Giao Su Vọc
New member
- Xu
- 0
Bài viết bổ trợ Địa lí kinh tế, địa lí du lịch, địa lí miền Đông Nam Bộ, địa lí du lịch.
Hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ của thành phố là vùng đất thấp ngập mặn, hạ tầng cơ sở yếu kém, dân cư thưa thớt nhưng chiếm gần 1/2 diện tích thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cửa ngõ ra biển Đông của thành phố, đồng thời cũng là vùng tiếp giáp đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh Tiền Giang, Long An), giao thông đường thủy vô cùng thuận lợi. Hơn nữa, sông Soài Rạp và sông Nhà Bè có chiều rộng khoảng 1.000m trở lên (rộng hơn 3 lần sông Sài Gòn) dọc theo sông có thể xây dựng khu cảng Sài Gòn mới. Như vậy việc phát triển thành phố hướng ra biển Đông (hướng Nam) đem đến các thuận lợi mới cho thành phố như sau:
o Mở rộng vùng không gian phát triển đô thị, tạo thêm mặt bằng mới cho thành phố, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư mới.
o Tạo thêm một luồng tàu mới, một khu vực cảng mới gần biển hơn, cho phép tàu có trọng tải lớn hơn vào thành phố, giải quyết được sự ách tắc khó khăn của cảng Sài Gòn hiện nay.
o Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành phố xây dựng hàng loạt cầu vượt sông Sài Gòn, phát triển ra hướng Đông sau này.
Để thực hiện chiến lược phát triển trên, thành phố đã có những nghiên cứu sâu rộng, từng bước đề ra những đề án đầu tư theo kế hoạch và trình tự như sau:
Xây dựng khu chế xuất Tân Thuận rộng 300 ha tại xã Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè. Hiện nay đã có 115 nhà máy vào thuê đất và trên 50 xí nghiệp đang hoạt động. Sau khi các xí nghiệp được xây dựng đầy đủ (khoảng 250 xí nghiệp) sẽ giải quyết được khoảng 90.000 công ăn việc làm.
Tuyến đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh thông xe gọi tắt là đường Bình Thuận (từ khu chế xuất Tân Thuận đến huyện Bình Chánh) nối liền với quốc lộ 1, chiều dài tuyến đường 17,8km, lộ giới 120m, có 10 làn xe chạy. Tuyến đường này sẽ giúp cho việc giải tỏa hàng hóa xuất nhập khẩu của cảng Sài Gòn không phải đi vào nội thành như hiện nay, đây cũng là tuyến đường vành đai quan trọng của thành phố. Tuyến đường được xây dựng song song với hướng của Kinh Tẻ, Kinh Đôi (hướng Đông Tây, Sài Gòn - Chợ Lớn).
Khu đô thị mới Nam TP. Hồ Chí Minh (Nam Sài Gòn)
Khu đô thị mới được quy hoạch dọc theo tuyến đường Bình Thuận, diện tích 2.600 ha với sức chứa khoảng 500.000 dân. Khu đô thị được quy hoạch song song với khu vực nội thành hiện có (Q.1, Q.4, Q.5, Q.6, Q.8) và cách trục đường Trần Hưng Đạo khoảng 4 - 5km. Đây là một đô thị được quy hoạch vừa là khu đô thị mới hiện đại vừa phục vụ cho việc giãn dân thành phố. Toàn khu vực được chia làm 21 phân khu chức năng, gồm các khu trung tâm thương mại dịch vụ, khu dân cư, khu sản xuất, khu tập trung phân phối hàng hóa, khu hành chính, y tế, khu thể thao, công viên, khu giáo dục đào tạo (cả các trường đại học...), khu khoa học kỹ thuật cao, khu vui chơi giải trí, v.v...
4. Khu công nghiệp cơ bản Hiệp Phước
Khu công nghiệp Hiệp Phước rộng 2.000 ha thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, bên cạnh sông Soài Rạp phía Tây giáp tỉnh Long An. Từ trung tâm thành phố theo hương lộ 34 xuống tới khu công nghiệp Hiệp Phước khoảng 16km và xuôi dòng sông Soài Rạp ra bờ biển Đông còn khoảng 20km.
Theo dự án, sẽ xây dựng nơi đây một khu công nghiệp cơ bản, với các ngành cần sử dụng đất rộng, cần bến cảng cho tàu có trọng tải lớn cập bến, có những mức độ ô nhiễm phải xử lý tập trung như xi mạ, nhuộm, hóa chất v.v... Để phục vụ cho chương trình trên, một nhà máy nhiệt điện có công suất 675MW đang được xây dựng nhằm cung cấp điện năng cho khu công nghiệp Hiệp Phước và cả vùng phía Nam thành phố sau này.
5. Chương trình nạo vét sông Soài Rạp
Dòng sông Soài Rạp là một phân lưu lớn nhất của sông Đồng Nai, chiều rộng nơi hẹp nhất cũng đến 660m (sâu 28m) nơi rộng nhất đến 2 - 3 ngàn mét nhưng độ sâu chỉ 6 - 7m. Vì lý do lòng sông có những khúc cạn nên trước nay không được sử dụng như một luồng tàu chính của thành phố ra biển Đông. Nay nạo vét lấy cát dưới lòng sông lên để san lấp tạo mặt bằng cho khu công nghiệp Hiệp Phước, đưa độ sâu lòng sông xuống đến 13m thì không những có một lượng cát tại chỗ cung cấp cho việc san lấp nâng cao các vùng đất thấp hai bên bờ mà còn tạo ra luồng tàu vô cùng tốt cho tàu viễn dương có trọng tải lớn vào cảng Sài Gòn. Ngoài ra, dọc theo bờ sông ta còn có thể xây dựng những khu cảng nước sâu sau này.
6. Chương trình mở rộng hương lộ 34
Hương lộ 34 là tuyến đường nối khu công nghiệp Hiệp Phước vào nội thành TP. Hồ Chí Minh dài 16km. ủy ban nhân dân thành phố đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường trên với lộ giới 60m. Tuyến đường trên sẽ xuyên qua nội thành nối liền với các huyện Hóc Môn, Củ Chi. Đây là trục lộ Nam - Bắc quan trọng của thành phố sau này.
Với chương trình dự án nêu trên đã lần lượt thực hiện trong 5 năm qua, tạo nên một hệ thống dự án nối kết nhau, thúc đẩy thành phố Hồ Chí Minh mở rộng về hướng Nam và Đông Nam đến tận Cần Giờ, giúp thành phố phát triển ra biển Đông, phù hợp với xu hướng phát triển đô thị hiện nay của thế giới là thành phố phải vươn ra biển.
Nguồn : hochiminhcity.gov.vn
Hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ của thành phố là vùng đất thấp ngập mặn, hạ tầng cơ sở yếu kém, dân cư thưa thớt nhưng chiếm gần 1/2 diện tích thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cửa ngõ ra biển Đông của thành phố, đồng thời cũng là vùng tiếp giáp đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh Tiền Giang, Long An), giao thông đường thủy vô cùng thuận lợi. Hơn nữa, sông Soài Rạp và sông Nhà Bè có chiều rộng khoảng 1.000m trở lên (rộng hơn 3 lần sông Sài Gòn) dọc theo sông có thể xây dựng khu cảng Sài Gòn mới. Như vậy việc phát triển thành phố hướng ra biển Đông (hướng Nam) đem đến các thuận lợi mới cho thành phố như sau:
o Mở rộng vùng không gian phát triển đô thị, tạo thêm mặt bằng mới cho thành phố, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư mới.
o Tạo thêm một luồng tàu mới, một khu vực cảng mới gần biển hơn, cho phép tàu có trọng tải lớn hơn vào thành phố, giải quyết được sự ách tắc khó khăn của cảng Sài Gòn hiện nay.
o Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành phố xây dựng hàng loạt cầu vượt sông Sài Gòn, phát triển ra hướng Đông sau này.
Để thực hiện chiến lược phát triển trên, thành phố đã có những nghiên cứu sâu rộng, từng bước đề ra những đề án đầu tư theo kế hoạch và trình tự như sau:
Xây dựng khu chế xuất Tân Thuận rộng 300 ha tại xã Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè. Hiện nay đã có 115 nhà máy vào thuê đất và trên 50 xí nghiệp đang hoạt động. Sau khi các xí nghiệp được xây dựng đầy đủ (khoảng 250 xí nghiệp) sẽ giải quyết được khoảng 90.000 công ăn việc làm.
Tuyến đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh thông xe gọi tắt là đường Bình Thuận (từ khu chế xuất Tân Thuận đến huyện Bình Chánh) nối liền với quốc lộ 1, chiều dài tuyến đường 17,8km, lộ giới 120m, có 10 làn xe chạy. Tuyến đường này sẽ giúp cho việc giải tỏa hàng hóa xuất nhập khẩu của cảng Sài Gòn không phải đi vào nội thành như hiện nay, đây cũng là tuyến đường vành đai quan trọng của thành phố. Tuyến đường được xây dựng song song với hướng của Kinh Tẻ, Kinh Đôi (hướng Đông Tây, Sài Gòn - Chợ Lớn).
Khu đô thị mới Nam TP. Hồ Chí Minh (Nam Sài Gòn)
Khu đô thị mới được quy hoạch dọc theo tuyến đường Bình Thuận, diện tích 2.600 ha với sức chứa khoảng 500.000 dân. Khu đô thị được quy hoạch song song với khu vực nội thành hiện có (Q.1, Q.4, Q.5, Q.6, Q.8) và cách trục đường Trần Hưng Đạo khoảng 4 - 5km. Đây là một đô thị được quy hoạch vừa là khu đô thị mới hiện đại vừa phục vụ cho việc giãn dân thành phố. Toàn khu vực được chia làm 21 phân khu chức năng, gồm các khu trung tâm thương mại dịch vụ, khu dân cư, khu sản xuất, khu tập trung phân phối hàng hóa, khu hành chính, y tế, khu thể thao, công viên, khu giáo dục đào tạo (cả các trường đại học...), khu khoa học kỹ thuật cao, khu vui chơi giải trí, v.v...
4. Khu công nghiệp cơ bản Hiệp Phước
Khu công nghiệp Hiệp Phước rộng 2.000 ha thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, bên cạnh sông Soài Rạp phía Tây giáp tỉnh Long An. Từ trung tâm thành phố theo hương lộ 34 xuống tới khu công nghiệp Hiệp Phước khoảng 16km và xuôi dòng sông Soài Rạp ra bờ biển Đông còn khoảng 20km.
Theo dự án, sẽ xây dựng nơi đây một khu công nghiệp cơ bản, với các ngành cần sử dụng đất rộng, cần bến cảng cho tàu có trọng tải lớn cập bến, có những mức độ ô nhiễm phải xử lý tập trung như xi mạ, nhuộm, hóa chất v.v... Để phục vụ cho chương trình trên, một nhà máy nhiệt điện có công suất 675MW đang được xây dựng nhằm cung cấp điện năng cho khu công nghiệp Hiệp Phước và cả vùng phía Nam thành phố sau này.
5. Chương trình nạo vét sông Soài Rạp
Dòng sông Soài Rạp là một phân lưu lớn nhất của sông Đồng Nai, chiều rộng nơi hẹp nhất cũng đến 660m (sâu 28m) nơi rộng nhất đến 2 - 3 ngàn mét nhưng độ sâu chỉ 6 - 7m. Vì lý do lòng sông có những khúc cạn nên trước nay không được sử dụng như một luồng tàu chính của thành phố ra biển Đông. Nay nạo vét lấy cát dưới lòng sông lên để san lấp tạo mặt bằng cho khu công nghiệp Hiệp Phước, đưa độ sâu lòng sông xuống đến 13m thì không những có một lượng cát tại chỗ cung cấp cho việc san lấp nâng cao các vùng đất thấp hai bên bờ mà còn tạo ra luồng tàu vô cùng tốt cho tàu viễn dương có trọng tải lớn vào cảng Sài Gòn. Ngoài ra, dọc theo bờ sông ta còn có thể xây dựng những khu cảng nước sâu sau này.
6. Chương trình mở rộng hương lộ 34
Hương lộ 34 là tuyến đường nối khu công nghiệp Hiệp Phước vào nội thành TP. Hồ Chí Minh dài 16km. ủy ban nhân dân thành phố đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường trên với lộ giới 60m. Tuyến đường trên sẽ xuyên qua nội thành nối liền với các huyện Hóc Môn, Củ Chi. Đây là trục lộ Nam - Bắc quan trọng của thành phố sau này.
Với chương trình dự án nêu trên đã lần lượt thực hiện trong 5 năm qua, tạo nên một hệ thống dự án nối kết nhau, thúc đẩy thành phố Hồ Chí Minh mở rộng về hướng Nam và Đông Nam đến tận Cần Giờ, giúp thành phố phát triển ra biển Đông, phù hợp với xu hướng phát triển đô thị hiện nay của thế giới là thành phố phải vươn ra biển.
Nguồn : hochiminhcity.gov.vn