cho việc khai thác tốt hơn các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực
2-Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.
-Vị trí địa lý : Trong vùng kinh tế trọng điểm và giáp các vùng và vịnh Bắc Bộ
-Đất : Đất nông nghiệp 51,2% diện tích đồng bằng.Trong đó đất phù sa màu mỡ 70%
-Nước : Phong phú. Nước dưới đất. Nước nóng, nước khoáng
-Biển : Thủy hải sản. Du lịch. Cảng
-Khoáng sản : Đá vôi, sét cao lanh. Than nâu. Khí tự nhiên
-Dân cư – lao động : Lao động dồi dào. Có kinh nghiệm và trình độ
-Cơ sở hạ tầng : Mạng lưới giao thông. Điện, nước
-Cơ sở vật chất – kỹ thuật : Tương đối tốt. Phục vụ sản xuất đời sống
-Thế mạnh khác : Thị trường. Lịch sử khai thác lãnh thổ
3-Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào ? Nêu những định hướng chính trong tương lai.
a/ Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.
- Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II v à III.
- Trước 1990, khu vực I chiếm tỷ trọng cao nhất (49,5%). Năm 2005, khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhất (45%).
b/ Định hướng:
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề XH và môi trường.
- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:
+ Trong khu vực I: Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.Trong trồng trọt: giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả.
+ Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động: công nghiệp chế biến LT-TP, dệt may, da giày, cơ khí, điện tử…
+ Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,…
ST
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: