Topic dành cho HSG!

  • Thread starter Thread starter kem_97
  • Ngày gửi Ngày gửi

kem_97

New member
Xu
0
Đề bài:
Sự tương đồng trong cấu tứ và trong thi pháp nghệ thuật qua hai bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.

Định hướng đề bài:

Theo mình, đây là đề bài không có miệnh lệnh và có mệnh đề ( "Sự tương đồng trong cấu tứ và thi pháp").

Theo mình được học, bước đầu phải là phải xá định được mệnh đề : Cấu tứ có thể hiểu nôm na là tứ thơ; thi pháp nghệ thuật là biện pháp, phương pháp làm thơ của các thi sĩ.

Đối với đề bài này thi không thể tách riêng từng tác phẩm để đi phân tích, mà phải phân tích song hành 2 tác phẩm ( để chỉ rõ cái tương đồng mà).

2 tác giả đã tìm được sự tương đồng trong tứ thơ :
+ Cùng về người lính.
+ Đầu tiên đều nói về hiện thực cuộc sống khốc liệt, khó khăn, thiếu thốn, gian khổ. Chính trong hoàn cảnh ấy đã làm người lính bộc lộ rõ những phẩm chất tốt đẹp của mình...

Tương đồng trong thi pháp ( là cách thể hiện của người nghệ sĩ qua bút pháp nghệ thuật, qua chất liệu ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại,...)


Các bạn cùng giúp mình viết đoạn MB, KB và trình bày phần TB cùng mình nhé!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cấp 2 mà đã phải làm quen với khái niệm "Thi pháp nghệ thuật" rồi sao? Cái khái niệm này ở bậc ĐH còn trầy trật nữa là... Ngán nhỉ ^_^
 
Mình thử gạch ý đoạn mở bài nhé:
- Mình sẽ đi từ hình tượng người lính ( lí do là vì người lính là hình tượng mà hai tác giả đều hướng đến mà):

" Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ, trước lúc lên đường anh chẳng để lại gì, chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ."
( "Dáng đứng Việt Nam", Lê Anh Xuân)​
Đã từ lâu, hình tượng người lính đã trở thành một hình tượng không thể thiếu trong văn học hiện đại Việt Nam. Bởi người lính vốn là những người con anh dũng của dân tộc, họ trực tiếp cầm súng chiến đầu để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Những người lính thật gần gũi, bình dị mà vẫn thật cao đẹp, sáng ngời. Từ nguồn cảm hứng bất diệt ấy, rất nhiều rác phẩm đã ra đời và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc mọi thế kỉ. Song có lẽ tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất phải kể đến "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Tuy hai bài thơ khắc họa hình ảnh người lính ở hai thời đại khác nhau nhưng vẫn có nhiều điểm chung trong cấu tứ và thi pháp, đều làm nổi bật được cuộc sống chiến đầu gian khổ và phẩm chất cao đẹp của người lính Cách mạng....


P.S: Mọi người góp ý hộ mình nhé, cứ góp ý thẳng thắn, mình biết mình viết chưa hay lắm và cũng có thể có vài chỗ chưa hợp lí
4.gif
Khoảng thứ 2 mình phải nộp bài này rồi, bao giờ viết xong mình sẽ cố gắng post thêm phần KB là một số đoạn quan trọng lên cho mọi người cùng tham khảo nhé!
 
Sự tương đồng giữa Chính Hữu và Phạm Tiến Duật chính là ở chỗ hai tác giả này đều khai thác đề tài người lính trong chiến tranh. Cả hai đều khai thác chất thơ trong những cái dung dị bình thường nhất, dung dị, bình thường mà vẫn đậm chất thơ.
Nhưng mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện riêng qua hệ thống ngôn từ,qua giọng điệu. Điều này làm nên phong cách của mỗi tác giả.
 
Kết bài này bạn:"Đồng chí" và Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời cách nhau 21 năm - một khoảng cách của 2 thế hệ văn nghệ sĩ nhưng đều tập trung khai thác hình ảnh người lính một cách rõ nét. Hai thi phẩm có cùng tiêu điểm về người lính trong những "đêm trường nô lệ" - nhân vật trung tâm của thời đaị. tuy vậy nhưng 2 tác phẩm đều mang phong cách riêng của 2 thi nhân. Mỗi hình ảnh thơ đều là một điểm sáng, một nét chấm phá điểm xuyết của nguồn cảm hứng và ngôn ngữ nghệ thuật văn học Việt Nam thời kì kháng chiến.Có thể nói từ ĐC đến BTVTĐXKK là một sự phát triển toàn diệ về tư cách, tâm hồn và tinh thần của người lính. Hai tác giả Chính Hữu và Phạm Tiến Duật có đợc thành công này chính là nhờ nhừng gì họ đã trải qua. Họ vừa cầm súng chiến đấu, vừa cầm bút viết về những gì họ phải chịu đựng, họ thực sư là vì sao sáng trên nền Văn học hiện đại Việt Nam
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top