VPS là gì ?
Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) là phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu. Trong khi trên 1 server chạy Share Host thì có thể có hàng trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng trên server chạy VPS thì con số chỉ bằng 1/10. Do vây, VPS có hiệu năng cao hơn Share Host rất nhiều lần.
Khác với hosting sử dụng phần mềm quản lý (hosting control panel) để khởi tạo và quản lý các gói hosting, VPS được tạo ra nhờ công nghệ ảo hóa. Số lượng VPS luôn thấp hơn nhiều lần so với số lượng hosting nếu cài đặt trên cùng một hệ thống server, do đó tính ổn định và hiệu suất sử dụng tài nguyên của VPS luôn vượt trội so với hosting.
Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng, có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công @hắc local.
Trên 1 server chạy Share Host có nhiều Website chạy chung với nhau, chung tài nguyên server, nếu 1 Website bị tấn công Ddos, botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server, riêng server VPS, một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng.
Ai cần VPS ?
· Nếu bạn đang chạy một doanh nghiệptrực tuyến thành công và đã tìm thấy trang web ban đầu của bạn không phải làphương pháp lưu trữ tiên tiến đủ để theo kịp với đơn đặt hàng của bạn, một máychủ riêng ảo (VPS) có thể được cho bạn.
VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã nguồn nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật...
Các tính năng và lợi ích của VPS?
Toàn quyền quản lý với tính năng như một máy chủ độc lập.
Độ ổn định và bảo mật cao.
Dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không làm gián đoạn dịch vụ.
Quản trị từ xa, cài đặt các phần mềm và ứng dụng theo nhu cầu
Kết nối Internet với 01 IP tĩnh.
Hoạt động hoàn toàn như một server riêng nên sở hữu một phần CPU riêng, dung lượng Ram riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ Ip riêng và hệ điều hành riêng.
Tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu so sánh với việc thuê một Server riêng. Phần lớn các tài khoản lưu trữ dành riêng (khi bạn có một máy chủ vật lý toàn bộ thuê của một công ty hosting) giá khoảng $ 200 một tháng. Chỉ cần bằng cách sử dụng một máy chủ chia sẻ, nhưng giữ cho lợi ích của việc có một máy chuyên dụng, chi phí hàng tháng giảm xuống giữa $ 50 và $ 100 một tháng.
Ngoài việc dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các ứng dụng khác thì có thể cài đặt để thực hiện những nhu cầu riêng như truy cập Web bằng trình duyệt Web trên VPS, download/upload bittorent với tốc độ cao...
Trong trường hợp VPS bị thiếu tài nguyên có thể dễ dàng nâng cấp thêm tài nguyên mà không phải khởi động lại hệ thống.
Có thể cài lại hệ điều hành vời thời gian từ 5-10 phút
So sánh VPS vs Server riêng?
VPS:
* Tính sẵn sàng:
-VPS được khởi tạo và chạy trên 1 máy chủ vật lý
-Vào thời gian cao điểm máy chủ vật lý có thể treo dẫn đến các VPS có thể tạm ngưng hoạt động
* Khả năng mở rộng:
-Các tài nguyên được ảo hóa và cung cấp cho người dùng VPS
-Không thể nâng cấp tài nguyên lớn vì server vật lý sẽ không đủ tài nguyên cung cấp
* Chi phí:
-Bạn phải chi trả số tiền theo cấu hình Vps của bạn đã mua
-Việc sử dụng chung Server vật lý khiến VPS của bạn bị phụ thuộc
SERVER RIÊNG:
* Tính sẵn sàng:
-Tất cả data sẽ được lưu trữ trên máy vật lý (Rủi ro cao)
-Chỉ cần 1 HDD bị hỏng có thể toàn bộ data của bạn sẽ mất
-Việc triển khai backup tốn nhiều chi phí
* Khả năng mở rộng:
-Nâng cấp phức tạp vì phải mua thiết bị phần cứng chuyên dụng
-Thời gian downtime Server cao khi nâng cấp
-Chi phí phần cứng cao
* Chi phí:
-Trả chi phí cho toàn bộ máy chủ vật lý
-Để duy trì Server bạn cần trả các khoản chi phí điện, hệ thống mạng, chi phí bảo trì Server
Phân biệt và lựa chọn VPS?
Khi bạn xác định sẽ sử dụng VPS thay vì Shared Hosting, bạn tìm kiếm trên Internet và bắt đầu nhận ra rằng, có rất nhiều loại VPS khác nhau: Windows VPS, Linux VPS, OpenVZ VPS, Xen VPS, VMWareVPS… bạn hoang mang không biết chúng khác gì nhau, cái nào có ưu điểm gì, nhược điểm gì, nên chọn cái nào để phù hợp với nhu cầu của bạn? Thông qua bài viết này, hostnaotot.com mong muốn trả lời cơ bản những thắc mắc đó của bạn, nếu có gì sai sót, các bạn cứ góp ý nhé.
Các thông tin phân loại trên: OpenVZ, Xen hay VMWare thực chất là công nghệ ảo hóa (Virtual Platform) mà nhà cung cấp dịch vụ VPS sử dụng để phân chia 1 máy chủ vật lý thành các máy chủ ảo khác nhau, mỗi công nghệ có ưu nhược điểm riêng như sau:
OpenVZ VPS
OpenVZ (Open Virtuozzo) là một hệ thống cấp công nghệ ảo hóa hoạt động dựa trên nhân Linux và hệ điều hành. OpenVZ cho phép một máy chủ vật lý để chạy nhiều trường hợp hệ điều hành riêng biệt, được gọi là container, máy chủ riêng ảo (VPSS), hoặc môi trường ảo (VES).
OpenVZ không thực sự ảo hóa, nó sử dụng chung 1 nhân Linux đã được sửa đổi và do đó chỉ có thể chạy duy nhất hệ điều hành Linux, như vậy tất cả các máy chủ ảo VPS cũng chỉ có thể chạy được Linux với chung 1 công nghệ và phiên bản Kenel. Tuy nhiên, do không có nhân riêng nên nó rất nhanh và hiệu quả, nhưng đó cũng chính là nhược điểm của nó khi tất cả các máy chủ phải sử dụng chung 1 nhân duy nhất.
Nhược điểm nữa của OpenVZ là việc cấp phát bộ nhớ không được tách biệt, nghĩa là bộ nhớ được cấp phát cho 1 máy chủ VPS này lại có thể bị sử dụng bởi VPS khác trong trường hợp VPS kia yêu cầu. Nó cũng sử dụng hệ thống file dùng chung, vì thế mối VPS thực chất chỉ là 1 Thư mục được change root. Phiên bản mới của OpenVZ cho phép mỗi VPS có thể có hệ thống file system riêng của chính nó. Với việc “ảo hóa” thư mục thành VPS như vậy, có thể copy 1 VPS bằng cách copy thư mục, rồi thay đổi cấu hình phù hợp và start nó lên như 1 VPS mới.
XEN VPS
XEN là công nghệ ảo hóa thực sự cho phép chạy cùng lúc nhiều máy chủ ảo VPS trên 1 máy chủ vật lý.
Công nghệ ảo hóa XEN cho phép mỗi máy chủ ảo chạy nhân riêng của nó, do đó VPS có thể cài được cả Linux hay Windows Operating system, mỗi VPS có hệ thống File System riêng và hoạt động như 1 máy chủ vật lý độc lập.
Tài nguyên cung cấp cho máy chủ VPS XEN cũng độc lập, nghĩa là mỗi máy chủ XEN được cấp 1 lượng RAM, CPU và Disk riêng, nó đảm bảo rằng máy chủ VPS của bạn sẽ được cung cấp đủ tài nguyên như lúc đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ.
Do công nghệ XEN yêu cầu tài nguyên vật lý đầy đủ cho mỗi VPS, do đó nhà cung cấp dịch vụ cũng phải tăng cường tài nguyên vật lý trên máy chủ thật, dẫn đến máy chủ VPS sử dụng công nghệ XEN thường có giá đắt hơn công nghệ OpenVZ
VMWare VPS
Công nghệ ảo hóa VMWare do công ty VMWare phát triển, nó hỗ trợ ảo hóa từ mức phần cứng. Công nghệ này thường áp dụng cho các công ty lớn như ngân hàng, và ít được sử dụng cho các VPS thương mại bán trên thị trường
Unmanaged và Managed VPS?
Nếu bạn có ý định mua hosting từ cấp độ VPS trở lên, hẳn nhiên bạn sẽ dễ bắt gặp khái niệm Unmanaged/Managed cho VPS, Dedicated Server. Vậy nó có nghĩa là gì?Nó cơ bản sẽ như bạn nghĩ, tức là “có quản lý” và “không có quản lý”. Nói thế thì chung chung quá, cụ thể hơn, đó chính là hình thức giao quyền quản lý của dịch vụ lưu trữ.
* Managed VPS, Dedicated Server
Các gói VPS hay server sẽ do cả bạn và nhà cung cấp dịch vụ quản lý. Tức là, với những vấn đề quá khó mà bạn không can thiệp, nhà cung cấp dịch vụ sẽ đứng ra giải quyết
Nếu bạn đã mua Managed Product, bạn sẽ được nhà cung cấp hỗ trợ nhiều hơn: cài đặt các bản vá, nâng cấp hệ điều hành, các phần mềm quản trị cơ bản hay của bên thứ 3 (3rd party). Nhưng không hẳn đổ lỗi cho giá tiền thì nên sử dụng Unmanaged. Bởi Managed, đối với nhiều người có kinh nghiệm, cũng không hẳn đã hơn Unmanaged. Nếu bạn đã biết kha khá về VPS, bạn sẽ nhận ra nhiều nhân viên hỗ trợ kĩ thuật cũng sẽ chỉ làm như những gì bạn tìm được trong đống tài liệu Google cung cấp. Những dấu vết của các bước được tiến hành như thế nào hiện rõ ra ngay sau khi bạn kiểm tra, và nó làm bạn băn khoăn: tại sao mình không tự làm tất cả thay vì ngồi viết ticket và chờ đợi.
* Unmanaged VPS, Dedicated Server
Các gói dịch vụ dạng này sẽ hạn chế mức độ quản trị từ phía nhà cung cấp. Khách hàng tự quản lý, và chỉ khi nào cần thiết mới có sự can thiệp từ nhà cung cấp ở mức độ quản trị.
Sở hữu một Unmanaged Product thường có giá thấp hơn, bởi nhà cung cấp không phải bỏ thêm chi phí và nhân công cho việc support khách hàng. Tuy vậy, nó đồng nghĩa với khá nhiều rủi ro cho khách hàng. Nếu bạn bắt đầu từ hosting và nay sử dụng VPS, bạn sẽ tập làm quen với nhiều thao tác quản trị hơn. Unix VPS thường phức tạp và đòi hỏi dòng lệnh nhiều hơn, mặc dù nhiều nhà cung cấp VPS cũng cho phép thao tác qua webased control.Và những lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng VPS thường khiến những người mới động chạm vào VPS bối rối, đặc biệt là những lỗi phát sinh do CPU quá tải, bị treo hay thiếu các tính năng quản trị cần thiết.
QUẢN LÝ VPS HIỆU QUẢ
A. Kiểm tra lưu lượng băng thông của VPS
Có nhiều cách kiểm tra băng thông bạn đã sử dụng, với các Control Panel có sẵn thì lưu lượng băng thông tính có thể không chính xác vì không theo dõi được hết lưu lượng trên các port, thông tin hướng dẫn dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một số cách kiểm tra chính xác nhất:
1. Cách đơn giản nhất là sử dụng lệnh ifconfig trong SSH.
Khi sử dụng lệnh ifconfig bạn sẽ được những thông số Rx bytes và Tx bytes, trong đó Rx là lượng băng thông vào và Tx là lượng băng thông ra. Lấy tổng số sẽ nhận được tổng lượng băng thông đã sử dụng.
2. Sử dụng chương trình thống kê vnstat (Google ^^)
B. Hướng dẫn xem các thông tin của VPS (VD: IP VPS bạn cần thuê là 1.2.3.4)
1. Ping
Từ máy bạn: trong cmd gõ: ping 1.2.3.4 -t
Máy bạn sẽ kiểm tra kết nối đến VPS xem đường truyền đến VPS có đảm bảo việc kết nối. Với một kết nối mạng bình thường thì ping sẽ vào khoảng 70 ~ 90 ms
2. Check hệ thống VPS
a. Kiểm tra lượng CPU:
Sử dụng lệnh: cat /proc/cpuinfo
Dòng "processor" sẽ cho biết lượng nhân (core) bạn có, nhân thứ nhất bắt đầu từ con số 0. Như vậy nếu bạn được cấp 1 nhân thì bạn sẽ thấy 1 lần xuất hiện bảng tin CPU và dòng processor có số là 0, nếu bạn được cấp 2 nhân thì bạn sẽ nhìn thấy 2 lần xuất hiện bản tin CPU, lần thứ nhất dòng processor là 0, lần thứ 2 dòng processor là 1.
Dòng "model name" sẽ cho biết CPU bạn đang sử dụng.
Dòng "cpu MHz" sẽ cho biết lượng Mhz trên core đó.
AppVZ thiết kế lượng CPU cấp cho VPS để ở mức lớn gấp đôi so với mức đăng kí của VPS bạn. VD nếu bạn sử dụng gói VPS-1 có 25% Core (~ 666Mhz) thì bạn sẽ thấy được cấp tới 1.33Mhz, gói VPS-2 có 50% Core (~ 1.33Ghz) thì bạn sẽ thấy là 2.66Ghz. Và từ gói VPS-3 bạn sẽ thấy có 2 Core.
Mục đích của việc thiết kế này là để giúp bạn có thể tận dụng được tối đa lượng CPU trên server tránh lãng phí không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục sử dụng vượt mức CPU thì chúng tôi có thể sẽ tiến hành giới hạn lượng CPU trở về đúng mức bạn đăng kí. Chúng tôi khuyến cáo trường hợp này bạn nên nâng cấp gói VPS cao hơn vì CPU quyết định lớn vào khả năng xử lý dữ liệu của VPS.
b. Kiểm tra lượng RAM
Sử dụng lệnh: free -m
Cột "Total" sẽ cho bạn biết tổng lượng RAM bạn có (bao gồm cả phần RAM phụ), VD nếu bạn sử dụng gói 512MB RAM thực và Burst lên 768MB thì bạn sẽ thấy lượng RAM tổng là 768
Cột used sẽ cho biết lượng RAM bạn đã sử dụng và cột free cho biết lượng RAM còn lại.
VPS đang hoạt động tốt là mức RAM tiêu hao đạt từ 1/2 đến 2/3 lượng RAM thực. Nếu lượng RAM bị sử dụng trên 3/4 và có thể đạt mức hết RAM, chúng tôi khuyến cáo trường hợp này bạn cũng nên nâng cấp gói VPS vì RAM quyết định khả năng duy trì hoạt động, nếu lượng RAM bị hết sẽ gây ra tình trạng overload VPS.
c. Kiểm tra uptime
Là thời gian máy chủ hoạt động liên tục, bạn kiểm tra thời gian VPS từ lúc được giao đến lúc kiểm tra mà lớn hơn uptime thì bạn nên báo lại để kiểm tra
Sử dụng lệnh: # uptime
d. Kiểm tra tốc độ ghi ổ cứng:
Sử dụng lệnh: # dd if=/dev/zero of=1GB.tmp bs=1024 count=1M conv=fdatasync
Kết quả báo về sẽ cho biết thời gian copy 1G dữ liệu vào ổ cứng trong bao lâu và tốc độ cóp ( >50Mb/s là tốt, >100Mb/s là rất tốt còn dưới <50MB/s bạn có thể tìm nhà cung cấp khác)
e. Kiểm tra dung lượng ổ cứng:
Sử dụng lệnh: # df -h
C. Lựa chọn Control Pannel
a. Directadmin:
Loại CP: Trả phí, có 2 hình thức là trả phí hàng tháng và trả phí Lifetime. Nếu bạn muốn sử dụng DirectAdmin lâu dài hãy lựa chọn Lifetime.
Sau khi cài đặt, chương trình sẽ sử dụng một lượng Ram là: 170-180Mb
DirectAdmin có hệ thống nâng cấp CP và các ứng dụng (Apache, mail...) tách biệt với nhau nên có thể nâng cấp và cài đặt thêm chương trình một dễ dàng mà không sợ phát sinh lỗi. VD như Firewall, Antivirus...
Giao diện nhẹ, cấu hình và quản lý Webserver, mail... dễ dàng
Mức độ bảo mật: tốt, phù hợp sử dụng làm chia sẻ cho nhiều Website, ít khi bị lỗi, hoặc nếu có lỗi sẽ được vá rất nhanh.
Backup trên DirectAdmin
DirectAdmin hỗ trợ 2 cấp độ AutoBackup là Admin và Reseller. Để backup ở cấp độ admin bạn đăng nhập, ởAdmin Level, chọn Admin Backup/Transfer, sau khi backup xong bản backup sẽ được lưu tại/home/admin/user_backups/. Để backup ở cấp độ Reseller, bạn đăng nhập ở Reseller Level, chọn Manage User Backups, sau khi backup xong, bản backup sẽ được lưu tại /home/admin/user_backups/.
Bước 1 (Step 1): Bạn có thể chọn All Users để backup toàn bộ user hoặc chọn riêng từng user.
Bước 2 (Step 2): Chọn Now nếu muốn backup ngay lập tức, chọn Cron Schedule nếu muốn auto-backup vào những thời gian định sẵn.
VD về cách đặt: Minute: 0, Hour: 5, Day of Month: *, Month: * Day of Week: 0 tức sẽ tự động backup vào 5 giờ sáng ngày chủ nhật, không phân biệt ngày hay tháng mấy.
Bước 3 (Step 3): Chọn vị tí bản backup được lưu, Local tức bản backup được lưu tại máy. Nếu bạn có remote backup, có thể chọn FTP và điền các thông tin IP, Username, password của account FTP backup của bạn.
Bước 4 (Step 4): Thực hiện bấm Submit, nếu bạn chọn backup ngay lập tức thì bạn sẽ chờ một lúc để quá trình backup hoàn thành sẽ có Message System thông báo cho bạn. Nếu bạn chọn auto-backup sau mỗi lần backup hoàn thành sẽ có Message System thông báo cho bạn.
b. Kloxo phiên bản Apache:
Loại CP: miễn phí với 40 tên miền đầu tiên và trả phí với không giới hạn tên miền
Sau khi cài đặt, chương trình sẽ sử dụng một lượng Ram là: 240-250Mb
Kloxo phiên bản này sử dụng Webserver là Apache (đã cài đặt nhiều module), Kloxo quản lý toàn bộ chương trình trên VPS, do vậy khó nâng cấp hay cài đặt thêm hay hiệu chỉnh. Hơn nữa, do tích hợp nhiều chương trình có thể không cần thiết với bạn khiến cho hệ thông phải tiêu hao thêm lượng tài nguyên.
Một số chương trình cài đặt thêm có thể xung đột với chương trình sẵn có của Kloxo khiến hệ thống hoạt động ngừng trệ.
Giao diện hơi nặng, tuy nhiên có thể điều chỉnh để giảm bớt hiệu ứng, có tích hợp nhiều công cụ cấu hình dịch vụ.
Mức độ bảo mật: thấp, không thích hợp lắm với việc chia sẻ nhiều website cho nhiều người khác nhau.
c. Kloxo phiên bản Lighttpd:
Loại CP: giống như bản Apache cũng miễn phí với 40 tên miền đầu tiên và trả phí với không giới hạn tên miền
Sau khi cài đặt, chương trình sẽ sử dụng một lượng Ram là: 50-60Mb
Kloxo phiên bản này sử dụng Webserver là Lighttp, Kloxo cũng quản lý toàn bộ chương trình trên VPS, do vậy khó nâng cấp hay cài đặt thêm, mà phụ thuộc vào nhà cung cấp. Nhưng đổi lại, phiên bản này tiêu hao rất ít tài nguyên.
Các module không được hỗ trợ nhiều như Apache.
Giao diện tương tự bản Kloxo Apache.
Mức độ bảo mật: thấp, không thích hợp lắm với việc chia sẻ nhiều website cho nhiều người khác nhau.
Backup trên Kloxo
Đăng nhập Kloxo, chọn Backup Home để cài đặt chế độ backup cho bạn.
Nếu bạn muốn backup toàn bộ dữ liệu ngay lập tức bạn điền tên cho bản backup tại Backup File Initial String, sau đó nhấn nút Backup Now.
FTP Configuration: Nếu bạn muốn upload bản backup lên một Remote backup bạn hãy điền đủ các thông tin account FTP của bạn. Sau đó tích vào nút Upload Files To Remote Server, như vậy sau mỗi lần backup, bản backup đó sẽ được tự động upload lên Remote backup của bạn.
Schedule Configuration: Tại đây bạn có thể đặt chế độ backup tự động, bạn có thể chọn daily để backup hàng ngày hoặc weekly để backup hàng tuần. Nhập số bản backup gần nhất bạn muốn lưu ở Keep This Many Backups On The Server.
D. Các lệnh
1. Lệnh liên quan đến hệ thống
exit: thoát khỏi cửa sổ dòng lệnh.
logout: tương tự exit.
reboot: khởi động lại hệ thống.
halt: tắt máy.
startx: khởi động chế độ xwindows từ cửa sổ terminal.
mount: gắn hệ thống tập tin từ một thiết bị lưu trữ vào cây thư mục chính.
unmount: ngược với lệnh mount.
/usr/bin/system-config-securitylevel-tui: Cấu hình tường lửa và SELinux
2. Lệnh xem thông tin
cat /proc/cpuinfo: Tìm chi tiết kỹ thuật của CPU
cat /proc/meminfo: Bộ nhớ và trang đổi thông tin
lspci: Xem thông tin mainboard
uname -r: Xem hạt nhân phiên bản
gcc -v: Compiler phiên bản nào tôi đã cài đặt.
/sbin/ifconfig: Xem các địa chỉ IP của bạn.
netstat: xem tất cả các kết nối.
lsmod: Những gì được nạp module hạt nhân
last: xem những ai đã login vào hệ thống
df: Xem dung lượng ổ đĩa cứng
free -m: xem dung lượng sử dụng bộ nhớ
netstat -an |grep :80 |wc -l: xem có bao nhiêu kết nối đến cổng 80
3. Lệnh thao tác trên tập tin
ls: lấy danh sách tất cả các file và thư mục trong thư mục hiện hành.
pwd: xuất đường dẫn của thư mục làm việc.
cd: thay đổi thư mục làm việc đến một thư mục mới.
mkdir: tạo thư mục mới.
rmdir: xoá thư mục rỗng.
cp: copy một hay nhiều tập tin đến thư mục mới.
mv: đổi tên hay di chuyển tập tin, thư mục.
rm: xóa tập tin.
wc: đếm số dòng, số kí tự... trong tập tin.
touch: tạo một tập tin.
cat: xem nội dung tập tin.
vi: khởi động trình soạn thảo văn bản vi.
df: kiểm tra dung lượng đĩa.
du: xem dung lượng đĩa đã dùng cho một số tập tin nhất định
tar -cvzpf archive.tgz /home/example/public_html/folder: nén một thư mục
tar -tzf backup.tar.gz: liệt kê file nén gz
tar -xvf archive.tar: giải nén một file tar
unzip file.zip: giải nén file .zip
wget: download một file.
chown user:user folder/ -R: Đổi owner cho toàn bộ thư mục vào file.
tail 100 log.log: Xem 100 dòng cuối cùng của file log.log.
4. Lệnh khi làm việc trên terminal
clear: xoá trắng cửa sổ dòng lệnh.
date: xem ngày, giờ hệ thống.
find /usr/share/zoneinfo/ | grep -i pst: xem các múi giờ.
ln -f -s /usr/share/zoneinfo/Asia/Ho_Chi_Minh /etc/localtime: Đổi múi giờ máy chủ về múi giờ Việt Nam
date -s "1 Oct 200 9 18:00:00": Chỉnh giờ
cal: xem lịch hệ thống.
5. Lệnh quản lí hệ thống
rpm: kiểm tra gói đã cài đặt hay chưa, hoặc cài đặt một gói, hoặc sử dụng để gỡ bỏ một gói.
ps: kiểm tra hệ thống tiến trình đang chạy.
kill: dừng tiến trình khi tiến trình bị treo. Chỉ có người dùng super-user mới có thể dừng tất cả các tiến trình còn người dùng bình thường chỉ có thể dừng tiến trình mà mình tạo ra.
top: hiển thị sự hoạt động của các tiến trình, đặc biệt là thông tin về tài nguyên hệ thống và việc sử dụng các tài nguyên đó của từng tiến trình.
pstree: hiển thị tất cả các tiến trình dưới dạng cây.
sleep: cho hệ thống ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian.
useradd: tạo một người dùng mới.
groupadd: tạo một nhóm người dùng mới.
passwd: thay đổi password cho người dùng.
userdel: xoá người dùng đã tạo.
groupdel: xoá nhóm người dùng đã tạo.
gpasswd: thay đổi password của một nhóm người dùng.
su: cho phép đăng nhập với tư cách người dùng khác.
groups: hiển thị nhóm của user hiện tại.
who: cho biết ai đang đăng nhập hệ thống.
w: tương tự như lệnh who.
man: xem hướng dẫn về dòng lệnh như cú pháp, các tham số...
Lưu ý: hệ điều hành Linux phân biệt chữ hoa và chữ thường.
(Còn tiếp)
Tenten.vn (đại lý duy nhất tại Việt Nam của Onamae.com-GMO Internet Inc, nhà đăng ký tên miền số 1 Nhật Bản và hàng đầu thế giới ) cung cấp các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực tên miền, hosting,VPS, email server, và thiết kế website.
Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) là phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu. Trong khi trên 1 server chạy Share Host thì có thể có hàng trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng trên server chạy VPS thì con số chỉ bằng 1/10. Do vây, VPS có hiệu năng cao hơn Share Host rất nhiều lần.
Khác với hosting sử dụng phần mềm quản lý (hosting control panel) để khởi tạo và quản lý các gói hosting, VPS được tạo ra nhờ công nghệ ảo hóa. Số lượng VPS luôn thấp hơn nhiều lần so với số lượng hosting nếu cài đặt trên cùng một hệ thống server, do đó tính ổn định và hiệu suất sử dụng tài nguyên của VPS luôn vượt trội so với hosting.
Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng, có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công @hắc local.
Trên 1 server chạy Share Host có nhiều Website chạy chung với nhau, chung tài nguyên server, nếu 1 Website bị tấn công Ddos, botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server, riêng server VPS, một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng.
Ai cần VPS ?
· Nếu bạn đang chạy một doanh nghiệptrực tuyến thành công và đã tìm thấy trang web ban đầu của bạn không phải làphương pháp lưu trữ tiên tiến đủ để theo kịp với đơn đặt hàng của bạn, một máychủ riêng ảo (VPS) có thể được cho bạn.
VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã nguồn nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật...
Các tính năng và lợi ích của VPS?
Toàn quyền quản lý với tính năng như một máy chủ độc lập.
Độ ổn định và bảo mật cao.
Dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không làm gián đoạn dịch vụ.
Quản trị từ xa, cài đặt các phần mềm và ứng dụng theo nhu cầu
Kết nối Internet với 01 IP tĩnh.
Hoạt động hoàn toàn như một server riêng nên sở hữu một phần CPU riêng, dung lượng Ram riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ Ip riêng và hệ điều hành riêng.
Tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu so sánh với việc thuê một Server riêng. Phần lớn các tài khoản lưu trữ dành riêng (khi bạn có một máy chủ vật lý toàn bộ thuê của một công ty hosting) giá khoảng $ 200 một tháng. Chỉ cần bằng cách sử dụng một máy chủ chia sẻ, nhưng giữ cho lợi ích của việc có một máy chuyên dụng, chi phí hàng tháng giảm xuống giữa $ 50 và $ 100 một tháng.
Ngoài việc dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các ứng dụng khác thì có thể cài đặt để thực hiện những nhu cầu riêng như truy cập Web bằng trình duyệt Web trên VPS, download/upload bittorent với tốc độ cao...
Trong trường hợp VPS bị thiếu tài nguyên có thể dễ dàng nâng cấp thêm tài nguyên mà không phải khởi động lại hệ thống.
Có thể cài lại hệ điều hành vời thời gian từ 5-10 phút
So sánh VPS vs Server riêng?
VPS:
* Tính sẵn sàng:
-VPS được khởi tạo và chạy trên 1 máy chủ vật lý
-Vào thời gian cao điểm máy chủ vật lý có thể treo dẫn đến các VPS có thể tạm ngưng hoạt động
* Khả năng mở rộng:
-Các tài nguyên được ảo hóa và cung cấp cho người dùng VPS
-Không thể nâng cấp tài nguyên lớn vì server vật lý sẽ không đủ tài nguyên cung cấp
* Chi phí:
-Bạn phải chi trả số tiền theo cấu hình Vps của bạn đã mua
-Việc sử dụng chung Server vật lý khiến VPS của bạn bị phụ thuộc
SERVER RIÊNG:
* Tính sẵn sàng:
-Tất cả data sẽ được lưu trữ trên máy vật lý (Rủi ro cao)
-Chỉ cần 1 HDD bị hỏng có thể toàn bộ data của bạn sẽ mất
-Việc triển khai backup tốn nhiều chi phí
* Khả năng mở rộng:
-Nâng cấp phức tạp vì phải mua thiết bị phần cứng chuyên dụng
-Thời gian downtime Server cao khi nâng cấp
-Chi phí phần cứng cao
* Chi phí:
-Trả chi phí cho toàn bộ máy chủ vật lý
-Để duy trì Server bạn cần trả các khoản chi phí điện, hệ thống mạng, chi phí bảo trì Server
Phân biệt và lựa chọn VPS?
Khi bạn xác định sẽ sử dụng VPS thay vì Shared Hosting, bạn tìm kiếm trên Internet và bắt đầu nhận ra rằng, có rất nhiều loại VPS khác nhau: Windows VPS, Linux VPS, OpenVZ VPS, Xen VPS, VMWareVPS… bạn hoang mang không biết chúng khác gì nhau, cái nào có ưu điểm gì, nhược điểm gì, nên chọn cái nào để phù hợp với nhu cầu của bạn? Thông qua bài viết này, hostnaotot.com mong muốn trả lời cơ bản những thắc mắc đó của bạn, nếu có gì sai sót, các bạn cứ góp ý nhé.
Các thông tin phân loại trên: OpenVZ, Xen hay VMWare thực chất là công nghệ ảo hóa (Virtual Platform) mà nhà cung cấp dịch vụ VPS sử dụng để phân chia 1 máy chủ vật lý thành các máy chủ ảo khác nhau, mỗi công nghệ có ưu nhược điểm riêng như sau:
OpenVZ VPS
OpenVZ (Open Virtuozzo) là một hệ thống cấp công nghệ ảo hóa hoạt động dựa trên nhân Linux và hệ điều hành. OpenVZ cho phép một máy chủ vật lý để chạy nhiều trường hợp hệ điều hành riêng biệt, được gọi là container, máy chủ riêng ảo (VPSS), hoặc môi trường ảo (VES).
OpenVZ không thực sự ảo hóa, nó sử dụng chung 1 nhân Linux đã được sửa đổi và do đó chỉ có thể chạy duy nhất hệ điều hành Linux, như vậy tất cả các máy chủ ảo VPS cũng chỉ có thể chạy được Linux với chung 1 công nghệ và phiên bản Kenel. Tuy nhiên, do không có nhân riêng nên nó rất nhanh và hiệu quả, nhưng đó cũng chính là nhược điểm của nó khi tất cả các máy chủ phải sử dụng chung 1 nhân duy nhất.
Nhược điểm nữa của OpenVZ là việc cấp phát bộ nhớ không được tách biệt, nghĩa là bộ nhớ được cấp phát cho 1 máy chủ VPS này lại có thể bị sử dụng bởi VPS khác trong trường hợp VPS kia yêu cầu. Nó cũng sử dụng hệ thống file dùng chung, vì thế mối VPS thực chất chỉ là 1 Thư mục được change root. Phiên bản mới của OpenVZ cho phép mỗi VPS có thể có hệ thống file system riêng của chính nó. Với việc “ảo hóa” thư mục thành VPS như vậy, có thể copy 1 VPS bằng cách copy thư mục, rồi thay đổi cấu hình phù hợp và start nó lên như 1 VPS mới.
XEN VPS
XEN là công nghệ ảo hóa thực sự cho phép chạy cùng lúc nhiều máy chủ ảo VPS trên 1 máy chủ vật lý.
Công nghệ ảo hóa XEN cho phép mỗi máy chủ ảo chạy nhân riêng của nó, do đó VPS có thể cài được cả Linux hay Windows Operating system, mỗi VPS có hệ thống File System riêng và hoạt động như 1 máy chủ vật lý độc lập.
Tài nguyên cung cấp cho máy chủ VPS XEN cũng độc lập, nghĩa là mỗi máy chủ XEN được cấp 1 lượng RAM, CPU và Disk riêng, nó đảm bảo rằng máy chủ VPS của bạn sẽ được cung cấp đủ tài nguyên như lúc đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ.
Do công nghệ XEN yêu cầu tài nguyên vật lý đầy đủ cho mỗi VPS, do đó nhà cung cấp dịch vụ cũng phải tăng cường tài nguyên vật lý trên máy chủ thật, dẫn đến máy chủ VPS sử dụng công nghệ XEN thường có giá đắt hơn công nghệ OpenVZ
VMWare VPS
Công nghệ ảo hóa VMWare do công ty VMWare phát triển, nó hỗ trợ ảo hóa từ mức phần cứng. Công nghệ này thường áp dụng cho các công ty lớn như ngân hàng, và ít được sử dụng cho các VPS thương mại bán trên thị trường
Unmanaged và Managed VPS?
Nếu bạn có ý định mua hosting từ cấp độ VPS trở lên, hẳn nhiên bạn sẽ dễ bắt gặp khái niệm Unmanaged/Managed cho VPS, Dedicated Server. Vậy nó có nghĩa là gì?Nó cơ bản sẽ như bạn nghĩ, tức là “có quản lý” và “không có quản lý”. Nói thế thì chung chung quá, cụ thể hơn, đó chính là hình thức giao quyền quản lý của dịch vụ lưu trữ.
* Managed VPS, Dedicated Server
Các gói VPS hay server sẽ do cả bạn và nhà cung cấp dịch vụ quản lý. Tức là, với những vấn đề quá khó mà bạn không can thiệp, nhà cung cấp dịch vụ sẽ đứng ra giải quyết
Nếu bạn đã mua Managed Product, bạn sẽ được nhà cung cấp hỗ trợ nhiều hơn: cài đặt các bản vá, nâng cấp hệ điều hành, các phần mềm quản trị cơ bản hay của bên thứ 3 (3rd party). Nhưng không hẳn đổ lỗi cho giá tiền thì nên sử dụng Unmanaged. Bởi Managed, đối với nhiều người có kinh nghiệm, cũng không hẳn đã hơn Unmanaged. Nếu bạn đã biết kha khá về VPS, bạn sẽ nhận ra nhiều nhân viên hỗ trợ kĩ thuật cũng sẽ chỉ làm như những gì bạn tìm được trong đống tài liệu Google cung cấp. Những dấu vết của các bước được tiến hành như thế nào hiện rõ ra ngay sau khi bạn kiểm tra, và nó làm bạn băn khoăn: tại sao mình không tự làm tất cả thay vì ngồi viết ticket và chờ đợi.
* Unmanaged VPS, Dedicated Server
Các gói dịch vụ dạng này sẽ hạn chế mức độ quản trị từ phía nhà cung cấp. Khách hàng tự quản lý, và chỉ khi nào cần thiết mới có sự can thiệp từ nhà cung cấp ở mức độ quản trị.
Sở hữu một Unmanaged Product thường có giá thấp hơn, bởi nhà cung cấp không phải bỏ thêm chi phí và nhân công cho việc support khách hàng. Tuy vậy, nó đồng nghĩa với khá nhiều rủi ro cho khách hàng. Nếu bạn bắt đầu từ hosting và nay sử dụng VPS, bạn sẽ tập làm quen với nhiều thao tác quản trị hơn. Unix VPS thường phức tạp và đòi hỏi dòng lệnh nhiều hơn, mặc dù nhiều nhà cung cấp VPS cũng cho phép thao tác qua webased control.Và những lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng VPS thường khiến những người mới động chạm vào VPS bối rối, đặc biệt là những lỗi phát sinh do CPU quá tải, bị treo hay thiếu các tính năng quản trị cần thiết.
QUẢN LÝ VPS HIỆU QUẢ
A. Kiểm tra lưu lượng băng thông của VPS
Có nhiều cách kiểm tra băng thông bạn đã sử dụng, với các Control Panel có sẵn thì lưu lượng băng thông tính có thể không chính xác vì không theo dõi được hết lưu lượng trên các port, thông tin hướng dẫn dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một số cách kiểm tra chính xác nhất:
1. Cách đơn giản nhất là sử dụng lệnh ifconfig trong SSH.
Khi sử dụng lệnh ifconfig bạn sẽ được những thông số Rx bytes và Tx bytes, trong đó Rx là lượng băng thông vào và Tx là lượng băng thông ra. Lấy tổng số sẽ nhận được tổng lượng băng thông đã sử dụng.
2. Sử dụng chương trình thống kê vnstat (Google ^^)
B. Hướng dẫn xem các thông tin của VPS (VD: IP VPS bạn cần thuê là 1.2.3.4)
1. Ping
Từ máy bạn: trong cmd gõ: ping 1.2.3.4 -t
Máy bạn sẽ kiểm tra kết nối đến VPS xem đường truyền đến VPS có đảm bảo việc kết nối. Với một kết nối mạng bình thường thì ping sẽ vào khoảng 70 ~ 90 ms
2. Check hệ thống VPS
a. Kiểm tra lượng CPU:
Sử dụng lệnh: cat /proc/cpuinfo
Dòng "processor" sẽ cho biết lượng nhân (core) bạn có, nhân thứ nhất bắt đầu từ con số 0. Như vậy nếu bạn được cấp 1 nhân thì bạn sẽ thấy 1 lần xuất hiện bảng tin CPU và dòng processor có số là 0, nếu bạn được cấp 2 nhân thì bạn sẽ nhìn thấy 2 lần xuất hiện bản tin CPU, lần thứ nhất dòng processor là 0, lần thứ 2 dòng processor là 1.
Dòng "model name" sẽ cho biết CPU bạn đang sử dụng.
Dòng "cpu MHz" sẽ cho biết lượng Mhz trên core đó.
AppVZ thiết kế lượng CPU cấp cho VPS để ở mức lớn gấp đôi so với mức đăng kí của VPS bạn. VD nếu bạn sử dụng gói VPS-1 có 25% Core (~ 666Mhz) thì bạn sẽ thấy được cấp tới 1.33Mhz, gói VPS-2 có 50% Core (~ 1.33Ghz) thì bạn sẽ thấy là 2.66Ghz. Và từ gói VPS-3 bạn sẽ thấy có 2 Core.
Mục đích của việc thiết kế này là để giúp bạn có thể tận dụng được tối đa lượng CPU trên server tránh lãng phí không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục sử dụng vượt mức CPU thì chúng tôi có thể sẽ tiến hành giới hạn lượng CPU trở về đúng mức bạn đăng kí. Chúng tôi khuyến cáo trường hợp này bạn nên nâng cấp gói VPS cao hơn vì CPU quyết định lớn vào khả năng xử lý dữ liệu của VPS.
b. Kiểm tra lượng RAM
Sử dụng lệnh: free -m
Cột "Total" sẽ cho bạn biết tổng lượng RAM bạn có (bao gồm cả phần RAM phụ), VD nếu bạn sử dụng gói 512MB RAM thực và Burst lên 768MB thì bạn sẽ thấy lượng RAM tổng là 768
Cột used sẽ cho biết lượng RAM bạn đã sử dụng và cột free cho biết lượng RAM còn lại.
VPS đang hoạt động tốt là mức RAM tiêu hao đạt từ 1/2 đến 2/3 lượng RAM thực. Nếu lượng RAM bị sử dụng trên 3/4 và có thể đạt mức hết RAM, chúng tôi khuyến cáo trường hợp này bạn cũng nên nâng cấp gói VPS vì RAM quyết định khả năng duy trì hoạt động, nếu lượng RAM bị hết sẽ gây ra tình trạng overload VPS.
c. Kiểm tra uptime
Là thời gian máy chủ hoạt động liên tục, bạn kiểm tra thời gian VPS từ lúc được giao đến lúc kiểm tra mà lớn hơn uptime thì bạn nên báo lại để kiểm tra
Sử dụng lệnh: # uptime
d. Kiểm tra tốc độ ghi ổ cứng:
Sử dụng lệnh: # dd if=/dev/zero of=1GB.tmp bs=1024 count=1M conv=fdatasync
Kết quả báo về sẽ cho biết thời gian copy 1G dữ liệu vào ổ cứng trong bao lâu và tốc độ cóp ( >50Mb/s là tốt, >100Mb/s là rất tốt còn dưới <50MB/s bạn có thể tìm nhà cung cấp khác)
e. Kiểm tra dung lượng ổ cứng:
Sử dụng lệnh: # df -h
C. Lựa chọn Control Pannel
a. Directadmin:
Loại CP: Trả phí, có 2 hình thức là trả phí hàng tháng và trả phí Lifetime. Nếu bạn muốn sử dụng DirectAdmin lâu dài hãy lựa chọn Lifetime.
Sau khi cài đặt, chương trình sẽ sử dụng một lượng Ram là: 170-180Mb
DirectAdmin có hệ thống nâng cấp CP và các ứng dụng (Apache, mail...) tách biệt với nhau nên có thể nâng cấp và cài đặt thêm chương trình một dễ dàng mà không sợ phát sinh lỗi. VD như Firewall, Antivirus...
Giao diện nhẹ, cấu hình và quản lý Webserver, mail... dễ dàng
Mức độ bảo mật: tốt, phù hợp sử dụng làm chia sẻ cho nhiều Website, ít khi bị lỗi, hoặc nếu có lỗi sẽ được vá rất nhanh.
Backup trên DirectAdmin
DirectAdmin hỗ trợ 2 cấp độ AutoBackup là Admin và Reseller. Để backup ở cấp độ admin bạn đăng nhập, ởAdmin Level, chọn Admin Backup/Transfer, sau khi backup xong bản backup sẽ được lưu tại/home/admin/user_backups/. Để backup ở cấp độ Reseller, bạn đăng nhập ở Reseller Level, chọn Manage User Backups, sau khi backup xong, bản backup sẽ được lưu tại /home/admin/user_backups/.
Bước 1 (Step 1): Bạn có thể chọn All Users để backup toàn bộ user hoặc chọn riêng từng user.
Bước 2 (Step 2): Chọn Now nếu muốn backup ngay lập tức, chọn Cron Schedule nếu muốn auto-backup vào những thời gian định sẵn.
VD về cách đặt: Minute: 0, Hour: 5, Day of Month: *, Month: * Day of Week: 0 tức sẽ tự động backup vào 5 giờ sáng ngày chủ nhật, không phân biệt ngày hay tháng mấy.
Bước 3 (Step 3): Chọn vị tí bản backup được lưu, Local tức bản backup được lưu tại máy. Nếu bạn có remote backup, có thể chọn FTP và điền các thông tin IP, Username, password của account FTP backup của bạn.
Bước 4 (Step 4): Thực hiện bấm Submit, nếu bạn chọn backup ngay lập tức thì bạn sẽ chờ một lúc để quá trình backup hoàn thành sẽ có Message System thông báo cho bạn. Nếu bạn chọn auto-backup sau mỗi lần backup hoàn thành sẽ có Message System thông báo cho bạn.
b. Kloxo phiên bản Apache:
Loại CP: miễn phí với 40 tên miền đầu tiên và trả phí với không giới hạn tên miền
Sau khi cài đặt, chương trình sẽ sử dụng một lượng Ram là: 240-250Mb
Kloxo phiên bản này sử dụng Webserver là Apache (đã cài đặt nhiều module), Kloxo quản lý toàn bộ chương trình trên VPS, do vậy khó nâng cấp hay cài đặt thêm hay hiệu chỉnh. Hơn nữa, do tích hợp nhiều chương trình có thể không cần thiết với bạn khiến cho hệ thông phải tiêu hao thêm lượng tài nguyên.
Một số chương trình cài đặt thêm có thể xung đột với chương trình sẵn có của Kloxo khiến hệ thống hoạt động ngừng trệ.
Giao diện hơi nặng, tuy nhiên có thể điều chỉnh để giảm bớt hiệu ứng, có tích hợp nhiều công cụ cấu hình dịch vụ.
Mức độ bảo mật: thấp, không thích hợp lắm với việc chia sẻ nhiều website cho nhiều người khác nhau.
c. Kloxo phiên bản Lighttpd:
Loại CP: giống như bản Apache cũng miễn phí với 40 tên miền đầu tiên và trả phí với không giới hạn tên miền
Sau khi cài đặt, chương trình sẽ sử dụng một lượng Ram là: 50-60Mb
Kloxo phiên bản này sử dụng Webserver là Lighttp, Kloxo cũng quản lý toàn bộ chương trình trên VPS, do vậy khó nâng cấp hay cài đặt thêm, mà phụ thuộc vào nhà cung cấp. Nhưng đổi lại, phiên bản này tiêu hao rất ít tài nguyên.
Các module không được hỗ trợ nhiều như Apache.
Giao diện tương tự bản Kloxo Apache.
Mức độ bảo mật: thấp, không thích hợp lắm với việc chia sẻ nhiều website cho nhiều người khác nhau.
Backup trên Kloxo
Đăng nhập Kloxo, chọn Backup Home để cài đặt chế độ backup cho bạn.
Nếu bạn muốn backup toàn bộ dữ liệu ngay lập tức bạn điền tên cho bản backup tại Backup File Initial String, sau đó nhấn nút Backup Now.
FTP Configuration: Nếu bạn muốn upload bản backup lên một Remote backup bạn hãy điền đủ các thông tin account FTP của bạn. Sau đó tích vào nút Upload Files To Remote Server, như vậy sau mỗi lần backup, bản backup đó sẽ được tự động upload lên Remote backup của bạn.
Schedule Configuration: Tại đây bạn có thể đặt chế độ backup tự động, bạn có thể chọn daily để backup hàng ngày hoặc weekly để backup hàng tuần. Nhập số bản backup gần nhất bạn muốn lưu ở Keep This Many Backups On The Server.
D. Các lệnh
1. Lệnh liên quan đến hệ thống
exit: thoát khỏi cửa sổ dòng lệnh.
logout: tương tự exit.
reboot: khởi động lại hệ thống.
halt: tắt máy.
startx: khởi động chế độ xwindows từ cửa sổ terminal.
mount: gắn hệ thống tập tin từ một thiết bị lưu trữ vào cây thư mục chính.
unmount: ngược với lệnh mount.
/usr/bin/system-config-securitylevel-tui: Cấu hình tường lửa và SELinux
2. Lệnh xem thông tin
cat /proc/cpuinfo: Tìm chi tiết kỹ thuật của CPU
cat /proc/meminfo: Bộ nhớ và trang đổi thông tin
lspci: Xem thông tin mainboard
uname -r: Xem hạt nhân phiên bản
gcc -v: Compiler phiên bản nào tôi đã cài đặt.
/sbin/ifconfig: Xem các địa chỉ IP của bạn.
netstat: xem tất cả các kết nối.
lsmod: Những gì được nạp module hạt nhân
last: xem những ai đã login vào hệ thống
df: Xem dung lượng ổ đĩa cứng
free -m: xem dung lượng sử dụng bộ nhớ
netstat -an |grep :80 |wc -l: xem có bao nhiêu kết nối đến cổng 80
3. Lệnh thao tác trên tập tin
ls: lấy danh sách tất cả các file và thư mục trong thư mục hiện hành.
pwd: xuất đường dẫn của thư mục làm việc.
cd: thay đổi thư mục làm việc đến một thư mục mới.
mkdir: tạo thư mục mới.
rmdir: xoá thư mục rỗng.
cp: copy một hay nhiều tập tin đến thư mục mới.
mv: đổi tên hay di chuyển tập tin, thư mục.
rm: xóa tập tin.
wc: đếm số dòng, số kí tự... trong tập tin.
touch: tạo một tập tin.
cat: xem nội dung tập tin.
vi: khởi động trình soạn thảo văn bản vi.
df: kiểm tra dung lượng đĩa.
du: xem dung lượng đĩa đã dùng cho một số tập tin nhất định
tar -cvzpf archive.tgz /home/example/public_html/folder: nén một thư mục
tar -tzf backup.tar.gz: liệt kê file nén gz
tar -xvf archive.tar: giải nén một file tar
unzip file.zip: giải nén file .zip
wget: download một file.
chown user:user folder/ -R: Đổi owner cho toàn bộ thư mục vào file.
tail 100 log.log: Xem 100 dòng cuối cùng của file log.log.
4. Lệnh khi làm việc trên terminal
clear: xoá trắng cửa sổ dòng lệnh.
date: xem ngày, giờ hệ thống.
find /usr/share/zoneinfo/ | grep -i pst: xem các múi giờ.
ln -f -s /usr/share/zoneinfo/Asia/Ho_Chi_Minh /etc/localtime: Đổi múi giờ máy chủ về múi giờ Việt Nam
date -s "1 Oct 200 9 18:00:00": Chỉnh giờ
cal: xem lịch hệ thống.
5. Lệnh quản lí hệ thống
rpm: kiểm tra gói đã cài đặt hay chưa, hoặc cài đặt một gói, hoặc sử dụng để gỡ bỏ một gói.
ps: kiểm tra hệ thống tiến trình đang chạy.
kill: dừng tiến trình khi tiến trình bị treo. Chỉ có người dùng super-user mới có thể dừng tất cả các tiến trình còn người dùng bình thường chỉ có thể dừng tiến trình mà mình tạo ra.
top: hiển thị sự hoạt động của các tiến trình, đặc biệt là thông tin về tài nguyên hệ thống và việc sử dụng các tài nguyên đó của từng tiến trình.
pstree: hiển thị tất cả các tiến trình dưới dạng cây.
sleep: cho hệ thống ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian.
useradd: tạo một người dùng mới.
groupadd: tạo một nhóm người dùng mới.
passwd: thay đổi password cho người dùng.
userdel: xoá người dùng đã tạo.
groupdel: xoá nhóm người dùng đã tạo.
gpasswd: thay đổi password của một nhóm người dùng.
su: cho phép đăng nhập với tư cách người dùng khác.
groups: hiển thị nhóm của user hiện tại.
who: cho biết ai đang đăng nhập hệ thống.
w: tương tự như lệnh who.
man: xem hướng dẫn về dòng lệnh như cú pháp, các tham số...
Lưu ý: hệ điều hành Linux phân biệt chữ hoa và chữ thường.
(Còn tiếp)
Tenten.vn (đại lý duy nhất tại Việt Nam của Onamae.com-GMO Internet Inc, nhà đăng ký tên miền số 1 Nhật Bản và hàng đầu thế giới ) cung cấp các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực tên miền, hosting,VPS, email server, và thiết kế website.