ngan trang
New member
- Xu
- 159
BÀI 24 - VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản.
- Có đường bờ biển dài (3260km).
- Có vùng biển rộng lớn khoảng 1 triệu km2.
- Giàu hải trữ lượng khoảng 3,9 - 4,0 tr.tấn
với khooảng 200 loài cá, 100 loài tôm, 1647 loài giáp xác.
- Có 4 ngư trường lớn
- Có nhiều bãi triều đầm phá, rừng…
- Nhiều sông suối kênh rạch, ao hồ…
- Người dân có truyền thống và kinh nghiệm.
- Thị trường cả trong và ngoai nước co nhu cầu lớn về sp thủy sản.
- Chính sách của Đảng và nhà nước đang phát huy tác dụng.
- Khó khăn:
+ Nhiều bão.
+ Phương tiện đánh bắt còn thô sơ, cơ sở chế biến còn hạn chế.
+ Ô nhiễm môi trường, kạn kiệt nguồn thủy sản
b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.
* Tình hình chung
- Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá.
- Sản lượng đạt 3,4 tr.tấn (2005).ư
- Bình quân đạt 42kg/ng
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
*Khai thác thủy sản
- Sản lượng khai thác liên tục tăng đạt 1791 ng.tấn (2005).
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
* Nuôi trồng thủy sản:
- Phát triển mạnh nhất là nuôi tôm.
- Các vùng nuôi nhiều tôm: ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và ĐBSH.
2. Ngành lâm nghiệp
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
+ Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành CN
+ Chống xói mòn đất
+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
b) Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều
- Rừng phòng hộ
- Rừng đặc dụng
- Rừng sản xuất
c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Trồng rừng
- Khai thác và chế biến lâm sản
- Các sản phẩm quan trọng nhất : gỗ tròn, gỗ xẻ, ván…
- Có nhiều nhà máy chế biến giấy như Bãi Bằng, Tân Mai…
BÀI 25 - TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
- Nhân tố TN:
+ Sự phân hóa ĐKTN và TNTN tạo nền chung cho TCLTNN
+ Chi phối sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp cổ truyền.
- Nhân tố KT-XH: Chi phối mạnh sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp hàng hoá.
2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta
- Trung du và MNPB
- Đồng Bằng Sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Tây nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng Bằng Sông Cửu Long
3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:
a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính
- Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, kinh tế nông thôn
- Đang có những thay đổi trong cơ cấu sp nông nghiệp giữa các vùng.
b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sàn xuất hàng hoá.
- Phát triển từ kinh tế hộ gia đình.
- Đang có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng và hướng chuyên môn hóa.
- Các vùng có phát triển nhiều trang trại: ĐBSCL, ĐNB, ĐBSH
BÀI 26 - CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
- Khái niệm: CCCN là tỷ trọng giá trị sx của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành CN.
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng:
+ Có 3 nhóm ngành với 29 ngành CN: CN khai thác, CN chế biến, CN sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước.
+ Xuất hiện các ngành CN trọng điểm.
+ CN trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kt cao, tác động mạnh tới các ngành khác.
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:
+ Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.
+ Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
- Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.
2. Cơ cấu CN theo lãnh thổ:
- Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
+ ĐBSH và phụ cận là một trong những khu vực có mức độ tập trung CN cao nhất
+ ĐNB là vùng có mức độ tập trung CN cao nhất cả nước.
+ Duyên hải miền Trung với mức độ thấp hơn . Quan trong nhất là Đà Nẵng
+ Các vùng còn lại CN chậm phát triển
- Sự phân hóa lãnh thổ CN chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Các vùng CN phát triển thường gắn với các điều kiện như vị trí, tài nguyên, lao động…
+ Ngược lại các vùng CN chậm phát triển do vị trí không thuận lợi, thiếu vốn, GTVTkhó khăn...
3. Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế:
- Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc bao gồm:
+ Khu vực nhà nước
+ Khu vực ngoài NN
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
- Xu hướng chung:
+ Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước
+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.