Chia Sẻ Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay- sử 9

Trang Dimple

New member
Xu
38
Giai đoạn thứ 2 của lịch sử thế giới hiện đại (từ 1945 đến nay) diễn ra rất nhiều các sự kiện lịch sử phức tạp. Nhưng chủ yếu nhất là thế giới đã chia thành 2 phe: XHCN và TBCN "đối đầu" nhau nhất là "CT lạnh" tình hình thế giới rất căng thẳng .

Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, xu hướng chung của thế giới là chuyển từ "đối đầu" sang "đối thoại" để thực hiện mục tiêu: Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, tuy nhiên, tình hình thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp...

Lịch Sử 9 -Bài 13 TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY.

I.Những nội dung chính của lich sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay .

1.Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới , do sai lầm và sự chống phá của các thế lực đế quốc phản động nên hệ thống XHCN đã sụp đổ ở Liên Xô và Đông Au .

2 Phong trào giải phóng dân tộc ở Á , Phi, Mỹ La Tinh đã giành thắng lợi lớn đó là sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa và chế độ A pac thai.Các nước đạt thành tựu về kinh tế như Trung Quốc ,An Độ, các nước ASEAN .

3.Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản , Cộng Hòa Liên Bang Đức .

-Mỹ là nước tư bản giàu mạnh nhất , ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới , nhưng thất bại ở Việt Nam .

-Liên kết kinh tế khu vực :EEC-EU; ASEAN

-Mỹ , Nhật Bản và EU là 3 trung tâm kinh tế thế giới .

4. Quan hệ quốc tế :

- Sau 1945 trật tự thế giới hai cực(Trật tự 2 cực Ian ta) do Xô- Mỹ đứng đầu , thế giới chia thành hai phe , đối đầu căng thẳng - “Chiến tranh lạnh”.

- Hai siêu cường tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” 1989.

- Thế giới chuyển sang xu thế hòa hoãn và đối thoại .

5. Cách mạng khoa học -kỹ thuật tiến bộ phi thường , đạt nhiều thành tựu kỳ diệu - tăng trưởng kinh tế .

II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay .

*Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX:

- Chủ nghĩa xã hội thu những thành tựu to lớn về mọi mặt …có tác dụng to lớn vào sự phát triển của cục diện thế giới.

- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi bộ mặt thế giới.

- Chủ nghĩa tư bản có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế , Khoa học- kỹ thuật và mang những đặc điểm mới ..

- Cuộc đấu tranh giai cấp , dân tộc, “hai cực” diễn ra gay gắt .

*Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX đến 1991:

- Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình CNXH chưa đúng đắn ở Liên Xô và Đông Âu.

- Chiến tranh lạnh chấm dút , xu thế đối thoại xuất hiện .

*Từ 1991 đến nay : sau chiến tranh lạnh :

-Sự hình thành trật tự thế giới mới ( đa cực nhiều trung tâm .)

-Xu thế hòa hoãn , thỏa hiệp giữa các nước lớn .

-Các nước điều chỉnh chiến lược trong đó lấy việc phát triển kinh tế làm trọng điểm .

III. Đặc trưng bao trùm của thế giới từ 1945- 1991 :

-Thế giới chia thành hai phe : TBCN và XHCN do 2 siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu , hai siêu cường này đối đầu n hau , căng thẳng và quyết liệt .

-Xu thế ngày nay là :” Hòa bình , ổn định và hợp tác phát triển “ là thời cơ vì mở ra quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc , nhanh chóng đưa đất nước tiến lên kịp với thời đại .

-Tại Việt Nam với đường lối đổi mới , công nghiệp hóa , hiện đại hóa , nhiệm vụ chủ yếu nhất của chúng ta hiện nay là dốc sức vào sản xuất , làm ra nhiều của cải để chiến thắng đói nghèo và lạc hậu , đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân .

* Chủ trương của Đảng :

- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc .

- Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc .

- Tăng cường quốc phòng , an ninh.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa .

- Đối ngoại hòa bình , hữu nghị hợp tác .

Bài viết trên đã khái quát kiến thức Lịch Sử 9 -Bài 13 TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY.Bút nghiên chúc các em học tập tốt.Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé
 
Sửa lần cuối:
Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau những năm 1945 đến nay?

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới và trở thành một lực lượng hung mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế trong nhiều thập niên của nửa thế kỷ XX. Do sai lầm nghiêm trọng và sự chống phá của các thế lực thù địch, chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi, Mĩ La-tinh, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc làm xuất hiện hơn 100 quốc gia độc lập. Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, nhiều nước đạt được thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN…

- Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, mưu đồ làm bá chủ thế giới, nhưng cũng phải chịu những thất bại nặng nề, nhất là trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975). Sau khi khôi phục nền kinh tế, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng về kinh tế (tiêu biểu là Nhật Bản và cộng hòa Liên bang Đức) và ngày càng có xu hướng liên kết khu vực, tiêu biểu là sự ra đời của cộng đồng kinh tế châu Âu. Thế giới hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính là Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.

- Trật tự thế giới hai cực được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. Thế giới chia thành hai phe đối đầu căng thẳng, đỉnh cao là “Chiến tranh lạnh”. Đến năm 1989, Liên Xô và Mĩ tyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật với những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu là nhân tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc ?

Nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc vì:
- Từ sau “Chiến tranh lạnh”, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

- Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại… Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế - xã hội của đất nước phát triển nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu sao với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Vì vậy, mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực thế giới.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay câu hỏi và bài tập sách giáo khoa

trang 53 sgk Lịch Sử 9): Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay?

Trả lời:

  • Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự, trở thành một lực lượng hùng mạnh vẻ chính trị ; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
  • Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi: hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.
  • Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt MI vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.
  • Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" và khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.
  • Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.
Câu 1 (trang 54 sgk Sử 9): Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc”?

Lời giải:

  • Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
  • Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.
  • Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.
  • Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.


Bài tập 1 trang 44 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đặc điểm bao trùm lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến cuối những năm 80 - đầu những năm 90 của thế kỉ XX là

A. thế giới chia thành nhiều phe đối lập nhau

B. thế giới chia thành hai phe TBCN và XHCN do hai cường quốc là Mĩ và Liên Xô đứng đầu

C. thế giới chia thành ba phe TBCN, XHCN và trung lập

D. thế giới không phân chia phe phái, tất cả các nước quan hệ mật thiết với nhau.

Câu 2. Mục tiêu đấu tranh của các lực lượng XHCN và cách mạng là

A. Phát triển kinh tế để trở thành các nước giàu mạnh

B. Tăng cường xây dựng quân đội hùng mạnh để bảo vệ đất nước

C. Hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội

D. Bảo vệ môi trường trong sạch

Câu 3. Ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là:

A. Anh- Pháp –Mĩ

B. Mĩ- EU- Nhật Bản

C. Xin-gapo-Hàn Quốc-Trung Quốc

D. Nga- Nhật Bản-Hàn Quốc

Câu 4. Nhân tố có ý nghĩa quyết định để tăng trưởng kinh tế và nâng cao không ngừng mức sống của con người trong thế kỉ XX là:

A. Tìm ra các vùng đất mới

B. Cách mạng công nghiệp

C. Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại

D. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản

Câu 5. Giai đoạn sau “chiến tranh lạnh” là giai đoạn

A. Từ năm 1945 đến năm 1991

B. Từ năm 1991 đến nay

C. Từ năm 1989 đến nay

D. Từ năm 1954 đến năm 1975

Câu 6. Biểu hiện của sự liên kết kinh tế khu vực trong các nước tư bản là

A. Liên minh kinh tế Hàn Quốc-Nhật Bản

B. Liên minh kinh tế Nhật- Mĩ

C. Liên minh Châu Âu (EU)

D. Liên minh kinh tế các nước Bắc Âu: Na Uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển.

Hướng dẫn làm bài:

1. B 2. C 3. B 4. C 5. B 6. C

Bài tập 2 trang 45 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy điền vào ô trống bên phải của sơ đồ dưới đây nội dung phù hợp để làm rõ tình hình nổi bật của các nước XHCN trong những năm cuối thế kỉ XX.


giai-sbt-su-9-bai-13.jpg




Hướng dẫn làm bài:

Chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu

Bài tập 3 trang 45 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau

1. [ ] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, CNXH từ phạm vi một nước đã trở thành hệ thống thế giới.

2. [ ] Sự tan rã của “trật tự hai cực’’ (1991) được coi như một mốc đánh dấu cho sự phân kì của giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến nay.

3. [ ] Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã vươn lên trở thành nước TBCN giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới và không vấp phải bất kì một thất bại nào.

4. [ ] Một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo chiều hướng trật tự thế giới đa cực với nhiều trung tâm.

5. [ ] Ngày nay, các cường quốc đang ra sức vương lên, cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn để có ưu thế trong trật tự thế giới mới.

6. [ ] Xu hướng chung của thế giới hiện nay là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển. đây là thuận lợi to lớn đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI

Hướng dẫn làm bài:

Đúng 1, 2, 4, 6; Sai 3, 5

Bài tập 5 trang 46 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy trình bày nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?

Hướng dẫn làm bài:

  1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự. trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
  2. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi: hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.
  3. Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt MI vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản. tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.
  4. Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" và khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.
  5. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.
Bài tập 6 trang 46 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Xu thế phát triển của thế giới ngày nay như thế nào và phụ thuộc vào những nhân tố nào?

  • Xu thế phát triển của thế giới:..
  • Nhân tố phụ thuộc:..
Hướng dẫn làm bài:

1. Đặc điểm, xu thế phát triển của trật tự thế giới mới.

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, đang dần hình thành một trật tự thế giới mới:

  • Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều ra ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm … Mĩ cố gắng vươn lên “Trật tự đơn cực”. Trong khi đó, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Trung Quốc cố gắng duy trì “Trật tự đa cực”.
  • Các nước lớn đã điều chỉnh các quan hệ đối với nhau chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp hoặc tạo lập những tập hợp lực lượng riêng… Vai trò của Liên hợp quốc được tăng cường và đề cao trong việc duy trì trật tự, an ninh thế giới…
  • Xu thế đối thoại, hợp tác, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế.
  • Tuy hòa bình là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh nhưng nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột, sự ổn định các quốc gia bị đe dọa bởi nguy cơ li khai, khủng bố …
  • Từ thập kỉ 80 thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ xu thế “toàn cầu hóa” … Đây là xu thế khách quan. Đối với các nước đang phát triển đây vừa là thời cơ vừa là thách thức gây gắt trong sự vươn lên của đất nước.
2. Những nhân tố hình thành trật tự thế giới mới.

  • Thực sự kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc (Mĩ, Nga, Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Đức) trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp (sức mạnh tổng hợp về mọi mặt trong đó kinh tế là sức mạnh trụ cột) tiếp tục phát triển.
  • Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới phụ thuộc:
    • Sự thành công của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước chủ nghĩa xã hội.
    • Sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành được độc lập.
    • Sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
  • Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật sẽ tiếp tục tạo ra những đột phá và biến chuyển trên cụ diện thế giới.
  • Xu thế mới đó đã đặt ra cho tất cả các quốc gia dân tộc trước những thử thách, những thời cơ, những vận hội mới để đưa vận mệnh đất nước mình tiến kịp với thời đại mới. Thời cơ lớn đó là mở rộng quan hệ hữu nghị có thể nhanh chóng đưa vận mệnh đất nước mình tiến lên kịp với thời đại. Song xu thế đó cũng đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trước những thách thức lớn, hoặc là nhanh chóng tiến lên kịp với thời đại, hoặc là sẽ bị tụt hậu hoặc là “hoà đồng”, hoà nhịp được với xu thế phát triển của thời đại hoặc là bị “hoà tan”, đánh mất chính mình, đánh mất cả bản sắc dân tộc của mình.
  • Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11 – 9 – 2001 ở nước Mĩ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.
  • Tuy nhiên sự nghiệp bảo vệ hoà bình mối quan tâm của toàn nhân loại, đang ngày càng phát triển, mặc dù những xung đột vũ trang vẫn xảy ra ở nhiều nơi, song đã xuất hiện những khả năng hiện thực để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mang tính huỷ diệt, nhằm bảo vệ sự sống con người và nền văn minh nhân loại.
 
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay có đáp án

Câu 1. Năm nào đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN thế giới?

a. 1944

b. 1945

c. 1949

d. 1950
Câu 2. Năm nào được xem là "năm châu Phi"?

a. 1945

b. 1955.

c. 1960.

d. 1965.
Câu 3. Địa danh lịch sử nào đánh dấu sự mở đầu việc sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ?

a. An-giê-ri.

b. Điện Biên Phủ.

c. Phôm-pênh (Cam-pu-chia).

d. Viên-Chăn (Lào).
Câu 4. Cuộc cách mạng nào đã đánh đổ chính quyền tay sai của chủ nghĩa thực dân kiểu mới?

a. Trung Quốc (01/10/1949)

b. Cu Ba (10/01/1959)

c. An-giê-ri (18/03/1962).

d. Ấn Độ (26/11/1950).
Câu 5. Cách mạng nước nào được xem là "lá cờ đầu" của Mĩ La tinh?

a. Mê-hi-cô.

b. Vê-nê-duê-la.

c. Cu Ba.

d. Ni-ca-ra-gua.
Câu 6. Chủ nghĩa A-pác-thai bị xoá bỏ tại đâu?

a. Mĩ La-tinh.

b. Nam Phi.

c. Trung Đông.

d. Châu Phi.
Câu 7. Địa danh nào sau đây chưa được xem là trung tâm tài chính của thế giới tư bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?

a. Mĩ

b. Nhật Bản

c. Tây Âu

d. Nam Âu
Câu 8. Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

a. Nhận viện trợ kinh tế và phụ thuộc Mĩ.

b. Tinh thần tự lực, tự cường của mỗi nước.

c. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng,

d. Áp dụng những thành tựu của CM KH-KT.
Câu 9. Tổ chức nào có nhiều tác dụng thúc đẩy sự phát triển và giao lưu kinh tế giữa các quốc gia?

a. Khối EEC

b. Khối ASEAN

c. Khối NATO

d. a, b đúng
Câu 10. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào đi đầu trong việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và bảo vệ hòa bình thế giới?

a. Trung Quốc

b. Liên Xô

c. Việt Nam

d. Cu Ba
Câu 11. Những phong trào quốc tế nào đã có vai trò tích cực trong các mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

a. Phong trào giải phóng dân tộc

b. Phong trào bảo vệ hòa bình thế giới

c. Phong trào không liên kết

d. a, b, c đúng
Câu 12. Cuộc đấu tranh nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có đế quốc Mĩ tham gia trực tiếp?

a. Triều Tiên (1950-1953).

b. Việt Nam (1960-1975).

c. An-giê-ri (1954-1962).

d. Chiến tranh Vùng Vịnh (thập niên 90 của thế kỉ XX).

Câu 13. Quan hệ quốc tế sau 1945 là sự xác lập trật tự thế giới nào?
a. Hai cực

b. Một cực

c. Đa cực

d. a, b đúng
Câu 14. Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay được gọi là thời kì:

a. Sau "Chiến tranh lạnh", một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

b. Một trật tự thế giới hai cực Xô-Mĩ.

c. Một trật tự thế giới đơn cực.

d. a, b đúng
Câu 15. Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển vừa là:

a. Nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước vào thế kỉ XXI.

b. Vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.

c. Trách nhiệm của các nước đang phát triển.

d. Trách nhiệm của các nước phát triển.
ĐÁP ÁN

1.c 2.c 3.b 4.b 5.c 6.b 7.d 8.d 9.d 10.b 11.d 12.c 13.a 14.a 15.b
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top