Tờ Times vừa đưa ra danh sách 10 đội bóng xuất sắc nhất nước Anh trong 25 năm qua. Đội hình “bách chiến bách thắng” của Arsenal mùa giải 2003/04 hay MU lập nên kỳ tích “cú ăn 3” năm 1999… đều góp mặt.
Thierry Henry và các đồng đội đã tạo nên một Arsenal siêu hạng với thành tích “bất khả chiến bại” trong cả mùa giải 2003/04. Cùng với “Titi”, những Bergkamp, Viera, Pires… đã trình diễn lối chơi tấn công đa dạng, đẹp mắt. Dù không giành chiếc cúp châu Âu nào trong giai đoạn này nhưng Arsenal thực sự là thế lực tại xứ sở sương mù với 2 chức vô địch Premier League.
Từng có nhiều ý kiến tranh luận liệu đây có phải là đội hình xuất sắc nhất trong lịch sử “Quỷ đỏ” nhưng với 3 danh hiệu Premier League liên tiếp và hai lần lọt vào chung kết Champions League, trong đó lên ngôi vô địch năm 2008, khó ai phủ nhận được sức mạnh và những thành công đáng khâm phục của Cristiano Ronaldo và các đồng đội. Vấn đề ở đây là sau khi ngôi sao người BĐN ra đi, đội bóng này có tiếp tục gặt hái thành công mới?
Với sự xuất hiện của “Người đặc biệt” tại Stamford Bridge cùng những khoản đầu tư khổng lồ từ tỷ phú Abramovich, Chelsea đã vượt lên trở thành một trong “tứ đại gia” tại Premier League. Hai chức vô địch giải Ngoại hạng cùng vô số các danh hiệu nội địa khác chứng tỏ thành công của The Blues trong giai đoạn này.
Giành 5 chức vô địch Premier League trong vòng 6 năm và cùng với đó là chiếc cúp bạc Champions League năm 1999, “Quỷ đỏ” thực sự thống trị xứ sở sương mù lúc bấy giờ. Với những ngôi sao như Roy Keane, David Beckham, Scholes, cặp tiền đạo York - Cole…, MU đơn giản đồng nghĩa với: “chiến thắng”.
Thứ bóng đá tấn công mê hoặc mà The Kop trình diễn trong giai đoạn này, với một John Barnes đầy “ma thuật” bên cánh trái, khuynh đảo nước Anh với hai chức vô địch (1987/88 và 1989/90). Nếu không có lệnh cấm các đội bóng Anh dự cúp châu Âu của UEFA lúc bấy giờ, có lẽ Liverpool đã có cơ hội cạnh tranh cùng AC Milan vĩ đại.
Thường bị cái bóng của “người láng giềng” Liverpool bao phủ nhưng có thể đây là giai đoạn Everton thành công nhất trong lịch sử. Dưới sự dẫn dắt của HLV Howard Kendall, The Toffees có được 2 chức vô địch Anh, 3 lần lọt vào chung kết FA Cup (vô địch năm 1984) và giành cúp C2 (cũ) năm 1985.
Với những cá nhân xuất sắc như Peter Schmeichel, Bryan Robson, Paul Ince, Roy Keane và Mark Hughes, “Quỷ đỏ” giành 2 danh hiệu vô địch Premier League, mở đầu cho thời kỳ thống trị của MU tại nước Anh. Một tên tuổi khác không thể không nhắc đến chính là sự xuất hiện của Eric Cantona, người gắn liền với những thành công của MU giai đoạn này.
Ngay ở mùa giải thứ hai dẫn dắt The Gunners (1997/98), HLV Wenger đã giúp Arsenal giành cú đúp vô địch Premier League và FA Cup một cách thuyết phục. Thành công của “Giáo sư” người Pháp dựa trên sự chắc chắn ở hàng thủ với những tên tuổi như Tony Adams, Steve Bould, Nigel Winterburn, Lee Dixon và Martin Keown. Trên hàng công là phong độ chói sáng của “những người Hà Lan bay” Marc Overmars, Dennis Bergkamp hay chân sút trẻ Nicolas Anelka.
Với cặp “sát thủ” nổi tiếng Alan Shearer và Chris Sutton, đội bóng do HLV Kevin Keegan dẫn dắt đăng quang chức vô địch Premier League với 89 điểm, phá vỡ sự độc tôn của MU.
Đội hình duy nhất có tên trong danh sách này mà không có danh hiệu vô địch nào nhưng đội bóng của Kevin Keegan vẫn để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người hâm mộ. Với ngôi sao có lối chơi lãng tử David Ginola và chân sút Les Ferdinand, The Magpies từng tiến tới rất gần ngôi vô địch mùa 1995/96 nhưng cuối cùng để lọt vào tay MU.
Thierry Henry và các đồng đội đã tạo nên một Arsenal siêu hạng với thành tích “bất khả chiến bại” trong cả mùa giải 2003/04. Cùng với “Titi”, những Bergkamp, Viera, Pires… đã trình diễn lối chơi tấn công đa dạng, đẹp mắt. Dù không giành chiếc cúp châu Âu nào trong giai đoạn này nhưng Arsenal thực sự là thế lực tại xứ sở sương mù với 2 chức vô địch Premier League.
Từng có nhiều ý kiến tranh luận liệu đây có phải là đội hình xuất sắc nhất trong lịch sử “Quỷ đỏ” nhưng với 3 danh hiệu Premier League liên tiếp và hai lần lọt vào chung kết Champions League, trong đó lên ngôi vô địch năm 2008, khó ai phủ nhận được sức mạnh và những thành công đáng khâm phục của Cristiano Ronaldo và các đồng đội. Vấn đề ở đây là sau khi ngôi sao người BĐN ra đi, đội bóng này có tiếp tục gặt hái thành công mới?
Với sự xuất hiện của “Người đặc biệt” tại Stamford Bridge cùng những khoản đầu tư khổng lồ từ tỷ phú Abramovich, Chelsea đã vượt lên trở thành một trong “tứ đại gia” tại Premier League. Hai chức vô địch giải Ngoại hạng cùng vô số các danh hiệu nội địa khác chứng tỏ thành công của The Blues trong giai đoạn này.
Giành 5 chức vô địch Premier League trong vòng 6 năm và cùng với đó là chiếc cúp bạc Champions League năm 1999, “Quỷ đỏ” thực sự thống trị xứ sở sương mù lúc bấy giờ. Với những ngôi sao như Roy Keane, David Beckham, Scholes, cặp tiền đạo York - Cole…, MU đơn giản đồng nghĩa với: “chiến thắng”.
Thứ bóng đá tấn công mê hoặc mà The Kop trình diễn trong giai đoạn này, với một John Barnes đầy “ma thuật” bên cánh trái, khuynh đảo nước Anh với hai chức vô địch (1987/88 và 1989/90). Nếu không có lệnh cấm các đội bóng Anh dự cúp châu Âu của UEFA lúc bấy giờ, có lẽ Liverpool đã có cơ hội cạnh tranh cùng AC Milan vĩ đại.
Thường bị cái bóng của “người láng giềng” Liverpool bao phủ nhưng có thể đây là giai đoạn Everton thành công nhất trong lịch sử. Dưới sự dẫn dắt của HLV Howard Kendall, The Toffees có được 2 chức vô địch Anh, 3 lần lọt vào chung kết FA Cup (vô địch năm 1984) và giành cúp C2 (cũ) năm 1985.
Với những cá nhân xuất sắc như Peter Schmeichel, Bryan Robson, Paul Ince, Roy Keane và Mark Hughes, “Quỷ đỏ” giành 2 danh hiệu vô địch Premier League, mở đầu cho thời kỳ thống trị của MU tại nước Anh. Một tên tuổi khác không thể không nhắc đến chính là sự xuất hiện của Eric Cantona, người gắn liền với những thành công của MU giai đoạn này.
Ngay ở mùa giải thứ hai dẫn dắt The Gunners (1997/98), HLV Wenger đã giúp Arsenal giành cú đúp vô địch Premier League và FA Cup một cách thuyết phục. Thành công của “Giáo sư” người Pháp dựa trên sự chắc chắn ở hàng thủ với những tên tuổi như Tony Adams, Steve Bould, Nigel Winterburn, Lee Dixon và Martin Keown. Trên hàng công là phong độ chói sáng của “những người Hà Lan bay” Marc Overmars, Dennis Bergkamp hay chân sút trẻ Nicolas Anelka.
Với cặp “sát thủ” nổi tiếng Alan Shearer và Chris Sutton, đội bóng do HLV Kevin Keegan dẫn dắt đăng quang chức vô địch Premier League với 89 điểm, phá vỡ sự độc tôn của MU.
Đội hình duy nhất có tên trong danh sách này mà không có danh hiệu vô địch nào nhưng đội bóng của Kevin Keegan vẫn để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người hâm mộ. Với ngôi sao có lối chơi lãng tử David Ginola và chân sút Les Ferdinand, The Magpies từng tiến tới rất gần ngôi vô địch mùa 1995/96 nhưng cuối cùng để lọt vào tay MU.