Tiếp nối nội dung được trình bày ở phần một, phần hai sẽ cung cấp các kiến thức về các Vitamin B6, B11, B12. Như vậy là với hai bài viết, chúng ta đã có cái nhìn toàn diện về các Vitamin nhóm B. Hy vọng rằng các kiến thức được trình bày trong đây sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Vitamin B6 (pyridoxic)
Vitamin B6 là loại vitamin tan trong nước, sau khi tiêu hoá trong vòng 8 tiếng đồng hồ sẽ thải ra ngoài cơ thể, cho nên phải bổ sung bằng thức ăn hoặc thuốc bổ. Trên thực tế, vitamin B6 được hợp thành từ mấy chất, là chất cần thiết để tạo thành kháng thể và hồng cầu, khi ăn những thức ăn đạm cao thì phải tăng thêm lượng vitamin B6. Vì vi khuẩn trong đường ruột có khả năng hợp thành B6, cho nên ăn nhiều rau là rất cần thiết. Ngoài ra, khi tiêu hoá vitamin B12 thì không thể thiếu B6. Vitamin B6 cũng rất cần thiết để tạo ra axit clohyđric và magiê.
Lượng cần thiết mỗi ngày
Lượng cần thiết mỗi ngày của người lớn là 1,6 - 2,0mg. Phụ nữ đang mang thai cần 2,2mg, đang nuôi con bú cần 2,1mg. Vitamin B6 có tác dụng phối hợp với vitamin B2, axit panothenic (B5), vitamin C và magie thì hiệu quả sẽ rất tốt.
Chu kì bổ sung
Vitamin B6 chỉ lưu giữ trong cơ thể 8 tiếng đồng hồ, cho nên phải bổ sung hằng ngày.
Thức ăn chứa vitamin B6
Rau xanh, bia, cám gạo, mạch nha, gan, đậu tương, su hào, gạo lứt, trứng, lạc...
Nhóm người cần vitamin B6
Những người thiếu máu, viêm da, viêm miệng lưỡi đều có liên quan tới việc thiếu vitamin B6.
Những phụ nữ uống thuốc tránh thai cần tăng thêm lượng vitamin B6.
Những người ăn nhiều đạm phải uống thêm vitamin B6.
Chứng thiếu vitamin B6
Nếu thiếu vitamin B6 sẽ sinh ra thiếu máu, viêm da, viêm lưỡi.
Biểu hiện dùng vitamin B6 quá liều lượng. Tác dụng phụ không lớn.
Công dụng
- Điều hoà tiêu hoá, hấp thu protein và lipit.
- Giúp chuyển hóa tryptophan trong axit amin cần thiết thành niacin.
- Phòng chống các bệnh thần kinh, da.
- Chống nôn.
- Thúc đẩy sự hợp thành axit nucleic, chống lão hoá các cơ quan tổ chức trong cơ thể.
- Giảm triệu chứng khô miệng, tiểu khó do uống thuốc chống trầm cảm gây ra.
- Giảm co giật cơ (chuột rút) ban đêm.
- Là thuốc lợi tiểu thiên nhiên.
Vitamin B11 (axit folic)
Đây là loại vitamin vô cùng cần thiết đối với những phụ nữ sắp làm mẹ, chúng không thể thiếu trong việc phân chia tế bào, nó có thể đề phòng cho thai nhi không bị khiếm khuyết về một số hệ thống thần kinh bẩm sinh nào đó và không bị thiếu hồng cầu, bạch cầu, truyền được mật mã di truyền, tránh cho thai nhi khỏi bị dị tật, có ảnh hưởng rất lớn tới sinh mệnh bé nhỏ của đứa trẻ.
Lượng cần thiết mỗi ngày
Người lớn cần mỗi ngày là 180 - 200mg. Phụ nữ mang thai cần gấp đôi. Phụ nữ nuôi con bú trong 6 tháng đầu mỗi ngày cần 280mg, 6 tháng sau mỗi ngày cần 260mg.
Thức ăn chứa vitamin B11
Gan, rau lá màu xanh, sẫm, cà rốt, bí ngô, khoai tây, đậu, chuối tiêu, ốt, quả vỏ cứng, lòng đỏ trứng, dầu gan cá...
Nhóm người cần vitamin B11
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú phải chú ý đặc biệt đến việc tăng thêm lượng vitamin B11.
- Nếu uống rượu thường xuyên thì phải ăn nhiều vitamin B11
- Vitamin C nhiều sẽ làm cho axit folic thải ra nhanh, cho nên những người hấp thu trên 2g vitamin C thì phải tăng thêm lượng axit folic.
- Những người đang uống loại sunphamit, thuốc an thần, thuốc aspirin, hoocmon... thì cần phải tăng thêm lượng axit folic.
Chứng thiếu vitamin B11
Thiếu máu, viêm lưỡi, triệu chứng thần kinh nhẹ như mất ngủ, hay quên, lo lắng bồn chồn.
Vitamin B12 (cabalasìmin)
Vitamin B12 là loại vitamin tương đối đặc biệt, hàm lượng có trong rau rất ít, chủ yếu là có trong thức ăn động vật. Vitamin B12 rất khó được cơ thể hấp thụ trực tiếp, nó phải kết hợp với canxi thì mới có lợi cho hoạt động chức năng của cơ thể.
Lượng cần thiết mỗi ngày
Người lớn mỗi ngày cần 2mg. Phụ nữ mang thai cần 2,2mg, đang cho con bú cần 2,6mg. Hấp thu cùng với canxi và axit folic thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Nguồn thức ăn chứa vitamin B12
Vitamin B12 có trong nội tạng động vật, thịt nạc, cá, trứng, sữa, tảo đỏ, bí ngô...
Nhóm người cần bổ sung vitamin B12
Người già, người ăn chay phải bổ sung vitamin B12. Nếu bạn phải thường xuyên tiếp khách, uống nhiều rượu thì việc bổ sung vitamin B12 là rất quan trọng. Vitamin B12 rất quan trọng và có ích cho bạn trong thời kì kinh nguyệt và trước thời kì kinh nguyệt. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng cần phải bổ sung vitamin B12.
Chứng thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến thiếu máu ác tính, các bệnh về não như trí nhớ giảm, đau đầu, ngây ngô...
Công dụng
- Thúc đẩy hình thành và tái sinh hồng cầu đề phòng thiếu máu.
- Giữ gìn hệ thống thần kinh khoẻ mạnh.
- Thúc đẩy sự trưỏng thành của nhi đồng, tăng sự thèm ăn.
- Chuyển hoá axit béo, làm cho chất béo, đường, đạm được cơ thể sử dụng.
- Giảm lo lắng, tập trung sự chú ý, tăng cường trí nhớ và cảm giác cân bằng.
Có thể bạn muốn xem thêm: Tổng hợp kiến thức về Vitamin nhóm B (phần 1)
Vitamin B6 (pyridoxic)
Vitamin B6 là loại vitamin tan trong nước, sau khi tiêu hoá trong vòng 8 tiếng đồng hồ sẽ thải ra ngoài cơ thể, cho nên phải bổ sung bằng thức ăn hoặc thuốc bổ. Trên thực tế, vitamin B6 được hợp thành từ mấy chất, là chất cần thiết để tạo thành kháng thể và hồng cầu, khi ăn những thức ăn đạm cao thì phải tăng thêm lượng vitamin B6. Vì vi khuẩn trong đường ruột có khả năng hợp thành B6, cho nên ăn nhiều rau là rất cần thiết. Ngoài ra, khi tiêu hoá vitamin B12 thì không thể thiếu B6. Vitamin B6 cũng rất cần thiết để tạo ra axit clohyđric và magiê.
Lượng cần thiết mỗi ngày
Lượng cần thiết mỗi ngày của người lớn là 1,6 - 2,0mg. Phụ nữ đang mang thai cần 2,2mg, đang nuôi con bú cần 2,1mg. Vitamin B6 có tác dụng phối hợp với vitamin B2, axit panothenic (B5), vitamin C và magie thì hiệu quả sẽ rất tốt.
Chu kì bổ sung
Vitamin B6 chỉ lưu giữ trong cơ thể 8 tiếng đồng hồ, cho nên phải bổ sung hằng ngày.
Thức ăn chứa vitamin B6
Rau xanh, bia, cám gạo, mạch nha, gan, đậu tương, su hào, gạo lứt, trứng, lạc...
Nhóm người cần vitamin B6
Những người thiếu máu, viêm da, viêm miệng lưỡi đều có liên quan tới việc thiếu vitamin B6.
Những phụ nữ uống thuốc tránh thai cần tăng thêm lượng vitamin B6.
Những người ăn nhiều đạm phải uống thêm vitamin B6.
Chứng thiếu vitamin B6
Nếu thiếu vitamin B6 sẽ sinh ra thiếu máu, viêm da, viêm lưỡi.
Biểu hiện dùng vitamin B6 quá liều lượng. Tác dụng phụ không lớn.
Công dụng
- Điều hoà tiêu hoá, hấp thu protein và lipit.
- Giúp chuyển hóa tryptophan trong axit amin cần thiết thành niacin.
- Phòng chống các bệnh thần kinh, da.
- Chống nôn.
- Thúc đẩy sự hợp thành axit nucleic, chống lão hoá các cơ quan tổ chức trong cơ thể.
- Giảm triệu chứng khô miệng, tiểu khó do uống thuốc chống trầm cảm gây ra.
- Giảm co giật cơ (chuột rút) ban đêm.
- Là thuốc lợi tiểu thiên nhiên.
Vitamin B11 (axit folic)
Đây là loại vitamin vô cùng cần thiết đối với những phụ nữ sắp làm mẹ, chúng không thể thiếu trong việc phân chia tế bào, nó có thể đề phòng cho thai nhi không bị khiếm khuyết về một số hệ thống thần kinh bẩm sinh nào đó và không bị thiếu hồng cầu, bạch cầu, truyền được mật mã di truyền, tránh cho thai nhi khỏi bị dị tật, có ảnh hưởng rất lớn tới sinh mệnh bé nhỏ của đứa trẻ.
Lượng cần thiết mỗi ngày
Người lớn cần mỗi ngày là 180 - 200mg. Phụ nữ mang thai cần gấp đôi. Phụ nữ nuôi con bú trong 6 tháng đầu mỗi ngày cần 280mg, 6 tháng sau mỗi ngày cần 260mg.
Thức ăn chứa vitamin B11
Gan, rau lá màu xanh, sẫm, cà rốt, bí ngô, khoai tây, đậu, chuối tiêu, ốt, quả vỏ cứng, lòng đỏ trứng, dầu gan cá...
Nhóm người cần vitamin B11
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú phải chú ý đặc biệt đến việc tăng thêm lượng vitamin B11.
- Nếu uống rượu thường xuyên thì phải ăn nhiều vitamin B11
- Vitamin C nhiều sẽ làm cho axit folic thải ra nhanh, cho nên những người hấp thu trên 2g vitamin C thì phải tăng thêm lượng axit folic.
- Những người đang uống loại sunphamit, thuốc an thần, thuốc aspirin, hoocmon... thì cần phải tăng thêm lượng axit folic.
Chứng thiếu vitamin B11
Thiếu máu, viêm lưỡi, triệu chứng thần kinh nhẹ như mất ngủ, hay quên, lo lắng bồn chồn.
Vitamin B12 (cabalasìmin)
Vitamin B12 là loại vitamin tương đối đặc biệt, hàm lượng có trong rau rất ít, chủ yếu là có trong thức ăn động vật. Vitamin B12 rất khó được cơ thể hấp thụ trực tiếp, nó phải kết hợp với canxi thì mới có lợi cho hoạt động chức năng của cơ thể.
Lượng cần thiết mỗi ngày
Người lớn mỗi ngày cần 2mg. Phụ nữ mang thai cần 2,2mg, đang cho con bú cần 2,6mg. Hấp thu cùng với canxi và axit folic thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Nguồn thức ăn chứa vitamin B12
Vitamin B12 có trong nội tạng động vật, thịt nạc, cá, trứng, sữa, tảo đỏ, bí ngô...
Nhóm người cần bổ sung vitamin B12
Người già, người ăn chay phải bổ sung vitamin B12. Nếu bạn phải thường xuyên tiếp khách, uống nhiều rượu thì việc bổ sung vitamin B12 là rất quan trọng. Vitamin B12 rất quan trọng và có ích cho bạn trong thời kì kinh nguyệt và trước thời kì kinh nguyệt. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng cần phải bổ sung vitamin B12.
Chứng thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến thiếu máu ác tính, các bệnh về não như trí nhớ giảm, đau đầu, ngây ngô...
Công dụng
- Thúc đẩy hình thành và tái sinh hồng cầu đề phòng thiếu máu.
- Giữ gìn hệ thống thần kinh khoẻ mạnh.
- Thúc đẩy sự trưỏng thành của nhi đồng, tăng sự thèm ăn.
- Chuyển hoá axit béo, làm cho chất béo, đường, đạm được cơ thể sử dụng.
- Giảm lo lắng, tập trung sự chú ý, tăng cường trí nhớ và cảm giác cân bằng.
Có thể bạn muốn xem thêm: Tổng hợp kiến thức về Vitamin nhóm B (phần 1)