Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Cổ Đại ( Nguyên thủy - Thế kỷ V )
Tổng lược về Khổng Minh - Kẻ tiểu nhân cần thiết?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Chị Lan" data-source="post: 40638" data-attributes="member: 28779"><p><strong><p style="text-align: center"><span style="color: Blue">Phần III: </span></p></strong></p><p style="text-align: center"><strong><span style="color: Blue"></span></p></strong></p><p style="text-align: center"><strong><span style="color: Blue">Khổng Minh có biết Lưu Bị không tin mình?</span></p><p></strong></p><p>Vào năm Kiến Hưng thứ nhất, Gia Cát Lượng sớm đã “lập phủ quản chính sự, không lâu sau, lĩnh quản Ích Châu”, từ sau đó “chính sự không phân lớn nhỏ đều thu về mối Lượng quyết cả”. Là Thượng Thư lệnh chỉ xếp sau Gia Cát Lượng, lại là một trong hai trọng thần được gửi gắm, Lý Nghiêm chỉ được cái danh hão Quang Lộc Huân, lại bị điều đi Giang Châu xa xôi, hậu quả thực sự của việc này đã dẫn tới việc vắng bóng hoàn toàn vai trò của Lý Nghiêm trong một chiến dịch quân sự lớn như cuộc Bắc phạt lần này.</p><p></p><p>Chúng ta có thể phát hiện được rằng, Gia Cát Lượng đề xuất một khi ông ta đi khỏi Thành Đô thì hậu chủ “thị trung, thị lang Quách Tu Chi, Phí Vĩ, Đổng Duẫn thảy đều dùng được, chí khí trung thuận, được tiên vương di chiếu lại phụng sự bệ hạ. Ngu thần đem những việc trong cung không phân lớn nhỏ đều nghe xét ý quần thần rồi đem thi hành tất có thể bổ khuyết chỗ bất túc , có ích lắm lắm...”, hết thảy số ấy không trừ một ai là cốt cán của tập đoàn Kinh Sở, không có bất cứ một nhân sỹ nào của Đông Châu hay Ích Châu. Đặc biệt là Lý Nghiêm, là trọng thần được gửi gắm ngang cơ Gia Cát Lượng như thế, “thống lĩnh việc quân trong ngoài”, Thượng thư lệnh đương triều vậy mà trong kế hoạch Bắc phạt đại sự liên quan tới quốc kế dân sinh này lại không hề có cơ hội lên tiếng. </p><p></p><p>Khi Gia Cát Lượng không ở đó, theo lí mà xét cũng phải do ông chủ trì chính trị trong triều vậy mà trong biểu chương xin đi Bắc phạt, thu xếp nhân sự chủ trì công việc trong triều sau khi đi Bắc phạt của Gia Cát Lượng lại không hề nhắc một chữ nào tới Nghiêm. Dù xét từ khía cạnh nào, đây cũng là một việc không bình thường. Cái Gia Cát Lượng gọi là “thân với hiền thần” thì những nhân sỹ trong tập đoàn Kinh Sở như Quách Du Chi, Phí Vĩ, Đổng Duẫn, Hướng Sủng … tuy quả là hiền thần thực nhưng nói đi thì nói lại, Lý Nghiêm, Phí Quan, Hà Tông, Vương Mưu (6)… chẳng lẽ không phải là hiền thần hay sao. Hơn thế họ cũng không là đại thần được gửi gắm thì cũng là đại thần phẩm cấp cửu khanh, chỉ xét về thứ bậc thôi cũng đã cao hơn nhiều những vị thị trung, thị lang. Không nêu ra họ nói tình nói lý gì cũng chẳng thông, cho nên Gia Cát Lượng làm vậy chắc chắn không phải là ngẫu nhiên. </p><p></p><p>Trong lòng Gia Cát Lượng, ông ta trước sau gì đều đặt mình ở vị trí tối thượng, coi thường người khác, luôn cho rằng Thục Hán đến khi ông ta “ngày không còn thân này nữa thì khó lòng bước tới Trung Nguyên, tranh hùng cùng nước lớn” (7). Cũng có lý do để tin rằng ông ta nắm rất rõ mục đích của Lưu Bị xếp Lý Nghiêm cùng ông ta phò tá Lưu Thiền là để lợi dụng Lý Nghiêm mà chế ước ông ta. Do vậy, để đảo bảm sự thao túng của ông ta trong chính quyền Thục Hán, ông ta quyết không cho phép người có thể uy hiếp mình về mặt chính trị như Lý Nghiêm bước vào trung tâm quyền lực và nắm thực quyền quân sự. Đó là vì sao ngoài việc ông ta luôn ngăn trở Lý Nghiêm vào Thành Đô, ông ta đã sớm ra tay dấn thêm một bước nữa làm giảm thực quyền của Lý Nghiêm trước khi Bắc phạt.</p><p></p><p>Như trên tôi đã nói, trước Bắc phạt, Gia Cát Lượng không có cơ hội thi triển tài trí quân sự của mình mà chỉ mãi gắn với tài hoa trong chính trị và ngoại giao. Cuộc nam chinh vừa kết thúc, do đối thủ chỉ được coi là những dân tộc thiểu số man di nên cũng khôg mang lại cho ông ta nhiều tăm tiếng về quân sự. Sau khi ông ta phát động Bắc phạt, phản ứng của nước Nguỵ “coi ở nước Thục chỉ có Lưu Bị. Bị đã chết, bao nhiêu năm chẳng có động tĩnh gì, chẳng có gì là lạ” cũng đã cho thấy về cơ bản Tào Nguỵ không coi ông ta là một đối thủ quân sự đáng để lưu tâm. Do vậy Gia Cát Lượng phát động Bắc phạt, dù cố nhiên xuất phát từ yêu cầu chiến lược của chính quyền Thục Hán. Nhưng phải đối mặt với đối thủ như Lý Nghiêm giàu tài thao lược quân sự, lại là một trong hai trọng thần được gửi gắm, đối mặt cả với những thế lực chính trị không tâm phục khẩu phục ông ta, thì việc Bắc phạt còn là một nhu cầu quyết liệt về chính trị của cá nhân Gia Cát. </p><p></p><p>Trước Bắc phạt, Gia Cát Lượng từng lấy lý do sau khi Bắc phạt Hán Trung sẽ xuất hiện khoảng trống lực lượng quân sự mà đòi Lý Nghiêm phải điều đội quân đồn trú ở Giang Châu về Hán Trung. Giả dụ Lý Nghiêm quả có đi Hán Trung, rõ ràng quân đội của ông sẽ bị trưng tập, trở thành một nhánh trong đội quân Bắc phạt do Gia Cát Lượng thống soái, ông cũng sẽ trở thành một tướng lĩnh dưới trướng Gia Cát Lượng. Vậy thì những tư cách của vị đại thần được gửi gắm, được Lưu Bị phong cho “thống lĩnh việc quân trong ngoài”, ngang hàng với Gia Cát sẽ bị xoá bỏ triệt để hết mọi địa vị và thực lực trong đối trọng với Gia Cát Lượng. Lý Nghiêm hiểu rõ hậu quả này hơn ai hết nên đã tìm mọi lý do cự tuyệt yêu cầu của Gia Cát Lượng. Về phần mình, trong việc xử lý vấn đề này, Gia Cát Lượng tỏ ra không đủ mạnh để cưỡng theo ý mình được. Bởi Giang Châu là trấn ở tuyến hai khu tiếp giáp giữa vùng Đông Thục Hán với Đông Ngô, Tào Nguỵ, quan trọng không kém vị trí của Hán Trung đối diện với thế lực của Tào Nguỵ phía Bắc, trong chuyện này, Gia Cát Lượng không có cách nào làm người khác tâm phục được, nhất định đòi bám riết lấy lý do đòi Lý Nghiêm và quân ở Giang Châu điều về Hán Trung.</p><p></p><p>Quá thừa kinh nghiệm chính trị, Lý Nghiêm lúc ấy không những cự tuyệt yêu cầu này của Gia Cát mà còn nhân dịp ấy phản kích lại. Ông thừa thế đòi gom 5 quận ở tuyến phía đông của Thục Hán là Ba, Ba Đông, Ba Tây, Bồi Lăng lại thành Ba Châu, giao cho ông làm Thứ sử.</p><p></p><p>Vào năm Kiến Hưng thứ nhất, Gia Cát Lượng sớm đã “lập phủ quản chính sự, không lâu sau, lĩnh quản Ích Châu”, từ sau đó “chính sự không phân lớn nhỏ đều thu về mối Lượng quyết cả”. Là Thượng Thư lệnh chỉ xếp sau Gia Cát Lượng, lại là một trong hai trọng thần được gửi gắm, Lý Nghiêm chỉ được cái danh hão Quang Lộc Huân, lại bị điều đi Giang Châu xa xôi, hậu quả thực sự của việc này đã dẫn tới việc vắng bóng hoàn toàn vai trò của Lý Nghiêm trong một chiến dịch quân sự lớn như cuộc Bắc phạt lần này. </p><p></p><p>Do vậy ông ta chủ ý làm vậy nhằm tỏ rõ sự bất mãn, hơn thế là đòi hỏi phải có được những lợi ích chính trị tương đương như “lĩnh quản Ích Châu” của Gia Cát Lượng, đòi phải làm Thứ sử Ba Châu. Thứ sử tức Châu mục, một khi quả tình có lập ra Ba Châu mà cho Lý Nghiêm làm Thứ sử thì đồng nghĩa với việc đặt toàn bộ vùng phía Đông Thục Hán vào phạm vi thế lực của Lý Nghiêm. Là một Thượng Thư lệnh, Lý Nghiêm lúc ấy sẽ ngang hàng phải lối với thừa tướng kiêm lĩnh lộc Ích Châu Gia Cát Lượng. Yêu cầu này của ông chiếu theo thân phận lúc bấy giờ cùng địa vị của ông trong chính quyền Thục Hán phải nói là rất xứng hợp, không có gì quá đáng cả. Chỉ có điều xét về phía Gia Cát Lượng thì không thể cho phép chuyện ấy diễn ra được. Có điều ông ta cũng không có cách nào nắm được Lý Nghiêm, chỉ đành làm lơ việc ấy không quyết, cũng không nhắc tới việc đòi Lý Nghiêm và quân của ông về Hán Trung. (8) </p><p></p><p>Lần đầu tiên dám phản bác lại việc người ta chèn ép mình, Lý Nghiêm đã để lộ tiếng nói công khai không hoà hợp lần đầu tiên giữa hai trọng thần của triều Thục Hán, điều này cũng khiến Gia Cát Lượng ý thức được địa vị của mình trong triều bị uy hiếp, thế lực của tập đoàn Đông Châu, Ích Châu là không thể xem nhẹ. Vậy nên Gia Cát Lượng trong “Xuất sư biểu” mới nêu một loạt những động thái thâm thuý khiến người ta phải nghiền ngẫm làm vậy, lại thêm những điều nói với Lưu Thiền như: “Thị trung, thị lang Quách Tu Chi, Phí Vĩ, Đổng Duẫn thảy đều dùng được, chí khí trung thuận, được tiên vương di chiếu lại phụng sự bệ hạ. Ngu thần đem những việc trong cung không phân lớn nhỏ đều nghe xét ý quần thần rồi đem thi hành tất có thể bổ khuyết chỗ bất túc , có ích lắm lắm.... Thân hiền thần, xa tiểu nhân, ấy là cách Tiên Hán hưng vượng; thân tiểu nhân, xa hiền thần, ấy là cách Hậu Hán khuynh đảo. Ngày Tiên vương còn, mỗi lần cùng thần luận bàn tới việc này đều không đừng được căm hận Hằng Đế, Linh Đế. Thị trung, Thượng thư, Trưởng sử, Tham quân, những đại thần tiết tháo trung trinh này xin bệ hạ gần với họ tin lấy họ thì nhà Hán hưng vượng chỉ còn tính theo ngày mà thôi”. Câu nói này có mục đích và định hướng rõ ràng, chính là để có cách giải thích hợp lý, đồng thời qua đó cũng thể hiện sự đấu tranh trong nội bộ chính quyền Thục Hán đã bước vào giai đoạn quyết liệt. </p><p></p><p></p><p>Mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 6, Cuộc Bắc phạt mà Gia Cát Lượng đã dày công hoạc định bao lâu nay cũng đã bắt đầu. Nhưng bởi tướng tiên phong Mã Tốc do Gia Cát Lượng đích thân chỉ định thiếu kinh nghiệm thực chiến trầm trọng nên chỉ vài đạo quân của đại quân “biết quyền biến, thiện chiến dạn dày, liệu địa hình chiến cuộc không gì không tỏ, từ Gia Cát trở đi đều phải e dè” (9) do một trong năm đại danh tướng của Tào Nguỵ là Trương Cáp đã dễ dàng đánh bại suốt một dải Nhai Đình, dẫn tới cuộc Bắc phạt lần đầu do Gia Cát vạch nên không chỉ thảm bại quay về không chút vinh quang thắng lợi mà còn gây nên những tổn thất nhất định. </p><p></p><p>Mã Tốc đại tướng tiên phong do đích thân Gia Cát Lượng phong lúc bấy giờ không giống như chuyện lưu truyền rộng rãi là đi tìm Gia Cát Lượng thỉnh tội mà sau khi thất bại trở về chọn cách sợ tội đào tẩu, sau rồi bị bắt về quy án. Gia Cát Lượng xử tội chết rồi, còn chưa kịp thi hành đã lâm bệnh rồi chết trong ngục. Mã Tốc đào tẩu còn dẫn tới việc Hướng Lang (thúc phụ Hướng Sủng), một cốt cán khác của tập đoàn Kinh Sở có quan hệ tốt với Mã Tốc do biết thông tin mà không trình báo, bị cách chức, sau rồi ưu nhàn tận những 20 năm ròng (về việc này có thể xem cuốn “Gia Cát Lượng không giết Mã Tốc”). Có thể nói thế này, lần Bắc phạt đầu thất bại khiến tập đoàn Kinh Sở cùng Gia Cát Lượng bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề và trải nghiệm nghiêm trọng nhất kể từ sau khi Lưu Bị qua đời, khởi đầu mối nguy cơ lần này hoàn toàn là do Gia Cát Lượng quá cố chấp nhất nhất theo ý mình.</p><p></p><p>Về việc lựa chọn người tiên phong trong lần Bắc phạt lần này, Gia Cát Lượng đã tỏ rõ mặt cố chấp ngang ngược trong tính cách của ông ta. Trước khi Lưu Bị lâm chung có thể do biết quan hệ mật thiết giữa anh em Mã thị với Gia Cát Lượng nên từng nhắc nhở Gia Cát: “Mã Tốc nói không bằng làm, không thể dùng vào việc lớn, ngươi phải giám sát chặt!”. Vậy mà Lưu Bị qua đời rồi, “Lượng lại đổi ngoắt, cho Tốc làm Tham quân, mỗi lần gọi vào bàn chính sự, suốt từ lúc trời sáng tới tận khuya”. Có thể thấy Gia Cát Lượng không coi những lời cảnh báo của Lưu Bị ra gì, nói cho nghiêm trọng thì, việc làm này thậm chí có thể nói là một hành vi “phản chủ”. Gia Cát Lượng cứ nhất nhất tự tác, bỏ không dùng những lão tướng như Nguỵ Diên, Ngô Nhất “bỏ để dùng Tốc”, có thể thấy được sẽ khiến những người ấy bất bình đến mức nào. (10).</p><p></p><p>Nếu Bắc phạt thu được một vài chiến tích nhất định thì những vấn đề này sẽ chỉ như mây mờ khói ảo chẳng có gì quan trọng, nhưng lần Bắc phạt này lại phải thoái lui không một chiến tích, lại chịu những tổn thất khá nặng nề. Trong bối cảnh như vậy, những vấn đề này mới trở nên nghiêm trọng ngoài dự liệu.</p><p></p><p>Trước hết, Gia Cát Lượng phải đối mặt với những chất vấn của phe có thực quyền trong quân đội gồm Nguỵ Diên, Ngô Nhất…, tại sao tiên đế đã nói rõ ràng “Mã Tốc nói không bằng làm, không thể dùng vào việc lớn, ngươi phải giám sát chặt”, ngươi đã bội phản lại ý chỉ của tiên đế, không dùng chúng ta mà còn “bỏ để dùng Tốc”. Thứ nữa tất nhiến phải kể tới những lời cật vấn của những đối thủ chính trị trong triều như Lý Nghiêm.</p><p></p><p>Tập đoàn Đông Châu, Ích Châu tôn Lý Nghiêm làm đầu lĩnh, luôn phải chịu sự chèn ép bài trừ của tập đoàn Kinh Sở của Gia Cát Lượng. Trong cả quá trình Bắc phạt lần này, mang danh là đại thần được ký thác “thống lĩnh việc quân trong ngoài” mà Lý Nghiêm thậm chí còn không có một cơ hội nào để lên tiếng hay để trổ tài. Tuy ông không đến mức ngáng đường hay gây khó dễ cho cuộc Bắc phạt mà Gia Cát Lượng đã dày công hoạch định và chỉ huy lần này nhưng với một cơ hội hiếm có, có khả năng giúp vỗ mặt Gia Cát Lượng và tập đoàn Kinh Sở một phen như thế này, bọn họ chắc chắn không dễ gì bỏ qua mà nhất định sẽ thừa cơ để dâng tấu chương làm to chuyện. </p><p></p><p>Đối mặt với nguy cơ chính trị nghiêm trọng như vậy, Gia Cát Lượng một mặt tự biện bạch với Hậu chủ: “Thần tài hèn chẳng xứng, liều nắm quân quyền mà điều động ba quân, không thể giúp tỏ tường ý pháp, lúc lâm sự thì sợ hãi, đến cả thành Nhai Đình làm trái thánh ý, gây nên tổn thất dù đã cố ngăn chặn, mọi tội trạng đều vì thần không cách gì đảm đương được. Thần không biết nhìn người, xét việc u minh, tứ bề tội trạng xin chỉ để người đầu lĩnh này chịu, đáng lắm đáng lắm. Xin tự giáng xuống 3 cấp để tự răn mình”. Rõ ràng ông ta cũng biết chỉ riêng những lời “không cách gì đảm đương”, “không biết nhìn người” cũng không khác gì những lời chỉ trích của Lý Nghiêm hay thậm chí của Nguỵ Diên, Ngô Nhất. Do vậy một mặt Gia Cát Lượng còn cần một người gánh hộ những thất bại của cuộc Bắc phạt do ông ta chỉ huy lần này để cho mình một cơ hội thoát thân và cơ hội ấy rõ ràng chỉ có thể đến từ Mã Tốc. Vậy là rốt cục hậu quả chỉ có thể là “lôi Tốc ra chém chết trước thiên hạ”, Gia Cát Lượng thì giáng xuống là Tả tướng quân nhưng vẫn như trước “làm việc của thừa tướng, thực quyền vẫn như trước” (11). Mã Tốc làm con dê tế thần, trở thành vật hi sinh cho cuộc đấu tranh quyền lực và chính trị lần này.</p><p></p><p>(Còn nữa)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Chị Lan, post: 40638, member: 28779"] [B][CENTER][COLOR="Blue"]Phần III: Khổng Minh có biết Lưu Bị không tin mình?[/COLOR][/CENTER][/B] Vào năm Kiến Hưng thứ nhất, Gia Cát Lượng sớm đã “lập phủ quản chính sự, không lâu sau, lĩnh quản Ích Châu”, từ sau đó “chính sự không phân lớn nhỏ đều thu về mối Lượng quyết cả”. Là Thượng Thư lệnh chỉ xếp sau Gia Cát Lượng, lại là một trong hai trọng thần được gửi gắm, Lý Nghiêm chỉ được cái danh hão Quang Lộc Huân, lại bị điều đi Giang Châu xa xôi, hậu quả thực sự của việc này đã dẫn tới việc vắng bóng hoàn toàn vai trò của Lý Nghiêm trong một chiến dịch quân sự lớn như cuộc Bắc phạt lần này. Chúng ta có thể phát hiện được rằng, Gia Cát Lượng đề xuất một khi ông ta đi khỏi Thành Đô thì hậu chủ “thị trung, thị lang Quách Tu Chi, Phí Vĩ, Đổng Duẫn thảy đều dùng được, chí khí trung thuận, được tiên vương di chiếu lại phụng sự bệ hạ. Ngu thần đem những việc trong cung không phân lớn nhỏ đều nghe xét ý quần thần rồi đem thi hành tất có thể bổ khuyết chỗ bất túc , có ích lắm lắm...”, hết thảy số ấy không trừ một ai là cốt cán của tập đoàn Kinh Sở, không có bất cứ một nhân sỹ nào của Đông Châu hay Ích Châu. Đặc biệt là Lý Nghiêm, là trọng thần được gửi gắm ngang cơ Gia Cát Lượng như thế, “thống lĩnh việc quân trong ngoài”, Thượng thư lệnh đương triều vậy mà trong kế hoạch Bắc phạt đại sự liên quan tới quốc kế dân sinh này lại không hề có cơ hội lên tiếng. Khi Gia Cát Lượng không ở đó, theo lí mà xét cũng phải do ông chủ trì chính trị trong triều vậy mà trong biểu chương xin đi Bắc phạt, thu xếp nhân sự chủ trì công việc trong triều sau khi đi Bắc phạt của Gia Cát Lượng lại không hề nhắc một chữ nào tới Nghiêm. Dù xét từ khía cạnh nào, đây cũng là một việc không bình thường. Cái Gia Cát Lượng gọi là “thân với hiền thần” thì những nhân sỹ trong tập đoàn Kinh Sở như Quách Du Chi, Phí Vĩ, Đổng Duẫn, Hướng Sủng … tuy quả là hiền thần thực nhưng nói đi thì nói lại, Lý Nghiêm, Phí Quan, Hà Tông, Vương Mưu (6)… chẳng lẽ không phải là hiền thần hay sao. Hơn thế họ cũng không là đại thần được gửi gắm thì cũng là đại thần phẩm cấp cửu khanh, chỉ xét về thứ bậc thôi cũng đã cao hơn nhiều những vị thị trung, thị lang. Không nêu ra họ nói tình nói lý gì cũng chẳng thông, cho nên Gia Cát Lượng làm vậy chắc chắn không phải là ngẫu nhiên. Trong lòng Gia Cát Lượng, ông ta trước sau gì đều đặt mình ở vị trí tối thượng, coi thường người khác, luôn cho rằng Thục Hán đến khi ông ta “ngày không còn thân này nữa thì khó lòng bước tới Trung Nguyên, tranh hùng cùng nước lớn” (7). Cũng có lý do để tin rằng ông ta nắm rất rõ mục đích của Lưu Bị xếp Lý Nghiêm cùng ông ta phò tá Lưu Thiền là để lợi dụng Lý Nghiêm mà chế ước ông ta. Do vậy, để đảo bảm sự thao túng của ông ta trong chính quyền Thục Hán, ông ta quyết không cho phép người có thể uy hiếp mình về mặt chính trị như Lý Nghiêm bước vào trung tâm quyền lực và nắm thực quyền quân sự. Đó là vì sao ngoài việc ông ta luôn ngăn trở Lý Nghiêm vào Thành Đô, ông ta đã sớm ra tay dấn thêm một bước nữa làm giảm thực quyền của Lý Nghiêm trước khi Bắc phạt. Như trên tôi đã nói, trước Bắc phạt, Gia Cát Lượng không có cơ hội thi triển tài trí quân sự của mình mà chỉ mãi gắn với tài hoa trong chính trị và ngoại giao. Cuộc nam chinh vừa kết thúc, do đối thủ chỉ được coi là những dân tộc thiểu số man di nên cũng khôg mang lại cho ông ta nhiều tăm tiếng về quân sự. Sau khi ông ta phát động Bắc phạt, phản ứng của nước Nguỵ “coi ở nước Thục chỉ có Lưu Bị. Bị đã chết, bao nhiêu năm chẳng có động tĩnh gì, chẳng có gì là lạ” cũng đã cho thấy về cơ bản Tào Nguỵ không coi ông ta là một đối thủ quân sự đáng để lưu tâm. Do vậy Gia Cát Lượng phát động Bắc phạt, dù cố nhiên xuất phát từ yêu cầu chiến lược của chính quyền Thục Hán. Nhưng phải đối mặt với đối thủ như Lý Nghiêm giàu tài thao lược quân sự, lại là một trong hai trọng thần được gửi gắm, đối mặt cả với những thế lực chính trị không tâm phục khẩu phục ông ta, thì việc Bắc phạt còn là một nhu cầu quyết liệt về chính trị của cá nhân Gia Cát. Trước Bắc phạt, Gia Cát Lượng từng lấy lý do sau khi Bắc phạt Hán Trung sẽ xuất hiện khoảng trống lực lượng quân sự mà đòi Lý Nghiêm phải điều đội quân đồn trú ở Giang Châu về Hán Trung. Giả dụ Lý Nghiêm quả có đi Hán Trung, rõ ràng quân đội của ông sẽ bị trưng tập, trở thành một nhánh trong đội quân Bắc phạt do Gia Cát Lượng thống soái, ông cũng sẽ trở thành một tướng lĩnh dưới trướng Gia Cát Lượng. Vậy thì những tư cách của vị đại thần được gửi gắm, được Lưu Bị phong cho “thống lĩnh việc quân trong ngoài”, ngang hàng với Gia Cát sẽ bị xoá bỏ triệt để hết mọi địa vị và thực lực trong đối trọng với Gia Cát Lượng. Lý Nghiêm hiểu rõ hậu quả này hơn ai hết nên đã tìm mọi lý do cự tuyệt yêu cầu của Gia Cát Lượng. Về phần mình, trong việc xử lý vấn đề này, Gia Cát Lượng tỏ ra không đủ mạnh để cưỡng theo ý mình được. Bởi Giang Châu là trấn ở tuyến hai khu tiếp giáp giữa vùng Đông Thục Hán với Đông Ngô, Tào Nguỵ, quan trọng không kém vị trí của Hán Trung đối diện với thế lực của Tào Nguỵ phía Bắc, trong chuyện này, Gia Cát Lượng không có cách nào làm người khác tâm phục được, nhất định đòi bám riết lấy lý do đòi Lý Nghiêm và quân ở Giang Châu điều về Hán Trung. Quá thừa kinh nghiệm chính trị, Lý Nghiêm lúc ấy không những cự tuyệt yêu cầu này của Gia Cát mà còn nhân dịp ấy phản kích lại. Ông thừa thế đòi gom 5 quận ở tuyến phía đông của Thục Hán là Ba, Ba Đông, Ba Tây, Bồi Lăng lại thành Ba Châu, giao cho ông làm Thứ sử. Vào năm Kiến Hưng thứ nhất, Gia Cát Lượng sớm đã “lập phủ quản chính sự, không lâu sau, lĩnh quản Ích Châu”, từ sau đó “chính sự không phân lớn nhỏ đều thu về mối Lượng quyết cả”. Là Thượng Thư lệnh chỉ xếp sau Gia Cát Lượng, lại là một trong hai trọng thần được gửi gắm, Lý Nghiêm chỉ được cái danh hão Quang Lộc Huân, lại bị điều đi Giang Châu xa xôi, hậu quả thực sự của việc này đã dẫn tới việc vắng bóng hoàn toàn vai trò của Lý Nghiêm trong một chiến dịch quân sự lớn như cuộc Bắc phạt lần này. Do vậy ông ta chủ ý làm vậy nhằm tỏ rõ sự bất mãn, hơn thế là đòi hỏi phải có được những lợi ích chính trị tương đương như “lĩnh quản Ích Châu” của Gia Cát Lượng, đòi phải làm Thứ sử Ba Châu. Thứ sử tức Châu mục, một khi quả tình có lập ra Ba Châu mà cho Lý Nghiêm làm Thứ sử thì đồng nghĩa với việc đặt toàn bộ vùng phía Đông Thục Hán vào phạm vi thế lực của Lý Nghiêm. Là một Thượng Thư lệnh, Lý Nghiêm lúc ấy sẽ ngang hàng phải lối với thừa tướng kiêm lĩnh lộc Ích Châu Gia Cát Lượng. Yêu cầu này của ông chiếu theo thân phận lúc bấy giờ cùng địa vị của ông trong chính quyền Thục Hán phải nói là rất xứng hợp, không có gì quá đáng cả. Chỉ có điều xét về phía Gia Cát Lượng thì không thể cho phép chuyện ấy diễn ra được. Có điều ông ta cũng không có cách nào nắm được Lý Nghiêm, chỉ đành làm lơ việc ấy không quyết, cũng không nhắc tới việc đòi Lý Nghiêm và quân của ông về Hán Trung. (8) Lần đầu tiên dám phản bác lại việc người ta chèn ép mình, Lý Nghiêm đã để lộ tiếng nói công khai không hoà hợp lần đầu tiên giữa hai trọng thần của triều Thục Hán, điều này cũng khiến Gia Cát Lượng ý thức được địa vị của mình trong triều bị uy hiếp, thế lực của tập đoàn Đông Châu, Ích Châu là không thể xem nhẹ. Vậy nên Gia Cát Lượng trong “Xuất sư biểu” mới nêu một loạt những động thái thâm thuý khiến người ta phải nghiền ngẫm làm vậy, lại thêm những điều nói với Lưu Thiền như: “Thị trung, thị lang Quách Tu Chi, Phí Vĩ, Đổng Duẫn thảy đều dùng được, chí khí trung thuận, được tiên vương di chiếu lại phụng sự bệ hạ. Ngu thần đem những việc trong cung không phân lớn nhỏ đều nghe xét ý quần thần rồi đem thi hành tất có thể bổ khuyết chỗ bất túc , có ích lắm lắm.... Thân hiền thần, xa tiểu nhân, ấy là cách Tiên Hán hưng vượng; thân tiểu nhân, xa hiền thần, ấy là cách Hậu Hán khuynh đảo. Ngày Tiên vương còn, mỗi lần cùng thần luận bàn tới việc này đều không đừng được căm hận Hằng Đế, Linh Đế. Thị trung, Thượng thư, Trưởng sử, Tham quân, những đại thần tiết tháo trung trinh này xin bệ hạ gần với họ tin lấy họ thì nhà Hán hưng vượng chỉ còn tính theo ngày mà thôi”. Câu nói này có mục đích và định hướng rõ ràng, chính là để có cách giải thích hợp lý, đồng thời qua đó cũng thể hiện sự đấu tranh trong nội bộ chính quyền Thục Hán đã bước vào giai đoạn quyết liệt. Mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 6, Cuộc Bắc phạt mà Gia Cát Lượng đã dày công hoạc định bao lâu nay cũng đã bắt đầu. Nhưng bởi tướng tiên phong Mã Tốc do Gia Cát Lượng đích thân chỉ định thiếu kinh nghiệm thực chiến trầm trọng nên chỉ vài đạo quân của đại quân “biết quyền biến, thiện chiến dạn dày, liệu địa hình chiến cuộc không gì không tỏ, từ Gia Cát trở đi đều phải e dè” (9) do một trong năm đại danh tướng của Tào Nguỵ là Trương Cáp đã dễ dàng đánh bại suốt một dải Nhai Đình, dẫn tới cuộc Bắc phạt lần đầu do Gia Cát vạch nên không chỉ thảm bại quay về không chút vinh quang thắng lợi mà còn gây nên những tổn thất nhất định. Mã Tốc đại tướng tiên phong do đích thân Gia Cát Lượng phong lúc bấy giờ không giống như chuyện lưu truyền rộng rãi là đi tìm Gia Cát Lượng thỉnh tội mà sau khi thất bại trở về chọn cách sợ tội đào tẩu, sau rồi bị bắt về quy án. Gia Cát Lượng xử tội chết rồi, còn chưa kịp thi hành đã lâm bệnh rồi chết trong ngục. Mã Tốc đào tẩu còn dẫn tới việc Hướng Lang (thúc phụ Hướng Sủng), một cốt cán khác của tập đoàn Kinh Sở có quan hệ tốt với Mã Tốc do biết thông tin mà không trình báo, bị cách chức, sau rồi ưu nhàn tận những 20 năm ròng (về việc này có thể xem cuốn “Gia Cát Lượng không giết Mã Tốc”). Có thể nói thế này, lần Bắc phạt đầu thất bại khiến tập đoàn Kinh Sở cùng Gia Cát Lượng bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề và trải nghiệm nghiêm trọng nhất kể từ sau khi Lưu Bị qua đời, khởi đầu mối nguy cơ lần này hoàn toàn là do Gia Cát Lượng quá cố chấp nhất nhất theo ý mình. Về việc lựa chọn người tiên phong trong lần Bắc phạt lần này, Gia Cát Lượng đã tỏ rõ mặt cố chấp ngang ngược trong tính cách của ông ta. Trước khi Lưu Bị lâm chung có thể do biết quan hệ mật thiết giữa anh em Mã thị với Gia Cát Lượng nên từng nhắc nhở Gia Cát: “Mã Tốc nói không bằng làm, không thể dùng vào việc lớn, ngươi phải giám sát chặt!”. Vậy mà Lưu Bị qua đời rồi, “Lượng lại đổi ngoắt, cho Tốc làm Tham quân, mỗi lần gọi vào bàn chính sự, suốt từ lúc trời sáng tới tận khuya”. Có thể thấy Gia Cát Lượng không coi những lời cảnh báo của Lưu Bị ra gì, nói cho nghiêm trọng thì, việc làm này thậm chí có thể nói là một hành vi “phản chủ”. Gia Cát Lượng cứ nhất nhất tự tác, bỏ không dùng những lão tướng như Nguỵ Diên, Ngô Nhất “bỏ để dùng Tốc”, có thể thấy được sẽ khiến những người ấy bất bình đến mức nào. (10). Nếu Bắc phạt thu được một vài chiến tích nhất định thì những vấn đề này sẽ chỉ như mây mờ khói ảo chẳng có gì quan trọng, nhưng lần Bắc phạt này lại phải thoái lui không một chiến tích, lại chịu những tổn thất khá nặng nề. Trong bối cảnh như vậy, những vấn đề này mới trở nên nghiêm trọng ngoài dự liệu. Trước hết, Gia Cát Lượng phải đối mặt với những chất vấn của phe có thực quyền trong quân đội gồm Nguỵ Diên, Ngô Nhất…, tại sao tiên đế đã nói rõ ràng “Mã Tốc nói không bằng làm, không thể dùng vào việc lớn, ngươi phải giám sát chặt”, ngươi đã bội phản lại ý chỉ của tiên đế, không dùng chúng ta mà còn “bỏ để dùng Tốc”. Thứ nữa tất nhiến phải kể tới những lời cật vấn của những đối thủ chính trị trong triều như Lý Nghiêm. Tập đoàn Đông Châu, Ích Châu tôn Lý Nghiêm làm đầu lĩnh, luôn phải chịu sự chèn ép bài trừ của tập đoàn Kinh Sở của Gia Cát Lượng. Trong cả quá trình Bắc phạt lần này, mang danh là đại thần được ký thác “thống lĩnh việc quân trong ngoài” mà Lý Nghiêm thậm chí còn không có một cơ hội nào để lên tiếng hay để trổ tài. Tuy ông không đến mức ngáng đường hay gây khó dễ cho cuộc Bắc phạt mà Gia Cát Lượng đã dày công hoạch định và chỉ huy lần này nhưng với một cơ hội hiếm có, có khả năng giúp vỗ mặt Gia Cát Lượng và tập đoàn Kinh Sở một phen như thế này, bọn họ chắc chắn không dễ gì bỏ qua mà nhất định sẽ thừa cơ để dâng tấu chương làm to chuyện. Đối mặt với nguy cơ chính trị nghiêm trọng như vậy, Gia Cát Lượng một mặt tự biện bạch với Hậu chủ: “Thần tài hèn chẳng xứng, liều nắm quân quyền mà điều động ba quân, không thể giúp tỏ tường ý pháp, lúc lâm sự thì sợ hãi, đến cả thành Nhai Đình làm trái thánh ý, gây nên tổn thất dù đã cố ngăn chặn, mọi tội trạng đều vì thần không cách gì đảm đương được. Thần không biết nhìn người, xét việc u minh, tứ bề tội trạng xin chỉ để người đầu lĩnh này chịu, đáng lắm đáng lắm. Xin tự giáng xuống 3 cấp để tự răn mình”. Rõ ràng ông ta cũng biết chỉ riêng những lời “không cách gì đảm đương”, “không biết nhìn người” cũng không khác gì những lời chỉ trích của Lý Nghiêm hay thậm chí của Nguỵ Diên, Ngô Nhất. Do vậy một mặt Gia Cát Lượng còn cần một người gánh hộ những thất bại của cuộc Bắc phạt do ông ta chỉ huy lần này để cho mình một cơ hội thoát thân và cơ hội ấy rõ ràng chỉ có thể đến từ Mã Tốc. Vậy là rốt cục hậu quả chỉ có thể là “lôi Tốc ra chém chết trước thiên hạ”, Gia Cát Lượng thì giáng xuống là Tả tướng quân nhưng vẫn như trước “làm việc của thừa tướng, thực quyền vẫn như trước” (11). Mã Tốc làm con dê tế thần, trở thành vật hi sinh cho cuộc đấu tranh quyền lực và chính trị lần này. (Còn nữa) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Cổ Đại ( Nguyên thủy - Thế kỷ V )
Tổng lược về Khổng Minh - Kẻ tiểu nhân cần thiết?
Top