Trà đạo của Nhật Bản đã bắt nguồn và phát triển như thế nào?

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
TRÀ ĐẠO CỦA NHẬT BẢN ĐÃ BẮT NGUỒN VÀ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?



Người Nhật Bản rất thích uống nước trà, hơn nữa họ còn đòi hỏi phải có hoàn cảnh thích đáng để uống nước trà, mà cũng lại còn đòi hỏi cả về cách pha trà cũng như mời trà. Thông qua việc uống nước trà, con người ta đạt tới cảm giác thanh tịnh và thư giãn. Đó tức là trà đạo của Nhật Bản.

Thật ra tập quán uống nước trà của người Nhật Bản đã được bắt nguồn từ Trung Quốc, trà đạo đã được du nhập vào Nhật Bản bởi các học sinh và các nhà sư đến từ Trung Quốc lưu học tại đây trong hơn một nghìn năm.

Năm 1191 sau Công nguyên, một hoà thượng Nhật Bản là Vinh Tây kết thúc thời kỳ lưu học tại triều đình nhà Đường, đã trở về Nhật Bản mang theo rất nhiều hạt chè. Sau khi về tới quê hương, ông tích cực khuyến khích việc trồng những cây chè, đồng thời còn viết một cuốn sách nhan đề là “Ngật trà dưỡng sinh ký” (bài ký uống trà dưỡng sinh), tuyên truyền tác dụng tốt đẹp của nước trà như: làm cho tinh thần phấn chấn, làm sáng mắt, giúp ăn ngon miệng. Về sau việc uống nước trà đã dần dần lan rộng ra từ tầng lớp quý tộc xuống tới đại chúng bình dân, một vị cao tăng của Thiền Tông là Thôn Điền Chu Quang là người đầu tiên đưa ra phương pháp pha trà của Thiền Tông.

Sau khi Thôn Điền qua đời, thương nhân tham thiền là Vũ Dạ Trị Âu cũng cố hết sức khai quật các đồ gốm Tín Lạc, là những đồ pha trà mộc mạc có vẻ đẹp thuần phác của Nhật Bản, điều này cũng làm cho trà đạo có được một bước phát triển mới.

Cuối cùng Thiên Lợi Hữu - người được tôn vinh là thiên tài về trà đạo - đã học tập thiền sư Vinh Tây và thu thập toàn bộ tài liệu tổng kết bao quát được tinh thần trà đạo là “Thanh tịnh hoà túc” với ý nghĩa là “khốc ái hoà bình, thanh tâm an tịnh” (hết sức yêu hoà bình, lòng thanh thản yên tĩnh), ngoài ra lại còn yêu cầu các dụng cụ pha và uống trà đạo phải có vẻ đẹp hợp với những người uống trà. Nghệ thuật trà đạo của Thiên Lợi Hữu đã mở đầu thời kỳ cực thịnh của trà đạo trong lịch sử Nhật Bản.

Trong những năm gần đây, trà đạo ở Nhật Bản đang diễn biến thành những hội uống trà kiểu đại chúng và trở thành một sinh hoạt văn hoá xã giao lấy ẩm thực làm trung tâm.


ST
 
Trà đạo giữa Nhật và Việt Nam cũng có sự khác nhau.


Các kết quả nghiên cứu khảo cổ kết hợp với tra cứu sử sách của Việt Nam và Trung Quốc đều cho thấy rằng tuy Trung Quốc được xem là nơi truyền bá việc uống trà, nhưng cây chè lại là cây bản địa của Việt Nam, có thể gọi Việt Nam là một trong những quê
hương của cây chè cổ, điều này được khẳng định cả trong và ngoài nước (theo Ủy ban khoa học xã hội, “Trà Kinh” của Lục Vũ, “Nghiêm Bắc tạp chí” của Lý Trọng Tân,…). Trà với công dụng làm con người tỉnh táo đã trở thành thức uống giải khát của người Việt từ thế kỷ III. Không những thế, trà còn được nâng lên thành một nét phong tục, một thú vui thanh cao mà bình dị gắn bó với tâm hồn mỗi người Việt Nam.
Ở Nhật Bản, cây chè bắt đầu được biết đến khi nhà sư Saicho mang từ Trung Quốc sang vào thế kỷ thứ VIII cùng với các tư tưởng văn hóa, nghề trồng trọt, Phật giáo. Tuy nhiên, trà chỉ thực sự chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Nhật kể từ khi nhà sư Eisai gieo trồng trong vườn chùa những hạt giống cây chè ông mang về từ Trung Quốc trong chuyến đi tham vấn học đạo vào năm 1191, ông đã khuyến khích nông dân, Phật tử trồng loại cây này, đồng thời quảng bá những lợi ích của trà về mặt y học. Hiếm có một quốc gia nào mà ở đó, trà được nâng lên thành “đạo” như ở Nhật Bản. Đó là sự kết hợp giữa tính Thiền của Phật giáo và sự giản dị trong văn hóa uống trà.

Đối với người Nhật, bên cạnh việc thưởng trà như là một hoạt động mang tính chất gần với tôn giáo, tín ngưỡng, trong đời sống hằng ngày, họ cũng uống rất nhiều trà, có thể là 15 tách trà mỗi ngày.

Dân tộc Việt Nam đã gửi vào nền văn hóa trà của mình những giá trị vật chất lẫn tinh thần. Trà nói lên tính lạc quan, yêu đời của người Việt, cộng với tinh thần tự do phóng khoáng, ít chịu ràng buộc khiến trà Việt phát triển một cách dàn trải và thấm đượm tính dân gian. Trong thời đại phát triển hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa đang xóa mờ ranh giới giữa các quốc gia, trà Việt, cũng như các loại hình khác của văn hóa Việt Nam, đang đứng trước những mối lo bị lấn át bởi các nền văn hóa từ bên ngoài. Vậy câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để giữ gìn và phát triển trà Việt? Hiện nay, các công trình nghiên cứu về văn hóa trà vẫn chưa nhiều, cho thấy cần một sự quan tâm đúng mức hơn từ phía các nhà nghiên cứu để có thể giúp người dân nhận ra những giá trị của trà. Bên cạnh đó, các loại hình câu lạc bộ trà của giới trẻ rất đáng được hoan nghênh vì giúp trà không trở nên xa lạ với thanh thiếu niên khi họ bị thu hút bởi những điều mới lạ từ các nước khác. Cuối cùng, việc quảng bá văn hóa trà Việt Nam ra thế giới là cần thiết, và để làm được điều này một cách toàn vẹn, các công ty sản xuất, xuất khẩu trà phải tìm được con đường nâng cao sản lượng và chất lượng trà Việt Nam.
(Trà Đạo)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top