Trả lời các câu hỏi BÀI 28 .TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

ngan trang

New member
Trả lời các câu hỏi BÀI 28 .TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP


1-Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp ?

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẳn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

2-So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.
-Điểm công nghiệp thường có 1 hoặc 2 , 3 xí nghiệp phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu hoặc ở những điêmm dân cư nằm trong vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản nào đó. Các xí nghiệp phân bố thường lẻ tẻ, phân tán và cùng sử dụng cơ sở hạ tầng với khu dân cư. Giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ sản xuất. Ở những nơi có điều kiện phát triển, điểm CN có thể là hạt nhân để hình thành cụm CN hay khu CN.

-Điểm chính của khu công nghiệp và khu chế xuất là :

+Khu vực có ranh giới rõ ràng, quy mô đất đai đủ lớn từ 50 ha trở lên cho đến vài trăm ha, không có dân cư sinh sống, sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.
+Có vị trí thuận lợi (gần sân bay, bến cảng, đường sắt, đường quốc lộ)
+Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp công nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao, được hưởng quy chế ưu đãi riêng khác với các xí nghiệp phân bố ngoài khu công nghiệp (sử dụng đất, thuế quan, chuyển đổi ngoại tệ…)
+Chi phí sản xuất thấp, nhất là chi phí nhân công, nguyên liệu và vận tải.
+Dịch vụ trọn gói.
+Môi trường chính trị và luật pháp ổn định.

-Trung tâm công nghiệp :
+Trung tâm công nghiệp là các đô thị vừa và lớn, công nghiệp là ngành chủ chốt và là ngành chuyên môn hóa của đô thị này.
+Trung tâm công nghiệp bao gồm các khu công nghiệp và nhiều xí nghiệp thuộc một vài ngành có mối liên hệ chặt chẽ vè sản xuất, kỹ thuật và quy trình công nghệ. Đay là đặc điểm cơ bản nhất.
+Nhóm xí nghiẹp nòng cốt (hạt nhân) là bộ khung của trung tâm công nghiệp thường gồm một số xí nghiệp lớn và cũng có thể là một xí nghiệp liên hợp. Hướng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp do nhóm xí nghiệp này quyết định. Các xí nghiệp nòng cốt được hình thành và phát triển dựa trên các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, động lực, nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi.
+Gần với nhóm xí nghiệp nòng cốt là hàng loạt các xí nghiệp bổ trợ nhằm sử dụng các thành phẩm hoặc phế thải của xí nghiệp nòng cốt, hoặc cung cấp tư liệu sản xuất và bổ trợ cho các xí nghiệp phục vụ hoặc đảm bảo cho nhu cầu dân cư.

-Vùng công nghiệp là hình thức cao nhất của TCLTCN.
+Vùng công nghiệp ngành : cơ chế hình thành của nó thể hiện ở chỗ mỗi ngành công nghiệp lựa chọn cho mình phần lãnh thổ tốt nhất về các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế…) đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật, và các yếu tố phân bố sản xuất. Như vậy vùng công nghiệp ngành là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại. Các vùng công nghiệp ngành thường gặp là vùng khai thác than, dầu khí, luyện kim, hóa chất.
+Vùng công nghiệp tổng hợp : về lý thuyết là các vùng công nghiệp ngành có thể chồng chéo lên nhau và trở nên thành phần của vùng công nghiệp tổng hợp. Vùng công nghiệp tổng hợp không phải là tổng của vùng ngành mà là vùng hoàn toàn mới về chất, bởi vì tập hợp các ngành theo lãnh thổ sẽ có điều kiện và đặc điểm phân bố sản xuất khác xa so với từng ngành riêng lẻ.

Vùng công nghiệp tổng hợp thường gọi là vùng công nghiệp, là một kết hợp sản xuất lãnh thổ với chuyên môn hóa và cấu trúc sản xuất rõ rệt. Các đặc điểm chính là :
*Có không gian rộng lớn, trong đó bao gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối quan hệ sản xuất.
*Có một số nhân tố tương đồng trong quá trình hình thành vùng công nghiệp (sử dụng chung một vài loại tài nguyên, tạo nên tính chất tương dối giống nhau của các ngành công nghiệp, cùng có vị trí địa lý thuận lợi, cùng sử dụng lao động, cơ sở hạ tầng, hệ thống năng lượng …
*Có một vài ngành công nghiệp chủ đạo, tạo nên hướng chuyên môn hóa của vùng, trong đó có một hạt nhân tạo vùng, thường là một trung tâm công nghiệp lớn.
*Có các ngành công nghiệp phục vụ và bổ trợ.
*Sản xuất mang tính chất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài vùng.

3-Căn cứ vào kiến thức đã có, bản đồ Công nghiệp chung (hoặc Atlat Địa lý Việt Nam), hãy giải thích tại sao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
-Vị trí địa lý thuận lợi
-Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tốt nhất nước.
-Nguồn lao động dồi dào và có chất lượng cao nhất nước.
-Thị trường tiêu thụ lớn. ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top