Tổng hợp các cách đăng nhập Win mà quên Pass

Cách 1: Sử Dụng Chính Tài Khoản Admin Trường Hợp Bạn Quên Mật Khẩu Của Tài Khoản Không Phải Tên Administrator

Khởi động lại máy tính và khi Windows hiển thị màn hình Logon, bấm tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del 2
lần, một màn hình login khác sẽ hiện ra. Trong mục Username bạn gõ vào là Administrator. Và mục Password bạn để trống sau đó bấm Enter.

Bình thường khi cài đặt Windows thì mật khẩu của tài khoản Administrator thường được để trống nên bạn có thể dùng cách trên để login vào Windows.Sau khi login được vào Windows, bạn kích phải chuột vào My Computer -> Manage. Một cửa sổ quản trị hiện lên, bạn chọn vào mục Local Users and Groups -> Users. Bên phải sẽ hiển thị ra danh sách của tất cả các tài khoản có trong máy tính của bạn. Chọn tài khoản bạn quên mật khẩu, kích phải chuột chọn Set Password. Sau đó nhập lại Password mới cho tài khoản đó rồi bấm OK.

Khởi động lại máy tính và đăng nhập lại tài khoản với mật khẩu mới là được

Cách 2: Sử Dụng CD Hiren’s Boot V 7.4 Trở Lên
Trường hợp tài khoản quên mật khẩu là Administrator

Bước1

khởI động từ đĩa CD Hiren’s Boot 7.4. Trong menu xuất hiện, chọn NextPassword ToolsActive Password Changer 2.1(NT/2000/XP/2003)

Bước 2

trong cửa sổ Active @ Password Changer, bạn nhấp vào số 2 để chọn mục Search for MS SAM Database(s) on all hard disks and logical drives.
Nhấn Enter

Bước 3

Nếu bạn nhập được thông báo “There is one MS SAM database, press Enter to continue”, hãy nhấn Enter. Chương trình sẽ liệt kê tất cả các user có trên hệ thống Bạn nhấn số 0 để chọn user Administrator. nhấn enter

Bước 4

Nhấn Y, nhấn Enter để xác định nhận việc Reset mật khẩu user Administrator. Chương trình thông báo đã phục hộI mật khẩu thành công, nhấn ESC nhiều lần để thoát khỏI chương trình.
Sau đó khởI động lạI máy. bạn sẽ vào được Windows vớI account Administrator mà không cần mật khẩu nữa

Cách 3:

Sử Dụng Chính Đĩa CD Cài Đặt Windows

Bạn phải chắc là bạn chỉ quên mật khẩu tài khoản đăng nhập của mình và hệ thống của bạn vẫn khởi động bình thường. Bên cạnh đó bạn phải có sẵn trong tay đĩa CD cài đặt Windows XP có thể khởi động được và CD Key cài đặt Windows XP. Thực hiện khôi phục mật khẩu Đưa đĩa CD cài đặt Windows XP vào ổ CD-ROM và khởi động hệ thống của bạn Khi hệ thống yêu cầu bạn bấm một phím bất kỳ để khởi động từ đĩa CD, bạn ấn Enter.

Bạn phải chờ đến khi hệ điều hành tải xong phần chuẩn bị cài đặt, sau đó bạn ấn ENTER để vào tiến trình cài đặt Windows. Ấn F8 khi xuất hiện bản Licensing Agreement. Tại màn hình kế tiếp bạn lựa chọn “Sửa chữa” (Repair) lại hệ điều hành. Sử dụng phím mũi tên lên xuống để lựa chọn đúng hệ điều hành trên đĩa cứng mà bạn cần sửa – ở đây là hệ điều hành mà bạn đã quên mật khẩu. Quá trình Repair bắt đầu khởi động chạy. Trình cài đặt Windows sẽ tiến hành kiểm tra đĩa cứng của bạn và sao chép các tệp tin. Tiến trình này phải mất ít nhất vài phút tuỳ theo tốc độ hệ thống của bạn. Sau quá trình sao chép hệ thống sẽ khởi động lại một lần. Trong quá trình khởi động lần này bạn không được bấm bất kỳ một phím nào hết và phải chờ đến khi trình cài đặt Windows bắt đầu xuất hiện, lần này là với giao diện đồ hoạ vốn có của Windows XP.

Giờ đây bạn phải liên tục chú ý đến góc cuối cùng bên tay trái của màn hình cài đặt khi nào bạn nhìn thấy dòng chữ Installing Devices thì bạn ngay lập tức ấn tổ hợp phím SHIFT+F10. Một cửa sổ nhập lệnh văn bản kiểu DOS xuất hiện và bạn gõ vào lệnh NUSRMGR.CPL rồi ấn ENTER. Bạn sẽ được gì? Bạn sẽ truy cập vào User Accounts của Control Panel và ở đây bạn có thể đổi lại mật khẩu của mình một cách rất đơn giản. Còn nếu bạn không muốn phải nhập mật khẩu trong quá trình đăng nhập thì tại cửa sổ nhập mã lệnh ở trên bạn gõ lệnh control userpasswords2 rồi lựa chọn không cho phép hỏi mật khẩu khi đăng nhập là được. Hoàn tất mọi quá trình bạn đóng cửa sổ và tiếp tục với quá trình cài đặt trong giây lát.

Cách 4:

Cách này được dùng nếu trước đây, khi tạo password trong “User accounts”, bạn đã có thêm vào dòng “Password hint”cụm từ gọi ý trong trường hợp quên password. Khi bạn gõ nhầm password, Windows sẽ nhắc giúp bạn câu này để có thể giúp bạn nhớ lại password.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top