ngan trang
New member
- Xu
- 159
Bài 8 - THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
1. Khái quát về Biển Đông:
- Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477triêụ km2).
- Là biển tương đối kín.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
a. Khí hậu:
- Tạo ra lượng mưa nhiều, độ ẩm tương lớn
- Làm khí hậu nước ta mang tính hải dương nên điều hòa hơn
b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Làm cho địa hình nước ta đa dạng hơn: vịnh, đầm phá, đảo…
- Các hệ sinh thái vùng ven biển cũng đa dạng và giàu có hơn: hệ sinh thái ngập mặn, đất phèn, nước lợ, …
c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Khoáng sản:
+ Quan trọng nhất là Dầu mỏ
+ Ngoài ra còn có khí đốt, cát, ti tan, muối . . .
- Hải sản:
+ đa dang về loài, năng xuất cao sinh học cao.
+ Có nhiều loài hải sản giá trị: tôm, cá, mực…
d. Thiên tai
- Bão thường xuyên xảy ra.
- Sạt lở bờ biển.
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm, hoang mạc hóa đất đai…
--------------------------------------------------------------------------------
Bài 9 - THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
1 Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
a. Tính chất nhiệt đới
- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ luôn dương.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
- Tổng nhiệt khoảng 10.000 giờ/năm
- Tổng số giờ nắng từ 1400-3000 giờ.
c. Lượng mưa, độ ẩm lớn
- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 - 4000mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%.
b. Gió mùa
- Gió mùa mùa đông
+ Nguồn gốc: Từ cao áp Xibia
+ Hướng thổi: đông - bắc
+ Thời gian hoạt động: từ tháng XI-IV.
+ Tính chất: đầu mùa gây lạnh khô cuối mùa gây lạnh ẩm.
+ Phạm vi ảnh hưởng: từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc.
- Gió mùa mùa hạ:
+ Nguồn gốc: Từ các cao áp nam bán cầu.
+ Hướng thổi: Tây - nam
+ Thời gian hoạt động: từ tháng V - X
+ Tính chất: nóng ẩm ở miền nam và khô nóng ở BTB và Tây Bắc.
+ Phạm vi ảnh hưởng: Chủ yếu từ phía nam dãy Bạch Mã trở ra.
2. Các thành phần tự nhiên khác:
a. Địa hình
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
+ Do sườn dốc, địa hình bị cắt xẻ nên dễ bị xói mòn, rửa trôi.
+ Hình thành các dạng địa hình như: hang động, lung lũng…
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu
Các vật liệu ở vùng thượng lưu được vận chuyển và bồi tụ ở các đồng bằng hạ lưu.
b. Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Cả nước có 2360 con sông dài trên 10km.
+ Dọc bờ biển cứ 20km lại có một con sông.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù xa.
+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3
+ Tổng phù xa khoảng 200 triệu tấn.
- Chế độ mưa theo mùa
+ Chia làm hai mùa: mùa mưa và mua khô
+ Chế độ nước thất thường.
c. đất
+ Quá trình feralit hóa diễn ra nhanh.
+ Đất feralit đỏ vàng có tàng dày.
d. Sinh vật
+ Rừng mang tính chất nhiệt đới với nhiều kiểu rừng khác nhau
+ Các loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
3. Ảnh h*ưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống
a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi…
- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định.
b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch, …
- Khó khăn:
+ Sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông
ảnh hưởng tới giao thông, du lịch…
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc qản máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán, rét hại, khô nóng, …
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái
---------------------------------------------------------------------------------
Bài 11 - THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam
a. Phần lãnh thổ phía Bắc:
- Từ dãy núi Bạch Mã trở ra
- Đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 200c.
- Có mùa đông lạnh kéo dài 2-3 tháng.
- Cảnh quan phổ biến là đới rừng gió mùa nhiệt đới.
b. Phần lãnh thổ phía Nam
- Từ dãy Bạch Mã vào
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm
- Nhiệt độ trung bình năm trên 250C
- Phân thành 2 mùa là mưa và khô
- Cảnh quan phổ biến đới rừng gió mùa cận xích đạo
- Thành phần sinh vật mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài
2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây
a. Vùng biển và thềm lục địa:
- Diện tích rộng lớn
- Có quan hệ chặt chẽ với các vùng liền kề
b. Vùng đồng bằng ven biển.
- Thay đổi và có quan hệ chặt chẽ với các vùng liền kề.
- Đ/b Bắc Bộ và Đ/b Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp bằng phẳng.
- Đ/b DHMT hẹp ngang và chia cắt mạnh thành những đồng bằng nhỏ, thềm lục địa hẹp…
c. vùng đồi núi
- Chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng núi.
- Có sự phân hóa giữa ĐB và TB giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao
a. Đai nhiệt đới gió mùa
- Ở miền Bắc cao trung bình dưới 600 - 700m, miền Nam có độ cao 900-1000m.
- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới rõ rệt
b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Miền Bắc có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 – 1000m đến độ cao 2600m.
- Khí hậu mát mẻ mưa nhiều hơn.
c. Đai ôn đới gió mùa trên núi
- Có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
- Khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ >150c, thực vật ôn đới.